VNR Content
Pearl
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm đạt gần 7,75 triệu tấn với trị giá gần 2,36 tỷ USD, tăng 2,3% về lượng nhưng giảm 11,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Giá nhập khẩu ghi nhận mức giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, đạt trung bình 304 USD/tấn.
Trong 10 tháng đầu năm, Brazil, Arghentina và vẫn là 3 thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam với thị phần lần lượt là 38,03%; 38,02% và 15,25%.
Đáng nói trong 3 thị trường lớn nhất này, ngô nhập khẩu từ Ấn Độ đang ghi nhận mức giá nhập khẩu sụt giảm mạnh so với năm trước trong khi sản lượng tăng vọt. Cụ thể trong 10 tháng, nhập khẩu ngô từ Ấn Độ đạt hơn 1,1 triệu tấn với trị giá hơn 366 triệu USD, tăng 74% về lượng và tăng 63% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá nhập khẩu bình quân đạt 308 USD/tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh gạo và đường, ngô là một trong những báu vật từ thiên nhiên của quốc gia này. Hiện nay Ấn Độ là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới về sản lượng ngô. Trong niên vụ 2021-2022, quốc gia này đã sản xuất được 33,73 triệu tấn ngô, thu về hơn 1,2 tỷ USD. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính trong niên vụ 2022-2023, sản lượng ngô của quốc gia này sẽ đạt mức 36 triệu tấn.
Bước sang năm 2023, hiện tượng thời tiết El Nino đã ảnh hưởng đến sản lượng các mặt hàng nông sản, buộc quốc gia này phải ban hành lệnh cấm xuất khẩu, một trong số đó có gạo - mặt hàng lương thực quan trọng của thế giới. Chính phủ nước này cũng đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đường vô thời hạn để hạn chế giá tăng vì gió mùa kém có thể ảnh hưởng đến sản lượng mía ở hai bang sản xuất chính là Maharashtra và Karnataka. Tháng 8 vừa qua là một tháng rất khô hạn, do đó gây căng thẳng cho vụ mía ở bang Karnataka và Maharashtra.
Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT cho biết, tính đến đầu năm 2022, tổng diện tích trồng ngô ở Việt Nam dao động từ 900.000 -1,1 triệu ha. Việt Nam là nước nông nghiệp “có tiếng”, là 1 trong gần 30 nước canh tác ngô trên toàn cầu nhưng lại trong nhóm 5 quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, nước ta đã chi hàng tỷ USD để nhập khẩu ngô về làm thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bởi vậy ngô là mặt hàng quan trọng đối với các ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.
Tính riêng nhóm hàng thức ăn chăn nuôi, trong 10 tháng đầu năm, mặt hàng này đã thu về cho nước ta 1,01 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022, xếp thứ 8 trong số 11 mặt hàng ghi nhận tăng trưởng dương tính đến hết tháng 10. Bên cạnh đó là nhóm hàng thủy sản. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết,10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt gần 7,5 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Hai mặt hàng này đã cho thấy ngô đóng vai trò quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, ngô cũng là nguyên liệu của các sản phẩm chế biến khác, trong đó có bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc,...
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã dự báo tiêu thụ ngô của nước ta trong niên vụ 2023/24 sẽ tăng lên mức 14,5 triệu tấn, được thúc đẩy bởi nhu cầu của ngành chăn nuôi. Việt Nam là một trong hai quốc gia có khối lượng nhập khẩu ngô tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và cũng nhà nhập khẩu ngô lớn nhất trong khu vực kể từ niên vụ 2018/19.
Giá nhập khẩu ghi nhận mức giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, đạt trung bình 304 USD/tấn.
Trong 10 tháng đầu năm, Brazil, Arghentina và vẫn là 3 thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam với thị phần lần lượt là 38,03%; 38,02% và 15,25%.
Đáng nói trong 3 thị trường lớn nhất này, ngô nhập khẩu từ Ấn Độ đang ghi nhận mức giá nhập khẩu sụt giảm mạnh so với năm trước trong khi sản lượng tăng vọt. Cụ thể trong 10 tháng, nhập khẩu ngô từ Ấn Độ đạt hơn 1,1 triệu tấn với trị giá hơn 366 triệu USD, tăng 74% về lượng và tăng 63% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá nhập khẩu bình quân đạt 308 USD/tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh gạo và đường, ngô là một trong những báu vật từ thiên nhiên của quốc gia này. Hiện nay Ấn Độ là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới về sản lượng ngô. Trong niên vụ 2021-2022, quốc gia này đã sản xuất được 33,73 triệu tấn ngô, thu về hơn 1,2 tỷ USD. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính trong niên vụ 2022-2023, sản lượng ngô của quốc gia này sẽ đạt mức 36 triệu tấn.
Bước sang năm 2023, hiện tượng thời tiết El Nino đã ảnh hưởng đến sản lượng các mặt hàng nông sản, buộc quốc gia này phải ban hành lệnh cấm xuất khẩu, một trong số đó có gạo - mặt hàng lương thực quan trọng của thế giới. Chính phủ nước này cũng đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đường vô thời hạn để hạn chế giá tăng vì gió mùa kém có thể ảnh hưởng đến sản lượng mía ở hai bang sản xuất chính là Maharashtra và Karnataka. Tháng 8 vừa qua là một tháng rất khô hạn, do đó gây căng thẳng cho vụ mía ở bang Karnataka và Maharashtra.
Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT cho biết, tính đến đầu năm 2022, tổng diện tích trồng ngô ở Việt Nam dao động từ 900.000 -1,1 triệu ha. Việt Nam là nước nông nghiệp “có tiếng”, là 1 trong gần 30 nước canh tác ngô trên toàn cầu nhưng lại trong nhóm 5 quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, nước ta đã chi hàng tỷ USD để nhập khẩu ngô về làm thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bởi vậy ngô là mặt hàng quan trọng đối với các ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã dự báo tiêu thụ ngô của nước ta trong niên vụ 2023/24 sẽ tăng lên mức 14,5 triệu tấn, được thúc đẩy bởi nhu cầu của ngành chăn nuôi. Việt Nam là một trong hai quốc gia có khối lượng nhập khẩu ngô tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và cũng nhà nhập khẩu ngô lớn nhất trong khu vực kể từ niên vụ 2018/19.