Bảng xếp hạng được công bố nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng và gây ra nhiều tranh cãi. Trong lịch sử Trung Quốc cận đại, nhiều kỳ tài là cao thủ võ học ra đời. Cuộc đời, huyền thoại về những võ sư cao thủ được dựng thành phim điện ảnh và truyền hình như Lý Tiểu Long, Hoàng Phi Hồng, Dương Lộ Thiền....
Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều cao thủ võ học đạt tới cảnh giới cao hơn họ. Trong giới võ thuật Trung Quốc, những người này nằm trong top 10 đại cao thủ, Lý Tiểu Long chỉ xếp ở vị trí thứ 8. Đáng chú ý, Diệp Vấn - võ sư nổi tiếng người Hồng Kông, người hình thành và quảng bá hệ phái Vịnh Xuân quyền lại không có tên trong danh sách này.
Quách Vân Thâm (1820 - 1900) là một võ sư nổi tiếng vào cuối triều đại nhà Thanh. Ông nổi danh với tuyệt kĩ Bán bộ Băng quyền. Từ khi còn trẻ, ông đã luyện quyền pháp này. Bán bộ Băng quyền được hiểu là phát lực chỉ bằng nửa bước chân. Nhờ tập luyện hàng ngày trong suốt nhiều năm Quách Vân Thâm luyện thành thạo quyền pháp này. Nhờ kỹ năng thâm hậu cộng với lực ra đòn, tốc độ nhanh gọn nên Quách Vân Thâm dễ dàng hạ gục các đối thủ khác.
Được biết Quách Vân Thâm sáng tạo ra quyền pháp này khi dính dáng đến một vụ kiện tụng và bị tống vào tù. Vì chân bị cùm lại với một còng sắt ở chân khiến ông khó đi lại. Nhờ đó, Quách Vân Thâm đã sáng tạo ra môn võ Bán bộ Băng quyền.
Lý Thụy Đông (1851 - 1917) là người đã tạo ra Thái Cực Quyền Lý phái theo phong cách riêng biệt, độc đáo. Nhờ đó, Lý Thụy Đông còn được biết đến với biệt danh "Tiểu Mạnh Thường Quân" Thanh triều.Lý Thụy Đông năm 5 tuổi đã theo sư phụ đọc kinh. Năm lên 7 học võ thuật Mông Cổ.
Ông rất tôn kính, sùng bái các võ sư nổi tiếng, kết bạn với các anh hùng võ học, tiếp thu tinh hoa võ thuật từ trong và ngoài gia đình. Nhờ học cao, hiểu rộng, Lý Thụy Đông sáng tạo ra môn võ Thái Cực Quyền Lý phái.
Lý Tiểu Long (1940 - 1973) là siêu sao kungfu nổi tiếng thế giới. người sáng chế ra môn phái Tiệt quyền đạo, và có thể sử dụng côn nhị khúc thành thạo đến mức điêu luyện. Chưa dừng lại ở đó, Lý Tiểu Long còn là người đặt nền móng cho ngành điện ảnh võ thuật Hoa ngữ.
Cố ngôi sao trở thành huyền thoại võ thuật Trung Quốc. Sự nghiệp điện ảnh của anh vô cùng rực rỡ với những bộ phim nổi tiếng như Long tranh hổ đấu, Mãnh long quá giang, Tinh võ môn, Đường sơn đại huynh...
Năm 13 tuổi, ông gặp gỡ Lâm Phúc Thành và được dạy Thiết tuyến quyền. Năm 1872 (năm Tông Chí thứ 11), ông chuyển đến Quảng Châu và mở võ quán. Trong thời gian này, ông học được thêm nhiều môn võ từ các danh sư khác nhau.
Những tuyệt chiêu võ học của Hoàng Phi Hồng phải kể đến Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền, Vô Ảnh cước, Đối hồng quyền, Tự phục hổ quyền, Ngũ hình quyền, Ngũ lang bát quái côn, Tử Mẫu đao, Đan đao, Hình ý tiêu, Hành giả bổng, Dao gia đại bá, Thập tự mai hoa kiếm đẳng,...
Đỗ Tâm Ngũ (1869一1953) được biết đến với danh xưng "Nam Bắc đại hiệp". Ông là võ sư nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại.Từ nhỏ, Đỗ Tâm Ngũ thể hiện là người rất thông minh. Không chỉ ham học, cậu bé còn thích tập võ với người lớn. Năm 8 tuổi, cha qua đời, Đỗ Tâm Ngũ chuyển đến một trường tư thục để học. Ban ngày đi học, ban đêm Đỗ Tâm Ngũ luyện võ.
Đổng Hải Xuyên (1797 - 1882) là người đi tiên phong trong việc khai sáng bát quái quyền. Ông cũng là một hoạn quan giỏi võ trong triều đại nhà Thanh. Vì văn võ song toàn, ông được thăng đến chức Thủ lĩnh Thất phẩm, tiếng tăm lừng lẫy khắp kinh thành. Nhờ danh tiếng của mình, ông được chỉ định là người truyền dạy võ học cho các vương công quý tộc trong triều.
Lý Cảnh Lâm (1885 - 1931) là đại sư trong làng võ thuật cận đại. Ông cũng là truyền nhân của Võ Đang kiếm thuật.Từ nhỏ, Lý Cảnh Lâm đã được cha dạy võ thuật. Năm 1898, Lý Cảnh Lâm được truyền nhân đời thứ 9 của kiếm phái Võ Đang nhận làm đệ tử và bí mật truyền dạy kiếm pháp của phái Võ Đang cho ông.
Dương Lộ Thiền (1799 - 1872) là võ sư đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc khai sáng Dương phái Thái Cực Quyền. Dương Lộ Thiền dành cả cuộc đời cho việc học và nghiên cứu võ học, chuyên tâm quyền đạo đạt được thành tựu uy danh thiên hạ nhưng vẫn sống đạm bạc, không thích vinh hoa phú quý. Ông được các thế hệ học trò sau kính trọng không chỉ vì vì tinh thần học tập và tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày mà còn ở đức tính khiêm tốn, xứng danh một trong Nhất đại tông sư của Trung Quốc.
Lý Thư Văn (1862 - 1934) nổi tiếng với Bát cực quyền thời Thanh. Không chỉ giỏi thương pháp mà ông còn giỏi cả quyền thuật. Nhờ đó, mỹ từ "cương quyền vô nhị đả, thần thương Lý Thư Văn" được dành tặng ông.
Tôn Lộc Đường (1860—1933) là cái tên khá xa lạ với nhiều người nhưng trình độ võ thuật của ông được khen thuộc hàng công phu. Danh xưng "Nhất đại tông sư" cũng được dành cho Tôn Lộc Đường. Ngoài ra, ông còn được mọi người tôn xưng là "Hổ đầu thiếu bảo, Thiên hạ đệ nhất thủ".
Từ nhỏ, Tôn Lộc Đường đã rất yêu thích võ thuật, khi còn nhỏ đã bái một người trong giang hồ học võ. Dù chỉ học trong thời gian ngắn nhưng nhờ chăm chỉ ông đã luyện thành thạo. Sau này, ông nổi danh khi mới 13 tuổi nhờ học Hình Ý quyền từ quyền sư Lý Khôi Nguyên. Nhờ xuất chúng, Lý Ngôi Nguyên tiến cử Tôn Lộc Đường vào học với Quách Vân Thâm.
Tuy nhiên, Tôn Lộc Đường không hài lòng với điều này và tìm võ sư khác để học võ thuật. Trong những năm đầu, ông theo học Hình Ý quyền và được nhiều người chỉ dạy trong đó có cả Quách Vân Thâm, công phu đạt đến cảnh giới cao nhất. Ngoài ra, Tôn Lộc Đường còn học thành thạo Bát quái quyền, Thái cực quyền. Thái cực quyền do ông tự sáng tạo gọi là Tôn thị Thái cực quyền. Năm 1888, ông trở về quê mở lớp dạy võ, tuyển đệ tử rộng rãi khắp nơi.
Theo Setn, Tôn Lộc Đường khi còn trẻ rất hiếu chiến. Ông chưa bao giờ thất bại trong những cuộc tỉ thí võ công. Dù đi khắp nơi tìm đối thủ nhưng không một ai có thể đả thương Tôn Lộc Đường. Khi 60 tuổi, một võ sư samurai Nhật Bản thách đố nhưng vẫn bại trận. Giai thoại kể rằng, Tôn Lộc Đường từng đánh bại 5 võ sĩ Nhật Bản chỉ trong một quyền cước. Nhờ đó, ông có biệt danh "Hổ đầu thiếu bảo, Thiên hạ đệ nhất thủ".
Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều cao thủ võ học đạt tới cảnh giới cao hơn họ. Trong giới võ thuật Trung Quốc, những người này nằm trong top 10 đại cao thủ, Lý Tiểu Long chỉ xếp ở vị trí thứ 8. Đáng chú ý, Diệp Vấn - võ sư nổi tiếng người Hồng Kông, người hình thành và quảng bá hệ phái Vịnh Xuân quyền lại không có tên trong danh sách này.
Top 10: Quách Vân Thâm
Quách Vân Thâm (1820 - 1900) là một võ sư nổi tiếng vào cuối triều đại nhà Thanh. Ông nổi danh với tuyệt kĩ Bán bộ Băng quyền. Từ khi còn trẻ, ông đã luyện quyền pháp này. Bán bộ Băng quyền được hiểu là phát lực chỉ bằng nửa bước chân. Nhờ tập luyện hàng ngày trong suốt nhiều năm Quách Vân Thâm luyện thành thạo quyền pháp này. Nhờ kỹ năng thâm hậu cộng với lực ra đòn, tốc độ nhanh gọn nên Quách Vân Thâm dễ dàng hạ gục các đối thủ khác.
Được biết Quách Vân Thâm sáng tạo ra quyền pháp này khi dính dáng đến một vụ kiện tụng và bị tống vào tù. Vì chân bị cùm lại với một còng sắt ở chân khiến ông khó đi lại. Nhờ đó, Quách Vân Thâm đã sáng tạo ra môn võ Bán bộ Băng quyền.
Top 9: Lý Thụy Đông
Lý Thụy Đông (1851 - 1917) là người đã tạo ra Thái Cực Quyền Lý phái theo phong cách riêng biệt, độc đáo. Nhờ đó, Lý Thụy Đông còn được biết đến với biệt danh "Tiểu Mạnh Thường Quân" Thanh triều.Lý Thụy Đông năm 5 tuổi đã theo sư phụ đọc kinh. Năm lên 7 học võ thuật Mông Cổ.
Ông rất tôn kính, sùng bái các võ sư nổi tiếng, kết bạn với các anh hùng võ học, tiếp thu tinh hoa võ thuật từ trong và ngoài gia đình. Nhờ học cao, hiểu rộng, Lý Thụy Đông sáng tạo ra môn võ Thái Cực Quyền Lý phái.
Top 8: Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long (1940 - 1973) là siêu sao kungfu nổi tiếng thế giới. người sáng chế ra môn phái Tiệt quyền đạo, và có thể sử dụng côn nhị khúc thành thạo đến mức điêu luyện. Chưa dừng lại ở đó, Lý Tiểu Long còn là người đặt nền móng cho ngành điện ảnh võ thuật Hoa ngữ.
Cố ngôi sao trở thành huyền thoại võ thuật Trung Quốc. Sự nghiệp điện ảnh của anh vô cùng rực rỡ với những bộ phim nổi tiếng như Long tranh hổ đấu, Mãnh long quá giang, Tinh võ môn, Đường sơn đại huynh...
Top 7: Hoàng Phi Hồng
Hoàng Phi Hồng (1826 - 1925) được nhiều khán giả biết đến vì giai thoại về ông được dựng thành phim điện ảnh và truyền hình. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ trẻ học võ thuật sau này.Hoàng Phi Hồng học võ với cha từ năm 3 tuổi, lên 7 tuổi ông bắt đầu theo cha đi khắp nơi để biểu diễn võ thuật và bán thuốc rong trên đường.Năm 13 tuổi, ông gặp gỡ Lâm Phúc Thành và được dạy Thiết tuyến quyền. Năm 1872 (năm Tông Chí thứ 11), ông chuyển đến Quảng Châu và mở võ quán. Trong thời gian này, ông học được thêm nhiều môn võ từ các danh sư khác nhau.
Những tuyệt chiêu võ học của Hoàng Phi Hồng phải kể đến Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền, Vô Ảnh cước, Đối hồng quyền, Tự phục hổ quyền, Ngũ hình quyền, Ngũ lang bát quái côn, Tử Mẫu đao, Đan đao, Hình ý tiêu, Hành giả bổng, Dao gia đại bá, Thập tự mai hoa kiếm đẳng,...
Top 6: Đỗ Tâm Ngũ
Đỗ Tâm Ngũ (1869一1953) được biết đến với danh xưng "Nam Bắc đại hiệp". Ông là võ sư nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại.Từ nhỏ, Đỗ Tâm Ngũ thể hiện là người rất thông minh. Không chỉ ham học, cậu bé còn thích tập võ với người lớn. Năm 8 tuổi, cha qua đời, Đỗ Tâm Ngũ chuyển đến một trường tư thục để học. Ban ngày đi học, ban đêm Đỗ Tâm Ngũ luyện võ.
Top 5: Đổng Hải Xuyên
Đổng Hải Xuyên (1797 - 1882) là người đi tiên phong trong việc khai sáng bát quái quyền. Ông cũng là một hoạn quan giỏi võ trong triều đại nhà Thanh. Vì văn võ song toàn, ông được thăng đến chức Thủ lĩnh Thất phẩm, tiếng tăm lừng lẫy khắp kinh thành. Nhờ danh tiếng của mình, ông được chỉ định là người truyền dạy võ học cho các vương công quý tộc trong triều.
Top 4: Lý Cảnh Lâm
Lý Cảnh Lâm (1885 - 1931) là đại sư trong làng võ thuật cận đại. Ông cũng là truyền nhân của Võ Đang kiếm thuật.Từ nhỏ, Lý Cảnh Lâm đã được cha dạy võ thuật. Năm 1898, Lý Cảnh Lâm được truyền nhân đời thứ 9 của kiếm phái Võ Đang nhận làm đệ tử và bí mật truyền dạy kiếm pháp của phái Võ Đang cho ông.
Top 3: Dương Lộ Thiền
Dương Lộ Thiền (1799 - 1872) là võ sư đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc khai sáng Dương phái Thái Cực Quyền. Dương Lộ Thiền dành cả cuộc đời cho việc học và nghiên cứu võ học, chuyên tâm quyền đạo đạt được thành tựu uy danh thiên hạ nhưng vẫn sống đạm bạc, không thích vinh hoa phú quý. Ông được các thế hệ học trò sau kính trọng không chỉ vì vì tinh thần học tập và tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày mà còn ở đức tính khiêm tốn, xứng danh một trong Nhất đại tông sư của Trung Quốc.
Top 2: Lý Thư Văn
Lý Thư Văn (1862 - 1934) nổi tiếng với Bát cực quyền thời Thanh. Không chỉ giỏi thương pháp mà ông còn giỏi cả quyền thuật. Nhờ đó, mỹ từ "cương quyền vô nhị đả, thần thương Lý Thư Văn" được dành tặng ông.
Top 1: Tôn Lộc Đường
Tôn Lộc Đường (1860—1933) là cái tên khá xa lạ với nhiều người nhưng trình độ võ thuật của ông được khen thuộc hàng công phu. Danh xưng "Nhất đại tông sư" cũng được dành cho Tôn Lộc Đường. Ngoài ra, ông còn được mọi người tôn xưng là "Hổ đầu thiếu bảo, Thiên hạ đệ nhất thủ".
Từ nhỏ, Tôn Lộc Đường đã rất yêu thích võ thuật, khi còn nhỏ đã bái một người trong giang hồ học võ. Dù chỉ học trong thời gian ngắn nhưng nhờ chăm chỉ ông đã luyện thành thạo. Sau này, ông nổi danh khi mới 13 tuổi nhờ học Hình Ý quyền từ quyền sư Lý Khôi Nguyên. Nhờ xuất chúng, Lý Ngôi Nguyên tiến cử Tôn Lộc Đường vào học với Quách Vân Thâm.
Tuy nhiên, Tôn Lộc Đường không hài lòng với điều này và tìm võ sư khác để học võ thuật. Trong những năm đầu, ông theo học Hình Ý quyền và được nhiều người chỉ dạy trong đó có cả Quách Vân Thâm, công phu đạt đến cảnh giới cao nhất. Ngoài ra, Tôn Lộc Đường còn học thành thạo Bát quái quyền, Thái cực quyền. Thái cực quyền do ông tự sáng tạo gọi là Tôn thị Thái cực quyền. Năm 1888, ông trở về quê mở lớp dạy võ, tuyển đệ tử rộng rãi khắp nơi.
Theo Setn, Tôn Lộc Đường khi còn trẻ rất hiếu chiến. Ông chưa bao giờ thất bại trong những cuộc tỉ thí võ công. Dù đi khắp nơi tìm đối thủ nhưng không một ai có thể đả thương Tôn Lộc Đường. Khi 60 tuổi, một võ sư samurai Nhật Bản thách đố nhưng vẫn bại trận. Giai thoại kể rằng, Tôn Lộc Đường từng đánh bại 5 võ sĩ Nhật Bản chỉ trong một quyền cước. Nhờ đó, ông có biệt danh "Hổ đầu thiếu bảo, Thiên hạ đệ nhất thủ".