Với Sony, Spider-Man còn quan trọng hơn cả 1 bom tấn chiếu rạp

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Cuộc chiến streaming video đang ngày càng nóng với sự đầu tư của 2 phe Big Tech và studio Hollywood. Một bên do Netflix dẫn đầu với hai công ty công nghệ lớn khác là Amazon và Apple; bên kia là nhóm các studio hàng đầu Hollywood có Disney dẫn đầu, cùng với Universal, Warner Bros., Paramount. Cuộc chiến này sẽ cần những món vũ khí có sức nặng thực sự, nếu muốn chiếm được nhiều ưu thế. Nhưng ngay cả khi bạn không tham gia cuộc chiến streaming video, vẫn cần có những “con bài tẩy” để thu lợi lớn từ cuộc chiến này. Bạn hẳn đã nghe về Spider-Man: No Way Home, bom tấn đang khuynh đảo các rạp chiếu với doanh thu bán vé đã vượt 1 tỷ USD. Bộ phim được sản xuất bởi Sony Pictures, người duy nhất trong nhóm Big 5 Hollywood đứng ngoài cuộc chiến streaming video. Theo Chủ tịch Tony Vinciquerra của công ty, họ “cam kết duy trì hình thức phát hành độc quyền tại rạp”. Một chiến lược tương phản với các ông lớn Hollywood khác.

Cục diện Hollywood

Tại kinh đô điện ảnh thế giới, có 1 nhóm các studio lớn được gọi là Big 5 Hollywood, bao gồm các công ty lớn nhất ngành điện ảnh. Đó là Disney, Warner Bros., Paramount, Universal và Sony. Ngoại trừ Sony đã tuyên bố trung thành với hình thức chiếu rạp truyền thống, các hãng còn lại đều sở hữu 1 dịch vụ streaming video riêng. Do vậy, họ luôn phải quyết định xem dự án này nên được phát hành như thế nào để tối ưu nguồn lực.
Với Sony, Spider-Man còn quan trọng hơn cả 1 bom tấn chiếu rạp
Những studio lớn nhất Hollywood, sau khi 20th Century Fox được bán, chỉ còn lại Big 5 Hollywood: Disney, Warner Bros., Paramount, Universal và Sony Warner Bros. đã thông báo kế hoạch phát hành cho toàn bộ phim năm 2021 là song song với dịch vụ HBO Max. Các phim được lên lịch chiếu tại rạp cùng ngày với phát trực tuyến trên đây. Disney đã thử nghiệm hình thức này với Black Widow nhưng rồi phải nhận kết cục không mấy tốt đẹp. Họ vướng vào lùm xùm kiện tụng với ngôi sao Scarlett Johansson. Nhìn chung, hầu như các studio vẫn phải phụ thuộc vào hình thức chiếu rạp, chưa thể dứt bỏ để chuyển trọng tâm sang trực tuyến hoàn toàn. Warner Bros. mới đây thông báo sẽ sớm quay lại hình thức truyền thống trong năm 2022, còn Disney cũng mang Shang-Chi, Eternals, Encanto, The Last Duel,... lần lượt ra rạp. Một khung thời gian mới được hình thành là 45 ngày chiếu độc quyền, trước khi đem lên các nền tảng streaming. Chung quy lại, các studio vẫn cần rạp chiếu phim như 1 đối tác phát hành quan trọng hơn dịch vụ trực tuyến của họ.

Kẻ đứng ngoài cuộc

Tuy nhiên, Sony đã không đi theo xu hướng đó. Sau khi đóng cửa bớt 1 số dịch vụ streaming video, gồm cả PlayStation Vue năm 2019, Sony đã chọn trở thành 1 nhà cấp phép thay vì 1 chiến binh trong cuộc chiến streaming này. Hướng đi càng được bộc lộ rõ khi công ty ký thỏa thuận với Netflix và Disney. Ước tính, 2 thỏa thuận này có tổng giá trị khoảng 3 tỷ USD, theo WSJ.
Với Sony, Spider-Man còn quan trọng hơn cả 1 bom tấn chiếu rạp
Sony đang là nhà sản xuất được các dịch vụ streaming video săn đón Đó là còn chưa bao gồm 50 triệu USD mà Sony đã kí với Netflix năm 2019, mua bản quyền phát sóng Steinfeld. Các dịch vụ streaming video Apple, Amazon, Hulu và HBO Max đều có những hợp đồng sản xuất ký riêng với Sony. Công ty đồng ý sản xuất những đầu phim phát hành độc quyền trên nền tảng đối tác. Đó là các TV series ăn khách như For All Mankind cho Apple TV+, The Boys cho Amazon Prime Video (đã mở rộng thêm 2 phần spin-off khác), The Last of Us cho HBO Max. Chưa kể các hợp đồng sản xuất cho đối tác hàng đầu của công ty là Netflix, đang phát sóng những TV series sản xuất bởi Sony như Cobra Kai, The Crown, Sex Education,... Sony tránh trở thành 1 hãng cung cấp dịch vụ streaming video cạnh tranh trực tiếp với những công ty khác. Thay vào đó, họ tập trung vào 1 thị trường ngách là hoạt hình anime thông qua thương vụ thâu tóm Funimation hơn 150 triệu USD năm 2017 và Crunchyroll gần 1,2 tỷ USD. Có vẻ hợp lý khi xét đến thư viện anime đồ sộ của Sony cũng như cộng đồng game thủ họ đang có. Ngoài ra, Sony còn thâu tóm 1 dịch vụ streaming video khác cũng chỉ tập trung vào nhóm khách hàng nhỏ - Pure Flix. Dịch vụ chuyên cung cấp phim có chủ đề về đức tin, tôn giáo. Rất thích hợp khi trong tay Sony đã có sẵn 1 studio chuyên về dòng phim này Affirm Films.
Với Sony, Spider-Man còn quan trọng hơn cả 1 bom tấn chiếu rạp
Trong năm vừa qua, Sony đã chi 1,2 tỷ USD mua lại dịch vụ streaming anime lớn nhất bên ngoài Nhật Bản

Kẻ đi buôn nội dung

Đứng bên ngoài cuộc chiến giữa 2 phe Big Tech và Hollywood, Sony có thể khuếch đại giá trị thư viện nội dung lên cực đại. Họ ở 1 vị trí rất tốt trên bàn đàm phán khi là nhà sản xuất duy nhất có thể tạo ra nội dung chất lượng đẳng cấp studio hàng đầu Hollywood. Từ đó thu hút các công ty Apple, Amazon, Netflix đổ xô tìm đến hợp tác. Tom Rothman, CEO kiêm chủ tịch Sony Pictures nói trong 1 cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi vô cùng hài lòng khi có thể chào bán nội dung cho ai trả giá cao nhất”. Như vậy, Sony cần có những sản phẩm chất lượng để tăng thêm uy tín nhằm kích thích giá thầu lên cao hơn. Một bộ phim có thành tích ấn tượng tại phòng vé sẽ làm tăng thêm giá trị Sony trong mắt đối tác. Ở đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy ý nghĩa to lớn của thương hiêu Spider-Man trong tay họ. Theo trang thống kê The Numbers, Spider-Man là thương hiệu điện ảnh ăn khách thứ 6 trong ngành công nghiệp.

Sức nặng của thương hiệu Người Nhện

Bộ phim Spider-Man: No Way Home đang oanh tạc phòng vé là kết quả 1 thỏa thuận hợp tác giữa Sony và Disney. Từ năm 1999, Sony đã bỏ tiền ra mua lại quyền khai thác nhân vật Spider-Man trên màn ảnh. Sau khi Marvel Studios được mua lại bởi Disney, 2 tập đoàn bắt đầu đàm phán với nhau nhằm tìm tiếng nói chung để cùng khai thác nhân vật tiềm năng nhất của Marvel.
Với Sony, Spider-Man còn quan trọng hơn cả 1 bom tấn chiếu rạp
Sony và Disney ký thỏa thuận hợp tác, cùng khai thác nhân vật Spider-Man trên màn ảnh Đây hiển nhiên là 1 mối quan hệ mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Người Nhện có thể tham gia Vũ trụ Điện ảnh Marvel của Disney, trong khi các nhân vật Marvel không do Sony nắm bản quyền có thể cameo trong phim Người Nhện. Dựa vào sức hút của MCU lẫn Spider-Man, hai công ty sẽ cùng kiếm về hàng tỷ USD. Hai phần Homecoming Far From Home đều đem về doanh thu khả quan. Còn ở phần 3 của trilogy do diễn viên Tom Holland thủ vai, No Way Home đã kiếm được hơn 1 tỷ USD và là tác phẩm duy nhất trong năm 2021 đạt đến mốc này, ngay giữa đại dịch. Theo các nhà phân tích, bộ phim có thể kết thúc trình chiếu với 1,7 đến 1,8 tỷ USD tiền bán vé. Ước tính từ Deadline cho thấy, No Way Home là dự án thành công nhất lịch sử Sony Pictures, cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Lợi nhuận ròng có thể lên tới 610 triệu USD, cao hơn nhiều bom tấn khác như Jumanji: Welcome to the Jungle (305,7 triệu USD), Star Wars - Episode VIII: The Last Jedi (417,5 triệu USD), Star Wars - Episode IX: The Rise of Skywalker (300 triệu USD), Avengers: Infinity War (500 triệu USD). Thành công của No Way Home nói riêng và thương hiệu Người Nhện nói chung có ý nghĩa quan trọng với chiến lược của Sony Pictures. Không phải ngẫu nhiên mà cả Netflix lẫn Disney đều muốn có thư viện phim Sony trên nền tảng của mình. Spider-Man giúp làm tăng đáng kể giá trị của các bản hợp đồng mà Sony có thể kí kết trong tương lai.

Tài nguyên giải trí phong phú

Dù vậy, Spider-Man không có nghĩa là tài sản trí tuệ (IP) duy nhất của Sony. Theo WSJ nhận định, số phận của tập đoàn Nhật Bản hầu như không bị định đoạt bởi chỉ Spider-Man. Thực tế, lĩnh vực giải trí đang là hoạt động kinh doanh lớn nhất của tập đoàn từng 1 thời nổi tiếng với Walkman, Vaio hay TV. Từng là cái tên vang danh toàn cầu với sản phẩm điện tử, giờ thì một nửa nguồn thu Sony Group lại đến từ các đơn vị trò chơi điện tử (kinh doanh PlayStation), âm nhạc và điện ảnh. Tỉ lệ đóng góp của lĩnh vực giải trí đã tăng mạnh so với chỉ 1/3 cách đây một thập kỷ. Cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu nguồn thu Sony. Nhà phân tích truyền thông kỳ cựu Doug Creutz lưu ý rằng, tài sản trí tuệ (IP) của họ ở các ngành trò chơi điện tử, âm nhạc, phim điện ảnh và phim truyền hình “cung cấp 1 lợi thế độc đáo cho nỗ lực khai thác trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau”. Theo ông, giá trị nội tại của tập đoàn Nhật Bản vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức.
Với Sony, Spider-Man còn quan trọng hơn cả 1 bom tấn chiếu rạp
Ngoài Spider-Man, Sony vẫn còn 1 số IP giá trị khác: Bad Boys, Karate Kid, Jumanji, Ghostbuster... Ví dụ với Sony Pictures, ngoài Spider-Man đã rất nổi tiếng và ngày càng bành trướng, họ vẫn còn những IP khác đang được khai thác tốt như Jumanji, Bad Boys,... Năm 2020, Bad Boys For Life trở thành phim Mỹ ăn khách nhất toàn cầu. Sắp tới là hàng loạt dự án chuyển thể video game lên phim, hợp tác với PlayStation Productions để mang các trò chơi PlayStation lên phim. Một sự bổ sung tuyệt vời cho thư viện phim Sony. Ngoài ra, họ còn là hãng thu âm lớn thứ 2 thế giới, một trong những nhà sản xuất và phân phối anime lớn nhất. Vừa rồi, bộ phim Demon Slayer The Movie: Mugen Train của công ty con Aniplex đã trở thành phim có doanh thu cao nhất năm 2020, thu về hơn 500 triệu USD tiền bán vé. Trong khi đó, bộ phận video game vẫn đang loay hoay với việc thiếu hàng máy chơi game PS5 trên toàn cầu. Nguồn: WSJ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top