Việt Nam xuất hiện loài rết mới lần đầu tiên được ghi nhận, dài đến 6,5 cm

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Các nhà khoa học Việt Nam vừa công bố phát hiện một loài rết mới, Scolopendra pinguis Pocock, 1891, tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là lần đầu tiên loài rết này được ghi nhận tại Việt Nam, nâng tổng số loài rết được tìm thấy ở nước ta lên con số 9.

Scolopendra pinguis thuộc họ rết Scolopendridae, có kích thước trung bình khoảng 5,5cm, cá biệt có thể đạt 6,5cm. Điểm đặc biệt của loài này là các đốt râu đầu tiên không có lông, trong khi các đốt sau được bao phủ bởi lớp lông tơ nhỏ. Phần đầu có màu xanh đậm chuyển dần sang vàng nhạt ở phía sau. Các chi cuối cùng của loài rết này dài và mảnh.

1730099674238.png


Trước phát hiện này, Scolopendra pinguis chỉ được ghi nhận ở Myanmar, Thái Lan và Lào. Phát hiện mới tại Phong Nha - Kẻ Bàng cho thấy loài này phân bố rộng hơn ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời khẳng định sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng đá vôi nơi đây.

Điều thú vị là các mẫu vật thu thập tại Phong Nha - Kẻ Bàng có những khác biệt nhỏ so với các cá thể được tìm thấy ở Thái Lan và Lào. Cụ thể, trên lưng và bụng của rết ở Việt Nam xuất hiện các lỗ nhỏ rải rác, trong khi các mẫu vật ở Lào và Thái Lan không có đặc điểm này. Điều này cho thấy sự đa dạng hình thái và di truyền của loài trong các quần thể khác nhau.

1730099692209.png


Các mẫu vật Scolopendra pinguis đang được bảo quản tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để phục vụ nghiên cứu chi tiết. Các nhà khoa học tin rằng khu hệ rết tại Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều loài chưa được khám phá và hứa hẹn sẽ mang đến nhiều phát hiện mới trong tương lai.

Tuy nhiên, phát hiện mới này cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng săn bắt rết trái phép tại Việt Nam. Rết lớn, đặc biệt là giống Scolopendra, thường bị săn bắt để phục vụ nhu cầu làm thuốc, sinh vật cảnh hoặc thức ăn cho động vật. Điều này đang đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của nhiều loài rết quý hiếm. Do đó, việc bảo vệ rết và môi trường sống của chúng là nhiệm vụ cấp bách, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top