Xác ướp cổ đại tiết lộ bạo lực tàn khốc ở sa mạc Atacama - Phần 2: Ai đã gây ra bạo lực?

Trong số gần 200 cá thể cổ đại mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy, họ đã tiến hành phân tích hóa học trên 69 cá thể nhằm mục đích xem liệu chúng có phải là người địa phương đã từng sống trong khu vực hay không.
Phân tích này dựa trên những xem xét tỷ lệ đồng vị stronti (các biến thể của nguyên tố) có trong hài cốt của những người đã chết. Khi những người này ăn và uống, họ sẽ tạo ra các đồng vị stronti, đó là những chất độc nhất theo từng vùng, chúng thường có trong cấu trúc của xương và răng của những hài cốt được tìm thấy. Bằng cách so sánh tỷ lệ đồng vị stronti ở người với người trong những môi trường khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định nơi người cổ đại lớn lên.
Xem Phần 1: Những chấn thương rùng rợn
Xác ướp cổ đại tiết lộ bạo lực tàn khốc ở sa mạc Atacama - Phần 2: Ai đã gây ra bạo lực?
Trong số 69 người, có 26 người có nguồn gốc từ sa mạc Atacama, trong khi 42 người còn lại cho thấy họ ăn các loại thực phẩm ở những khu vực khác không thuộc vùng Atacama, bao gồm cả động vật biển. Các nhà nghiên cứu cho biết: “Những xung đột và bạo lực xảy ra không chỉ giữa những nhóm người trong cùng địa phương mà còn giữa các nhóm người ở vùng Thung lũng Azapa với những ngư dân sống ở các bờ biển lân cận”. Người phụ nữ với khuôn mặt bị cắt xén là người nước ngoài duy nhất, có thể người này đến từ khu vực miền nam Peru (ngày nay) dựa theo tỷ lệ đồng vị và các hình xăm đặc biệt trên cơ thể của cô ấy.
Các nhà nghiên cứu cho biết bạo lực ở Atacama đã tồn tại trước khi nền nông nghiệp hình thành. Do đó, quá trình bạo hành này giữa những người nông dân được cho là kết quả của "sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhóm lợi ích khác nhau trong việc đảm bảo và duy trì quyền tiếp cận đất sản xuất và nguồn nước sạch để tưới tiêu".
Xác ướp cổ đại tiết lộ bạo lực tàn khốc ở sa mạc Atacama - Phần 2: Ai đã gây ra bạo lực?
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong thời kỳ đầu (năm 600 trước Công nguyên đến năm thứ nhất sau Công nguyên) tần suất chấn thương xuất hiện cao gấp đôi so với thời kỳ cuối (năm thứ nhất đến năm 600). Điều này có thể là do "sự xuất hiện của các thực tiễn xã hội nhằm mục đích điều chỉnh các xung đột", nó gắn liền với quyền sở hữu tài sản có thể giúp dàn xếp và dập tắt bạo lực.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể là do mô hình của chu kỳ khí hậu La Niña và El Niño vào thời điểm đó đã góp phần làm tăng thêm sự cạnh tranh khốc liệt ở sa mạc Atacama. Các xu hướng khí hậu vào thời điểm đó có thể làm cho nguồn tài nguyên biển trở nên khan hiếm, tạo thêm áp lực cho người nông dân trong việc sản xuất lương thực trong khi số lượng dân số ngày càng tăng.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “ngoài những chuyển đổi xã hội hỗn loạn và cạnh tranh nguồn lợi sản xuất trong nông nghiệp, các nhà lãnh đạo mới nổi có thể đã thực hiện các cuộc tranh giành quyền lực nhằm mục đích nâng cao uy tín và sự giàu có của họ. Tất cả những điều này đã dẫn đến những "chấn thương chết người", đồng thời làm rung chuyển các khu vực xảy ra tranh chấp.

Nguồn: Live Science
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top