WHO công bố bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, yêu cầu các nước đề cao cảnh giác

Sử dụng chức năng
  1. Mục lục Xem nhanh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 15/8 đã công bố dịch bệnh đậu mùa khỉ ở các nước châu Phi hiện nay là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC).

Tình trạng y tế khẩn cấp​


Theo hãng CNN, dịch bệnh bùng phát ở Congo bắt nguồn từ chủng đậu mùa khỉ đặc hữu, được gọi là Clade I. Tuy nhiên, biến thể mới, được gọi là Clade Ib, dường như lây lan dễ dàng hơn thông qua tiếp xúc gần thông thường, đặc biệt là ở trẻ em.

photo1695659766911-16956597675821070343147202309260826265001680-17053762032391422094721_jpg_75.jpg

Dấu hiệu của bện đậu mùa khỉ
WHO đã triệu tập Ủy ban Y tế Khẩn cấp (IHR) trước bối cảnh lo ngại biến thể Clade Ib đã lây lan đến 4 quốc gia ở Châu Phi. Chủng này trước đây chỉ giới hạn ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Các chuyên gia đã tổ chức họp trực tuyến vào ngày 14/8 cùng với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus về mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát này. Sau cuộc tham vấn đó, ông tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở mức báo động cao nhất theo Điều lệ Y tế quốc tế.

"Việc phát hiện dịch bệnh đậu mùa khỉ không chỉ xảy ra ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo mà có thể lây lan sang các nước láng giềng khác ở châu Phi và xa hơn nữa. Đây là điều rất đáng lo ngại. Ủy ban khẩn cấp đã họp và thông báo về tình trạng dịch bệnh để quyết định công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng có tầm quan trọng quốc tế. Tôi đã chấp nhận lời đề nghị đó", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

mpox-17236781701021349600403_jpg_75.jpg

Một người mắc đậu mùa khỉ ở Goma, tỉnh Bắc Kivu của CHDC Congo hôm 16.7

Còn được gọi là PHEIC, đây là tình trạng khẩn cấp về y tế do WHO ban hành cho "các sự kiện bất thường", có khả năng gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng đối với các quốc gia khác và phát triển dịch bệnh trên phạm vi quốc tế. Theo tổ chức này, các đợt bùng phát dịch bệnh sẽ phải cần đến phản ứng quốc tế phối hợp ứng phó.

"Tất cả đều nhất trí về khả năng bùng phát dịch bệnh hiện tại và sự gia tăng các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ là sự kiện bất thường. Những gì chúng ta có ở châu Phi chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bức tranh toàn cảnh về áp lực dịch bệnh đang gia tăng," Chủ tịch ủy ban Y tế Khẩn cấp Dimie Ogoina cho biết.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi ngày 13/8 đã tuyên bố đợt bùng phát này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng liên quan đến an ninh lục địa. Đây là tuyên bố đầu tiên của cơ quan này kể từ khi thành lập vào năm 2017.

Kể từ đầu năm nay, hơn 17.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và hơn 500 ca tử vong đã được báo cáo tại 13 quốc gia ở Châu Phi, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi. Cộng hòa Dân chủ Congo ghi nhận số ca mắc cao nhất.

Kêu gọi hợp tác quốc tế phòng chống dịch bệnh​


Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra, có thể lây lan dễ dàng giữa người. Theo WHO, bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc gần như chạm, hôn hoặc quan hệ tình dục, cũng như qua các đồ dùng bị nhiễm bệnh như khăn trải giường, quần áo và kim tiêm. Các triệu chứng bao gồm sốt, phát ban đau đớn, đau đầu, đau cơ và lưng, năng lượng thấp và hạch bạch huyết sưng to.

2024-07-24t083712z-837774522-rc2yx8avv8o1-rtrmadp-3-health-mpox-congo-17236923938431151717332_...jpg

Trong nhiều thập kỷ, căn bệnh này chủ yếu được phát hiện ở Trung và Tây Phi, nhưng hiện tại đã bắt đầu lây lan ở Châu Âu và Bắc Mỹ vào năm 2022.

Trước đó, vào tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố sự lây lan của dịch bệnh đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu nhưng đã chấm dứt tuyên bố đó vào tháng 5/2023.

Dịch bệnh đậu mùa khỉ có đặc trưng bởi hai nhánh di truyền I và II. Nhánh I là nhóm rộng các loại virus đã tiến hóa trong nhiều thập kỷ và là nhóm di truyền và lâm sàng riêng biệt. Nhánh II xuất hiện trong đợt bùng phát vào năm 2022. Tuy nhiên, nhánh biến thể mới Clade Ib gây ra bệnh nghiêm trọng hơn.

"Chúng ta không giải quyết đợt bùng phát của một nhánh; chúng ta đang giải quyết một số đợt bùng phát của các nhánh khác nhau ở các quốc gia khác nhau với các phương thức lây truyền khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau", ông Tedros giải thích rõ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết chưa phát hiện trường hợp nào thuộc nhóm I bệnh đậu mùa khỉ tại Mỹ. Chính phủ Mỹ hiện đang cung cấp kinh phí, hỗ trợ vaccine cho WHO và Cộng hòa Congo để hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng ở Châu Phi.

Tuần trước, CDC khuyến nghị những người ở Mỹ tiếp xúc hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ nên tiêm vaccine.

Các quan chức WHO cũng khuyến cáo loại virus này có thể được ngăn chặn "khá đơn giản, nếu chúng ta làm việc đúng thời điểm". WHO tiếp tục kêu gọi hợp tác quốc tế thúc đẩy nỗ lực dập tắt dịch bệnh và tài trợ nghiên cứu để hiểu rõ hơn về nhóm Ib và sự lây lan của nhóm bệnh này.

"Phản ứng quốc tế phối hợp là điều cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát này và cứu sống nhiều người", ông Tedros nói.

anh-viber-2022-11-10-12-00-52-081-1668056587600581661676_jpg_75.jpg

Theo chuyên gia Tim Nguyen thuộc Chương trình Khẩn cấp về Sức khỏe của WHO, 1/2 triệu liều vaccine hiện đang có trong kho và có thể sản xuất thêm 2,4 triệu liều nữa vào cuối năm nay. Tiến sĩ Abdou Salam Gueye, Giám đốc Chương trình Khẩn cấp Khu vực Châu Phi khẳng định Cộng hòa Congo và Nigeria sẽ là những quốc gia đầu tiên nhận được các loại vaccine này.

Tổ chức này cũng nhấn mạnh vaccine chỉ là một phần của phản ứng. Việc ngăn chặn sự lây lan cũng sẽ đòi hỏi phải tăng cường giám sát, chẩn đoán và nghiên cứu để lấp đầy "những khoảng trống trong kiến thức về loại bệnh này".

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình về bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, tăng bạch huyết.

Tình hình bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam


Tại Việt Nam, theo số liệu vào tháng 1/2024 của Bộ Y Tế, nước ta đã ghi nhận 121 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 6 ca tử vong. Các ca bệnh này đa số ghi nhận tại TP HCM và một số địa phương khác như Lâm Đồng, Long An, Bình Dương, Cần Thơ... Trường hợp mắc chủ yếu là nam giới (chiếm hơn 90%), trong đó nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) chiếm tỷ lệ cao nhất. Các bệnh nhân đậu mùa khỉ đều có triệu chứng lâm sàng là mụn nước, mụn mủ, phát ban.

dau-mua-khi-2-1659260501046437409655-0-68-426-750-crop-16647808013261788683955.jpeg_75.jpg

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời, chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

- Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ.

#đậumùakhỉ
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top