Kể từ lần đầu xuất hiện trên máy bay Boeing vào năm 2000, Wi-Fi trên máy bay đã đạt nhiều thành tựu đáng kể và dần trở thành dịch vụ thiết yếu trên không.
Internet trên các chuyến bay đã tồn tại gần hai thập kỷ, khi Boeing công bố dịch vụ Connexion vào tháng 4/2000 và ra mắt trên chuyến bay từ Munich đến Los Angeles.
Boeing sau đó ngừng dịch vụ vào năm 2006, vì cho rằng thị trường không như mong đợi.
Tuy nhiên, sự ra đời của smartphone và nỗ lực của một loạt nhà cung cấp vệ tinh cùng hãng hàng không đã giúp công nghệ này phát triển đáng kể trong thập kỷ qua.
Loại đầu tiên được gọi là tín hiệu nối đất sẽ dựa vào ăng-ten gắn trên máy bay để bắt tín hiệu từ các tháp điện thoại di động trên mặt đất.
Intelsat là hãng đã ra mắt các tín hiệu nối đất với hãng bay American Airlines vào năm 2008 và đang vận hành công nghệ này trên hơn 1.000 máy bay khắp khu vực Bắc Mỹ.
Hai loại kết nối chính trên các chuyến bay gồm tín hiệu vệ tinh và tín hiệu nối đất. Ảnh: WBA In-flight Connectivity.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn của công nghệ này là phụ thuộc vào mật độ cũng như khả năng kết nối giữa các tháp sóng.
Do đó, khi chuyến bay di chuyển qua các địa hình như vùng nông thôn, sa mạc hoặc các vùng nước lớn, kết nối sẽ nhanh chóng bị suy yếu.
Andrew Zignani, Giám đốc nghiên cứu tại công ty tình báo công nghệ ABI Research chuyên về kết nối không dây, cho biết tốc độ tối đa của hệ thống này hiện vào khoảng 5 MB/s.
Để so sánh, tốc độ tải xuống toàn cầu trung bình cho băng thông rộng di động và cố định lần lượt là khoảng 30 MB/s và 67 MB/s, theo dữ liệu từ ứng dụng đo tốc độ Speedtest.
“Cho đến nay, các vấn đề lớn nhất của tín hiệu nối đất vẫn là tốc độ, khả năng phát, phạm vi phủ sóng và giá thành lắp đặt", .Zignani nói với CNN.
Đó cũng là lý do vì sao các hãng hàng không và nhà cung cấp dịch vụ Wi-Fi đang có xu hướng chuyển sang kết nối dựa trên tín hiệu vệ tinh.
Cách này có ưu điểm là giữ cho kết nối Internet ít bị gián đoạn hơn do chúng có thể bao phủ toàn bộ đường bay từ không gian một cách hiệu quả.
Wi-Fi kết nối dựa trên tín hiệu vệ tinh khắc phục mọi điểm yếu của tín hiệu nối đất do chúng có thể bao phủ toàn bộ đường bay từ không gian một cách hiệu quả. Ảnh: Runway Girl Network.
Tuy nhiên, ngay cả khi các kết nối vệ tinh hiện có tốc độ lên tới 100 MB/s trên máy bay hoặc khoảng 15 MB/s trên thiết bị hành khách, nó vẫn kém xa so với tốc độ mà Wi-Fi trên mặt đất có thể làm được.
Ngoài ra, những đối thủ mới hơn như Starlink, dịch vụ Internet vệ tinh do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk điều hành, gần đây đã có những động thái muốn tham gia vào thị trường kết nối Wi-Fi trên máy bay với lợi thế không nhỏ.
Starlink, dịch vụ Internet vệ tinh do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã gia nhập thị trường Wi-Fi trên máy bay khi hợp tác cùng hãng Hawaiian Airlines. Ảnh: Hawaiian Airlines.
Đầu năm nay, công ty du hành vũ trụ SpaceX của ông đã công bố hợp tác với Hawaiian Airlines nhằm cung cấp Internet tốc độ cao thông qua mạng lưới vệ tinh quỹ đạo trái đất tầm thấp của Starlink.
“Điểm khác biệt lớn nhất của Wi-Fi trên chuyến bay là sự phức tạp bởi yếu tố di động. Máy bay thường di chuyển với tốc độ cao và trên đường bay qua các khu vực địa lý rộng lớn, vốn đòi hỏi vùng phủ sóng nhất quán để có trải nghiệm kết nối trong chuyến bay chất lượng cao", Don Buchman, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc phụ trách hàng không thương mại của Viasat, nói với CNN.
Vẫn có khoảng cách nhất định giữa Wi-Fi trên máy bay và mặt đất. Ảnh: Singapore Airlines.
Bên cạnh đó, tín hiệu vệ tinh tuy giải quyết được một số hạn chế mà tháp điện thoại di động gặp phải, nhưng việc mở rộng mạng lưới vệ tinh để theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng cao không phải lúc nào cũng đơn giản.
"Thực tế triển khai thêm các tháp di động mới nhanh và rẻ hơn nhiều so với việc phóng vệ tinh trên tên lửa", ông Jeff Sare tiết lộ.
Theo số liệu từ CNN, đại diện hai hãng hàng không Delta và United cho biết mỗi tháng cung cấp hơn 1,5 triệu phiên sử dụng Wi-Fi trên máy bay, trong khi hãng JetBlue cho biết dịch vụ của họ được "hàng triệu khách hàng" sử dụng mỗi năm.
Nhưng với một thị trường hiện được ước tính vào khoảng 5 tỷ USD và dự kiến
tăng lên hơn 12 tỷ USD vào năm 2030, theo công ty nghiên cứu Verified Market Research, vẫn còn rất nhiều tiềm năng khai thác.
Với nhu cầu từ người dùng ngày càng cao, thị trường Wi-Fi trên máy bay vẫn còn rất nhiều tiềm năng khai thác. Ảnh: AP.
Trong một cuộc khảo sát của Intelsat năm ngoái về các hãng hàng không, nhà cung cấp dịch vụ và nhà sản xuất thiết bị, 65% người được hỏi cho biết họ dự đoán số lượng hành khách mong muốn được kết nối khi bay sẽ tăng lên.
Hai trở ngại lớn nhất đối với việc gia tăng việc sử dụng Wi-Fi trên máy bay, cuộc khảo sát chỉ ra là giá dịch vụ cao và "kết nối Internet kém".
Để giải quyết vấn đề, những nhà cung cấp dịch vụ như Viasat, Intelsat và Starlink vẫn dự định tiếp tục mở rộng năng lực triển khai bằng cách phóng nhiều vệ tinh hơn mỗi năm.
Theo Zingnews
>> Châu Âu sắp khai tử chế độ máy bay trên điện thoại
Internet trên các chuyến bay đã tồn tại gần hai thập kỷ, khi Boeing công bố dịch vụ Connexion vào tháng 4/2000 và ra mắt trên chuyến bay từ Munich đến Los Angeles.
Boeing sau đó ngừng dịch vụ vào năm 2006, vì cho rằng thị trường không như mong đợi.
Tuy nhiên, sự ra đời của smartphone và nỗ lực của một loạt nhà cung cấp vệ tinh cùng hãng hàng không đã giúp công nghệ này phát triển đáng kể trong thập kỷ qua.
Wi-Fi trên máy bay hoạt động như thế nào?
Có 2 loại kết nối chính trên các chuyến bay gồm tín hiệu vệ tinh và tín hiệu nối đất.Loại đầu tiên được gọi là tín hiệu nối đất sẽ dựa vào ăng-ten gắn trên máy bay để bắt tín hiệu từ các tháp điện thoại di động trên mặt đất.
Intelsat là hãng đã ra mắt các tín hiệu nối đất với hãng bay American Airlines vào năm 2008 và đang vận hành công nghệ này trên hơn 1.000 máy bay khắp khu vực Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn của công nghệ này là phụ thuộc vào mật độ cũng như khả năng kết nối giữa các tháp sóng.
Do đó, khi chuyến bay di chuyển qua các địa hình như vùng nông thôn, sa mạc hoặc các vùng nước lớn, kết nối sẽ nhanh chóng bị suy yếu.
Andrew Zignani, Giám đốc nghiên cứu tại công ty tình báo công nghệ ABI Research chuyên về kết nối không dây, cho biết tốc độ tối đa của hệ thống này hiện vào khoảng 5 MB/s.
Để so sánh, tốc độ tải xuống toàn cầu trung bình cho băng thông rộng di động và cố định lần lượt là khoảng 30 MB/s và 67 MB/s, theo dữ liệu từ ứng dụng đo tốc độ Speedtest.
“Cho đến nay, các vấn đề lớn nhất của tín hiệu nối đất vẫn là tốc độ, khả năng phát, phạm vi phủ sóng và giá thành lắp đặt", .Zignani nói với CNN.
Đó cũng là lý do vì sao các hãng hàng không và nhà cung cấp dịch vụ Wi-Fi đang có xu hướng chuyển sang kết nối dựa trên tín hiệu vệ tinh.
Cách này có ưu điểm là giữ cho kết nối Internet ít bị gián đoạn hơn do chúng có thể bao phủ toàn bộ đường bay từ không gian một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, ngay cả khi các kết nối vệ tinh hiện có tốc độ lên tới 100 MB/s trên máy bay hoặc khoảng 15 MB/s trên thiết bị hành khách, nó vẫn kém xa so với tốc độ mà Wi-Fi trên mặt đất có thể làm được.
Ngoài ra, những đối thủ mới hơn như Starlink, dịch vụ Internet vệ tinh do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk điều hành, gần đây đã có những động thái muốn tham gia vào thị trường kết nối Wi-Fi trên máy bay với lợi thế không nhỏ.
Đầu năm nay, công ty du hành vũ trụ SpaceX của ông đã công bố hợp tác với Hawaiian Airlines nhằm cung cấp Internet tốc độ cao thông qua mạng lưới vệ tinh quỹ đạo trái đất tầm thấp của Starlink.
Thách thức và cơ hội
Dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn có khoảng cách nhất định giữa Wi-Fi trên máy bay và mặt đất.“Điểm khác biệt lớn nhất của Wi-Fi trên chuyến bay là sự phức tạp bởi yếu tố di động. Máy bay thường di chuyển với tốc độ cao và trên đường bay qua các khu vực địa lý rộng lớn, vốn đòi hỏi vùng phủ sóng nhất quán để có trải nghiệm kết nối trong chuyến bay chất lượng cao", Don Buchman, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc phụ trách hàng không thương mại của Viasat, nói với CNN.
Bên cạnh đó, tín hiệu vệ tinh tuy giải quyết được một số hạn chế mà tháp điện thoại di động gặp phải, nhưng việc mở rộng mạng lưới vệ tinh để theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng cao không phải lúc nào cũng đơn giản.
"Thực tế triển khai thêm các tháp di động mới nhanh và rẻ hơn nhiều so với việc phóng vệ tinh trên tên lửa", ông Jeff Sare tiết lộ.
Theo số liệu từ CNN, đại diện hai hãng hàng không Delta và United cho biết mỗi tháng cung cấp hơn 1,5 triệu phiên sử dụng Wi-Fi trên máy bay, trong khi hãng JetBlue cho biết dịch vụ của họ được "hàng triệu khách hàng" sử dụng mỗi năm.
Nhưng với một thị trường hiện được ước tính vào khoảng 5 tỷ USD và dự kiến
tăng lên hơn 12 tỷ USD vào năm 2030, theo công ty nghiên cứu Verified Market Research, vẫn còn rất nhiều tiềm năng khai thác.
Trong một cuộc khảo sát của Intelsat năm ngoái về các hãng hàng không, nhà cung cấp dịch vụ và nhà sản xuất thiết bị, 65% người được hỏi cho biết họ dự đoán số lượng hành khách mong muốn được kết nối khi bay sẽ tăng lên.
Hai trở ngại lớn nhất đối với việc gia tăng việc sử dụng Wi-Fi trên máy bay, cuộc khảo sát chỉ ra là giá dịch vụ cao và "kết nối Internet kém".
Để giải quyết vấn đề, những nhà cung cấp dịch vụ như Viasat, Intelsat và Starlink vẫn dự định tiếp tục mở rộng năng lực triển khai bằng cách phóng nhiều vệ tinh hơn mỗi năm.
Theo Zingnews
>> Châu Âu sắp khai tử chế độ máy bay trên điện thoại