Trước phản ánh của Viettel về việc VETC dán chồng thẻ thẻ Etag lên xe đã có thẻ Epass, đến nay con số đã lên đến 40.000 xe, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho hay, hiện chưa có chế tài để xử phạt hành vi này. Bởi vậy, trước mắt Cơ quan này đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ nghiêm túc rút kinh nghiệm, tuân thủ quy trình dán thẻ, khi thay thẻ phải báo cho bên còn lại biết.
Hiện, Tổng cục đã yêu cầu hai nhà cung cấp dịch vụ báo cáo số liệu cụ thể trước ngày 15/8. Trên cơ sở báo cáo, Tổng cục sẽ báo cáo Bộ GTVT biện pháp xử lý.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang nghiên cứu đề xuất Bộ GTVT đang xem xét sửa đổi theo hướng quy định chặt chẽ hơn các mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động thu phí điện tử không dừng, từ đó sẽ có chế tài xử phạt cụ thể.
Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa có văn bản gửi Bộ GTVT báo cáo việc có gần 40.000 xe đã dán thẻ ePass bị Công ty VETC dán chồng thẻ Etag, gây thiệt hại và lỗi khi xe qua trạm thu phí.
Nội dung công văn nêu rõ có rất nhiều xe đã được đấu nối thẻ định danh ePass của Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC - thành viên của Tập đoàn Viettel), nhưng Công ty TNHH thu phí tự động VETC vẫn tiếp tục mời chào và đấu nối thêm thẻ Etag lên xe.
Mặc dù VDTC đã 3 lần báo cáo với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan này sau đó đã thành lập đoàn kiểm tra công tác dán thẻ (tháng 5/2022) sau đó yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng (ETC) thực hiện đấu nối, dán thẻ đúng theo quy định nhưng Viettel cho biết hiện trạng trên không được Công ty VETC chấm dứt mà ngày càng có hiện tượng gia tăng. Tổng cộng đã có gần 40.000 xe đã dán thẻ ePass bị dán chồng thẻ Etag.
Viettel cho rằng việc dán chồng thẻ là vi phạm điều 10, Quyết định 19/2020 của Thủ tướng quy định một xe chỉ được đấu nối với một tài khoản giao thông, một thẻ định danh.
Việc dán chồng thẻ là không tuân thủ quy chế phối hợp trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ ETC theo hợp đồng kết nối hệ thống ETC giữa Công ty VDTC và Công ty VETC. Đồng thời gây lãng phí nguồn lực chung của xã hội về nhân lực, chi phí.
Theo tính toán của Viettel, với gần 40.000 xe đã dùng dịch vụ ETC qua thẻ ePass bị dán chồng thẻ gây thiệt hại hơn 6,7 tỉ đồng (tính theo giá trị mỗi thẻ là 120.000 đồng) và chi phí nhân công dán mỗi thẻ 50.000 đồng.
Mặt khác, khi 1 xe dán 2 thẻ sẽ làm xung đột về kỹ thuật, gây lỗi khi xe qua trạm thu phí do không nhận và đọc được đúng thẻ. Việc này gây khó khăn trong việc hậu kiểm, đối soát và dẫn tới phản ứng tiêu cực của các chủ xe về hệ thống, chất lượng dịch vụ khi đi qua các trạm thu phí ETC.
Theo fanpage Thông tin Chính phủ, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Tổng cục đã thành lập đoàn kiểm tra công tác dán thẻ của 2 nhà cung cấp dịch vụ và xác nhận có tình trạng dán chồng 2 thẻ trên xe ô tô.
Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định việc dán chồng thẻ xảy ra ở cả hai nhà cung cấp dịch vụ.
Qua kiểm tra xác suất dữ liệu đấu nối thẻ đầu cuối, mở tài khoản dịch vụ thu phí không dừng của 9 phương tiện được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty cổ phần giao thông số Việt Nam (VDTC) cho thấy, cả 2 nhà cung cấp dịch vụ đều có tình trạng dán thẻ, mở tài khoản cho phương tiện đã đăng ký mở tài khoản của bên còn lại.
Trong số này có 6 phương tiện Công ty VDTC mở tài khoản trước, Công ty TNHH thu phí tự động VETC mở tài khoản chèn sau. Có 3 phương tiện Công ty VETC đã mở tài khoản trước, Công ty VDTC mở tài khoản chèn sau.
Nguyên nhân có thể là do khách hàng đã dán thẻ lâu ngày, bị bong tróc, nhà cung cấp dịch vụ làm thủ tục dán lại thẻ chứ không có chuyện bóc thẻ của nhà cung cấp dịch vụ này dán bằng thẻ của nhà cung cấp dịch vụ khác.
Hiện, Tổng cục đã yêu cầu hai nhà cung cấp dịch vụ báo cáo số liệu cụ thể trước ngày 15/8. Trên cơ sở báo cáo, Tổng cục sẽ báo cáo Bộ GTVT biện pháp xử lý.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang nghiên cứu đề xuất Bộ GTVT đang xem xét sửa đổi theo hướng quy định chặt chẽ hơn các mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động thu phí điện tử không dừng, từ đó sẽ có chế tài xử phạt cụ thể.
Nội dung công văn nêu rõ có rất nhiều xe đã được đấu nối thẻ định danh ePass của Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC - thành viên của Tập đoàn Viettel), nhưng Công ty TNHH thu phí tự động VETC vẫn tiếp tục mời chào và đấu nối thêm thẻ Etag lên xe.
Mặc dù VDTC đã 3 lần báo cáo với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan này sau đó đã thành lập đoàn kiểm tra công tác dán thẻ (tháng 5/2022) sau đó yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng (ETC) thực hiện đấu nối, dán thẻ đúng theo quy định nhưng Viettel cho biết hiện trạng trên không được Công ty VETC chấm dứt mà ngày càng có hiện tượng gia tăng. Tổng cộng đã có gần 40.000 xe đã dán thẻ ePass bị dán chồng thẻ Etag.
Viettel cho rằng việc dán chồng thẻ là vi phạm điều 10, Quyết định 19/2020 của Thủ tướng quy định một xe chỉ được đấu nối với một tài khoản giao thông, một thẻ định danh.
Việc dán chồng thẻ là không tuân thủ quy chế phối hợp trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ ETC theo hợp đồng kết nối hệ thống ETC giữa Công ty VDTC và Công ty VETC. Đồng thời gây lãng phí nguồn lực chung của xã hội về nhân lực, chi phí.
Theo tính toán của Viettel, với gần 40.000 xe đã dùng dịch vụ ETC qua thẻ ePass bị dán chồng thẻ gây thiệt hại hơn 6,7 tỉ đồng (tính theo giá trị mỗi thẻ là 120.000 đồng) và chi phí nhân công dán mỗi thẻ 50.000 đồng.
Mặt khác, khi 1 xe dán 2 thẻ sẽ làm xung đột về kỹ thuật, gây lỗi khi xe qua trạm thu phí do không nhận và đọc được đúng thẻ. Việc này gây khó khăn trong việc hậu kiểm, đối soát và dẫn tới phản ứng tiêu cực của các chủ xe về hệ thống, chất lượng dịch vụ khi đi qua các trạm thu phí ETC.
Theo fanpage Thông tin Chính phủ, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Tổng cục đã thành lập đoàn kiểm tra công tác dán thẻ của 2 nhà cung cấp dịch vụ và xác nhận có tình trạng dán chồng 2 thẻ trên xe ô tô.
Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định việc dán chồng thẻ xảy ra ở cả hai nhà cung cấp dịch vụ.
Qua kiểm tra xác suất dữ liệu đấu nối thẻ đầu cuối, mở tài khoản dịch vụ thu phí không dừng của 9 phương tiện được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty cổ phần giao thông số Việt Nam (VDTC) cho thấy, cả 2 nhà cung cấp dịch vụ đều có tình trạng dán thẻ, mở tài khoản cho phương tiện đã đăng ký mở tài khoản của bên còn lại.
Trong số này có 6 phương tiện Công ty VDTC mở tài khoản trước, Công ty TNHH thu phí tự động VETC mở tài khoản chèn sau. Có 3 phương tiện Công ty VETC đã mở tài khoản trước, Công ty VDTC mở tài khoản chèn sau.
Nguyên nhân có thể là do khách hàng đã dán thẻ lâu ngày, bị bong tróc, nhà cung cấp dịch vụ làm thủ tục dán lại thẻ chứ không có chuyện bóc thẻ của nhà cung cấp dịch vụ này dán bằng thẻ của nhà cung cấp dịch vụ khác.