VNR Content
Pearl
Serial, chương trình podcast nổi tiếng góp phần khai sinh ra thể loại tội phạm dựa trên sự việc có thật (true crime) mà chúng ta biết đến ngày nay, vừa bước sang tuổi thứ 8. Trong gần một thập kỷ hiện diện, thể loại nội dung này đã trở thành một hiện tượng được săn đón. Podcast, phim tài liệu, các series phim giới hạn, các series phim dựa trên podcast… - tất cả đều đã tìm được chỗ đứng trong thị hiếu của công chúng. Trong một vài trường hợp, sự bùng nổ của thể loại true crime mang đến những điều tích cực, bởi một số người yêu thích thể loại này cho biết họ cảm thấy thoải mái khi thưởng thức những câu chuyện ám ảnh, nhưng được kể lại dưới một góc nhìn khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ tính như vậy. Nghiên cứu cho thấy, xem hoặc nghe tin tức về tội phạm có thể làm gia tăng nỗi sợ hãi bị trở thành nạn nhân, và đối với những người may mắn sống sót sau những sự kiện bạo lực, những tác phẩm true crime tràn ngập trên thị trường có thể khiến họ khủng hoảng hơn bao giờ hết. Khi “Dahmer - Monster: The Jeffrey Dahmer Story” ra mắt vài tuần trước, nó đã nhanh chóng trở thành một trong những series phổ biến bậc nhất của Netflix. Phim cũng vấp phải vô số chỉ trích từ gia đình các nạn nhân của gã sát nhân khát máu - nhân vật chính, bởi nó vô tình khơi gợi lại nỗi đau của họ khi chứng kiến người xem trên internet sôi nổi thảo luận lại các tình tiết vụ án tưởng như chỉ còn là quá khứ. Đối với Dahmer, nơi thảo luận yêu thích của khán giả có vẻ là TikTok; trong khi những bộ phim khác chủ yếu được nhắc nhiều trên Twitter hay Facebook. Với người nghe podcast Serial, diễn đàn lý tưởng lại là Reddit. Vào ngày 5/10/2014, chỉ 2 ngày sau khi chương trình podcast này ra mắt, các fan đã tạo subreddit r/serialpodcast để bàn luận về vụ sát hại nữ sinh Hae Min Lee vào năm 1999 cũng như đưa ra những nhận định về việc liệu bạn trai cũ của cô, Adnan Syed, có tội hay không. Hiện nay, subreddit này đã có 75.000 thành viên. Khi một thẩm phán bác bỏ lời buộc tội đối với Syed hồi giữa tháng 9 vừa qua, nhiều người thành viên trước đây đã quay lại subreddit, trong khi số khác dường như chưa bao giờ ngừng theo dõi vụ việc.
Một cảnh trong “Dahmer - Monster: The Jeffrey Dahmer Story” Việc tích cực “đào xới” những tình tiết đầy phức tạp của những vụ án cũ trên các mạng xã hội có phải là điều tốt hay không, còn tùy thuộc quan điểm mỗi ngày. Nhưng chương trình podcast Serial đã thực sự giúp Syed thoát khỏi án tù; nhiều podcast và diễn đàn khác cũng đóng vai trò nhất định trong quá trình mang bí ẩn ra ánh sáng công lý. Mặt khác, “thám tử mạng” có thể là những kẻ phá bĩnh, làm phung phí thời gian của cơ quan pháp luật với những nhận định vô thưởng vô phạt, trong khi điều tra một vụ án chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với những người trong cuộc. Ben Coccio từng rời bỏ subreddit r/serialpodcast 8 năm về trước. Nhà làm phim 47 tuổi sống ở Los Angeles này đã bị “hớp hồn” bởi Serial. “Bạn luôn muốn tìm ai đó để nói về nó, và tận hưởng khoảnh khắc bí ẩn đó với họ” - ông cho biết. Nhưng dần dần, subreddit kia trở nên phân cực. Khi bắt đầu đăng bài viết về Serial, Coccio phải tìm cách hạ huyết áp mà không cần dùng thuốc, do đó ông đã theo dõi sức khỏe thường xuyên. “Tôi thực sự nhận thức rõ những thứ khiến mình cảm thấy phấn chấn, bồn chồn, và cuồng loạn”. Ông nhanh chóng nhận ra rằng tranh cãi với những người trong subreddit này khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Khi các thành viên trong subreddit chia thành 2 phe, một bên cho rằng Syed vô tội, và bên kia khẳng định có tội, Coccio cũng dần có hành vi quá khích khi “đấu võ mồm” với những người lạ hoắc trên mạng. “Bạn không biết trao đổi với ai; bạn không thể gọi điện cho bên tòa án mà trình bày được. Thực ra là có thể, nhưng họ không bao giờ nghe đâu. Nên bạn đổ hết mọi thứ lên những người dùng trong subreddit đơn giản vì họ ở đó và sẽ đọc được” - Coccio nhớ lại. Dù Coccio lựa chọn ra đi, nhiều người khác vẫn bám trụ. Dawn Cecil, một giáo sư tội phạm học tại Đại học Nam Florida và là tác giả cuốn sách “Fear, Justice & Modern True Crime”, nói rằng nhiều người tham gia các diễn đàn true crime “có dụng ý tốt khi muốn giúp giải quyết một vụ án hay tìm kiếm một người mất tích”, một số còn muốn lèo lái dư luận chĩa mũi dùi về phía những lỗ hổng trong pháp luật và chất vấn tính hiệu quả của hệ thống tư pháp hình sự. Dẫu vậy, Cecil cảnh báo rằng các diễn đàn true crime có thể trở thành những “buồng vang thông tin” (echo chamber), một hình thức bóp méo niềm tin nguy hiểm: những người ở trong buồng vang biết rõ các quan điểm đối lập, nhưng mất niềm tin hoàn toàn vào mọi người ở bên ngoài, và từ đó từ chối tiếp nhận các ý kiến trái chiều. Xem/nghe quá nhiều tác phẩm true crime, theo Cecil, còn có thể lệch lạc hóa nhận thức của con người về tội phạm và khiến chúng ta tin vào định kiến sẵn có hơn nữa. Nó cũng dẫn con người đến với những thứ mà họ tiếc nuối sau này. Marcus, 42 tuổi, từ Seattle, tham gia Reddit chỉ để đang bài trong r/serialpodcast. Ban đầu anh ta thấy nó khá “vui”, nhưng qua thời gian, Marcus hình thành thói quen quát nạt người khác, cũng như soi mói và tung thông tin cá nhân của người lạ lên internet vì tư thù. Anh này nói rằng bản thân đã chứng kiến “những điều kinh khủng nhất từng thấy trên internet” nhờ sở thích liên quan đến chương trình podcast Serial nói trên.
Meghan, một y tá 30 tuổi từ Washington, đã phí phạm 7 năm trời trong subreddit r/serialpodcast chỉ vì đam mê. Cô tận hưởng những ngày đầu đầy thú vị khi mọi người còn thường xuyên đăng tải những phát hiện mới, và nói rằng việc trò chuyện với nhiều người lạ trong quãng thời gian đó đã mang đến cho bản thân những lợi ích nhất định. “Hiện tại, một vài người dùng lâu năm khác trở nên giống như những người bạn cũ vậy, kể cả những người tôi từng tranh cãi kịch liệt nhất” - cô nói. Nhưng những lần “đấu võ mồm” trên Reddit cũng ******** trạng bồn chồn của Meghan trầm trọng hơn, buộc cô phải xem lại thái độ của mình đối với các tác phẩm true crime. “Tôi cảm thấy xấu hổ và ngượng ngùng trước sự hân hoan của chính mình khi quay lại subreddit này để xem những tài liệu ảm đạm…nhưng lại không hoàn toàn xem nạn nhân là một người có thật. Một cô gái đã ra đi; cuộc sống của nhiều cô gái khác rơi vào bế tắc. Đó là những câu chuyện buồn. Và tôi nghĩ điều đó thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của mình” - Meghan thừa nhận. Hai năm trước, Marcus đã từ bỏ r/serialpodcast. “Nó đã trở thành một nơi thực sự tiêu cực cho sức khỏe tâm thần của tôi, nơi người ta cứ mãi tranh cãi những luận điểm cũ rích trước đây” - anh nói. Khi Syed được thả hồi tháng trước, Marcus quay lại r/serialpodcast - nhưng có lẽ sẽ không ở lại lâu. Meghan cho biết cô sẽ ngừng quan tâm đến những bình luận về Serial nếu Syed không bị ra tòa lần nữa. Với những người khác, các diễn đàn true crime vẫn là những nơi ngục tối đày đọa - nơi cộng đồng người dùng đã trở nên mụ mị và mọi câu trả lời dường như đã nằm sẵn trên môi họ rồi. Tính đến thời điểm này, Dahmer là bộ phim dùng ngôn ngữ tiếng Anh đứng đầu bảng trên Netflix, với thống kê cho thấy đã có 56 triệu hộ gia đình đăng ký Netflix xem qua series này. Dịch vụ stream nổi tiếng thế giới thậm chí còn tiếp tục tung ra một series giới hạn mang tên “Conversations With a Killer: The Jeffrey Dahmer Tapes” cách đây vài tuần và một lần nữa được người xem đón nhận nồng nhiệt không kém! Tham khảo: Wired >>>Netflix đảo ngược khủng hoảng, lợi nhuận dự đoán từ 5 tỷ đến 6 tỷ USD