VNR Content
Pearl
Hôm qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt 2 tỷ ống tiêm vào năm 2022, dẫn đến nguy cơ làm chậm đi đáng kể nỗ lực phủ vắc-xin toàn cầu nếu hoạt động sản xuất không nhanh chóng được cải thiện.
Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt này là hệ quả của các chiến dịch tiêm vắc-xin COVID-19 đang diễn ra hết sức quyết liệt, với số lượng ống tiêm được sử dụng trên khắp thế giới vượt con số thông thường đến hàng tỷ chiếc, qua đó làm cạn kiệt nguồn cung toàn cầu.
Lisa Hedman, cố vấn cấp cao của WHO về tiếp cận thuốc và các sản phẩm y tế, cho biết nguồn cung vắc-xin COVID-19 đã có dấu hiệu khởi sắc, và nguồn cung ống tiêm cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu tiêm vắc-xin như hiện nay.
“Chúng tôi đang thực sự quan ngại rằng thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ống tiêm, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như làm chậm đi những nỗ lực tạo miễn dịch toàn cầu” - bà nói.
“Tuỳ thuộc vào cách tần suất tiêm và số lượng vắc-xin được sử dụng, mức thiếu hụt có thể giao động từ 1 tỷ đến 2 tỷ ống tiêm”.
Được biết, cho đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 7,25 tỷ liều vắc-xin COVID-19 được sử dụng trên toàn cầu. Con số này gần gấp đôi số liều vắc-xin được tiêm định kỳ mỗi năm - và gấp đôi số lượng ống tiêm cần đến.
Hedman nói rằng một hệ quả nghiêm trọng của thiếu hụt ống tiêm là gây chậm trễ cho quy trình tiêm vắc-xin định kỳ, có thể tác động đến tình hình y tế công cộng “trong nhiều năm sắp tới” nếu thế hệ trẻ em sau này không được tiêm vắc-xin cần thiết đúng hạn định.
Thiếu hụt ống tiêm còn dẫn đến tình trạng tái sử dụng ống và kim tiêm mà không đảm bảo các quy tắc về khử trùng.
Hedman cho biết tình hình nguồn cung ống tiêm sẽ còn tệ hơn nữa nếu gặp phải những vấn đề liên quan hạn chế xuất khẩu cũng như vận tải toàn cầu.
Bà kêu gọi các quốc gia trên thế giới phải nhanh chóng cụ thể hoá số lượng ống tiêm cần thiết để tránh bị động trước tình trạng đầu cơ ống tiêm để rồi phải tìm đủ mọi cách để dự trữ loại hàng hoá này.
Hedman nói rằng “nhiều giải pháp đang được thực hiện để giảm nguy cơ thiếu hụt ống tiêm xuống con số không”
Tham khảo: ScienceAlert
Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt này là hệ quả của các chiến dịch tiêm vắc-xin COVID-19 đang diễn ra hết sức quyết liệt, với số lượng ống tiêm được sử dụng trên khắp thế giới vượt con số thông thường đến hàng tỷ chiếc, qua đó làm cạn kiệt nguồn cung toàn cầu.
“Chúng tôi đang thực sự quan ngại rằng thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ống tiêm, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như làm chậm đi những nỗ lực tạo miễn dịch toàn cầu” - bà nói.
“Tuỳ thuộc vào cách tần suất tiêm và số lượng vắc-xin được sử dụng, mức thiếu hụt có thể giao động từ 1 tỷ đến 2 tỷ ống tiêm”.
Được biết, cho đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 7,25 tỷ liều vắc-xin COVID-19 được sử dụng trên toàn cầu. Con số này gần gấp đôi số liều vắc-xin được tiêm định kỳ mỗi năm - và gấp đôi số lượng ống tiêm cần đến.
Hedman nói rằng một hệ quả nghiêm trọng của thiếu hụt ống tiêm là gây chậm trễ cho quy trình tiêm vắc-xin định kỳ, có thể tác động đến tình hình y tế công cộng “trong nhiều năm sắp tới” nếu thế hệ trẻ em sau này không được tiêm vắc-xin cần thiết đúng hạn định.
Thiếu hụt ống tiêm còn dẫn đến tình trạng tái sử dụng ống và kim tiêm mà không đảm bảo các quy tắc về khử trùng.
Bà kêu gọi các quốc gia trên thế giới phải nhanh chóng cụ thể hoá số lượng ống tiêm cần thiết để tránh bị động trước tình trạng đầu cơ ống tiêm để rồi phải tìm đủ mọi cách để dự trữ loại hàng hoá này.
Hedman nói rằng “nhiều giải pháp đang được thực hiện để giảm nguy cơ thiếu hụt ống tiêm xuống con số không”
Tham khảo: ScienceAlert