Bảng xếp hạng 10 võ sư mạnh nhất trong giai đoạn cận đại vừa được lan truyền trên Sina gây ra nhiều tranh cãi. Đây là những võ sư nổi tiếng và nhiều người trong số họ như Diệp Vấn, Lý Tiểu Long, Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp... - những tên tuổi trở thành đề tài của các bộ phim điện ảnh, truyền hình. Thực tế, họ là những nhân vật có thật và đều là võ sư.
Dương Lộ Thiền được mệnh danh là "Thái Cực Tông Sư". Dương Lộ Thiền quê ở Hà Bắc, là người sáng lập ra Dương Thị Thái Cực Quyền. Dương Lộ Thiền là đệ tử của Trần Trường Hưng, chưởng môn Trần Thị Thái Cực Quyền. Trên cơ sở quyền thuật của Trần Thị Thái Cực Quyền, Dương Lộ Thiền đã sáng tạo ra Dương Thị Thái Cực Quyền với những nét đặc sắc riêng biệt. Sau đó, Dương Lộ Thiền tới Bắc Kinh trở thành võ sư bất khả chiến bại, đem Thái Cực Quyền phát dương quang đại. Không chỉ là một cao thủ, Dương Lộ Thiền còn là 1 người thầy giỏi có phương pháp giảng dạy linh hoạt, nhờ vậy đã khiến Thái Cực Quyền trở nên rất phổ biến.
Đổng Hải Xuyên được mệnh danh là "Bát Quái Thần Chưởng", là cao thủ nổi tiếng cuối thời nhà Thanh. Đổng Hải Xuyên được cho là người sáng lập Bát Quái Chưởng và hành tẩu giang hồ sớm hơn so với Dương Lộ Thiền. Đổng Hải Xuyên có dáng người to lớn với cánh tay dài và sức mạnh khác thường. Dù có võ công thâm hậu nhưng Đổng Hải Xuyên lại thích sống ẩn mình. Thời Hàm Phong nhà Thanh, Đổng Hải Xuyên vào cung làm thái giám. Sau đó, Đổng Hải Xuyên có cơ hội so tài với Dương Lộ Thiền ở phủ Túc Vương. Hai cao thủ giao đấu kịch liệt nhưng không phân thắng bại. Từ đó Bát Quái Chưởng của Đổng Hải Xuyên vang danh cùng với Thái Cực Quyền của Dương Lộ Thiền. Giống như Dương Lộ Thiền, Đổng Hải Xuyên cũng thu nhận đồ đệ và truyền lại cho thế hệ sau Bát Quái Chưởng.
Tôn Lộc Đường có biệt hiệu là “hoạt hầu” (khỉ sống), là người sáng lập Tôn thức Thái cực quyền. Ông được mệnh danh là “võ sư toàn năng”. Cuộc đời của Tôn Lộc Đường gắn với nhiều trận đấu nổi tiếng, trong đó có trận thắng 1 võ sĩ người Nga khi ông gần 50 tuổi. Ngoài ra, Tôn Lộc Đường khi gần 60 tuổi còn đánh bại 1 samurai được Thiên Hoàng Nhật Bản phái tới để thách đấu các võ sĩ Trung Quốc. Sau đó, Tôn Lộc Đường còn đánh bại 5 cao thủ Nhật Bản tới khiêu chiến. Do vậy, Tôn Lộc Đường đã được khen ngợi là "Hổ đầu thiếu bảo, thiên hạ đệ nhất thủ".
Hoàng Phi Hồng sinh ra ở Phật Sơn (Quảng Đông), là võ sư nổi tiếng cuối thời Thanh, đầu thời Trung Hoa Dân Quốc. Hoàng Phi Hồng từ nhỏ đã học võ từ cha của mình là Hoàng Kỳ Anh, một võ sử nổi tiếng trong “Quảng Đông Thập Hổ”. Năm 7 tuổi, Hoàng Phi Hồng theo cha đi biểu diễn võ thuật và bán thuốc rong. Về sau Hoàng Phi Hồng học “Thiết Tuyến Quyền” và những tuyệt kỹ khác từ Lâm Phúc Thành. Sau này, Hoàng Phi Hồng tới Quảng Châu mở hiệu thuốc khám Bảo Chi Lâm. Ông từng được thủy quân Quảng Châu thuê làm huấn luyện viên võ thuật. Hoàng Phi Hồng nổi tiếng tới mức ông trở thành đề tài của nhiều bộ phim võ hiệp.
Hoắc Nguyên Giáp sinh ra ở Tĩnh Hải (Thiên Tân), là võ sĩ nổi tiếng cuối thời Thanh, đầu thời Trung Hoa Dân Quốc. Hoắc Nguyên Giáp học võ từ lúc còn nhỏ. Hoắc Nguyên Giáp được biết tới là người dũng cảm, chính trực, sáng tạo ra Mê Tung Quyền còn được gọi là Hoắc Gia Quyền. Hoắc Nguyên Giáp từng đánh bại nhiều võ sĩ nước ngoài, bao gồm cả các võ sư nhu thuật của Nhật Bản. Hoắc Nguyên Giáp đã sáng lập Tinh Võ Môn và Tinh Võ Hội, với mục tiêu rèn luyện sức khỏe và võ thuật cho mọi người. Với những hành động của mình, Hoắc Nguyên Giáp trở thành nhân vật có địa vị trong tâm trí những người đam mê võ thuật Trung Quốc. Cuộc đời của ông đã được dựng thành nhiều bộ phim võ hiệp.
Đỗ Tâm Ngũ, là võ thuật gia nổi tiếng cận đại của Trung Quốc, được mệnh danh là “Nam Bắc đại hiệp”, "Đệ nhất bảo tiêu". Đỗ Tâm Ngũ là đệ tử duy nhất của người sáng lập phái Tự Nhiên Môn, Từ Ải Sư. Đỗ Tâm Ngũ từng có thời gian du học ở Nhật Bản. Tại đây ông đã đánh bại một võ sĩ sumo bằng đòn chân, do vậy được xung tụng là “thần cước”. Đỗ Tâm Ngũ từng làm bảo tiêu cho Tôn Trung Sơn, Tống Giáo Nhân.
Vương Tử Bình, được mệnh danh là “thần lực ngàn cân”, là cao thủ thời Trung Hoa Dân Quốc. Vương Tử Bình xuất thân từ gia đình có truyền thống võ học. Ông từng đánh bại nhiều võ sĩ nước ngoài. Sau năm 1949, Vương Tử Bình trở thành một trong những nhân vật hàng đầu của võ thuật Trung Quốc. Vương Từ Bình đã đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch Hiệp hội Wushu Trung Quốc. Trong những năm cuối đời, ông định cư ở Thượng Hải, tham gia giảng dạy võ thuật và nghiên cứu y học Trung Quốc.
Diệp Vấn, là người có công lớn trong việc quảng bá võ học Trung Quốc, trưởng môn phái Vịnh Xuân Quyền ở Hong Kong. Diệp Vấn sinh ra ở Phật Sơn (Quảng Đông). Ông học Vịnh Xuân Quyền từ Trần Hoa Thuận và Lương Tán. Diệp Vấn giảng dạy Vịnh Xuân Quyền ở Hong Kong (Trung Quốc) từ những năm 1950. Trong số những đệ tử của Diệp Vấn có Lý Tiểu Long, ngôi sao màn bạc và là võ sư nổi tiếng ở Mỹ. Cuộc đời của Diệp Vấn đã trở thành đề tài cho nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình.
Vạn Lại Thanh là đệ tử của Đỗ Tâm Ngũ và được mệnh danh là “Tự Nhiên tông sư”. Năm 1928, ông đại diện cho Bắc Kinh tham gia kỳ thi võ thuật tổ chức tại Nam Kinh. Tại giải đấu này, Vạn Lại Thanh trở thành nhà vô địch. Vạn Lại Thanh rất nhanh nhẹn, ra đòn nhanh như chớp và chính xác. Cuối đời, Vạn Lại Thanh định cư ở Phúc Kiến. Tại đây ông giảng dạy võ thuật và đảm nhiệm vị trí chủ tịch hiệp hội võ thuật Phúc Kiến.
Lý Tiểu Long (Bruce Lee) là một võ sĩ và diễn viên điện ảnh nổi tiếng ở Hollywood. Lý Tiểu Long có công truyền bá võ học Trung Quốc ra thế giới. Lý Tiểu Long học Vịnh Xuân Quyền từ Diệp Vấn, tốt nghiệp Khoa Triết học tại Đại học Washington. Lý Tiểu Long tạo ra môn võ Tiệt Quyền Đạo (Jeet Kune Do), kết hợp những ưu điểm và sức mạnh của võ thuật phương Đông và phương Tây. Lý Tiểu Long nổi tiếng về tốc độ ra đòn cực nhanh cũng như có kỹ năng chiến đấu thực tế mạnh mẽ. Lý Tiểu Long giỏi sử dụng côn nhị khúc và liên hoàn cước. Ông là một nhà tư tưởng võ thuật có tư duy đổi mới. Lý Tiểu Long qua đời năm 1973 khiến nhiều người hâm mộ thương tiếc. Chủ tịch UFC, Dana White khẳng định Lý Tiểu Long là cha đẻ của MMA hiện đại.
Dương Lộ Thiền được mệnh danh là "Thái Cực Tông Sư". Dương Lộ Thiền quê ở Hà Bắc, là người sáng lập ra Dương Thị Thái Cực Quyền. Dương Lộ Thiền là đệ tử của Trần Trường Hưng, chưởng môn Trần Thị Thái Cực Quyền. Trên cơ sở quyền thuật của Trần Thị Thái Cực Quyền, Dương Lộ Thiền đã sáng tạo ra Dương Thị Thái Cực Quyền với những nét đặc sắc riêng biệt. Sau đó, Dương Lộ Thiền tới Bắc Kinh trở thành võ sư bất khả chiến bại, đem Thái Cực Quyền phát dương quang đại. Không chỉ là một cao thủ, Dương Lộ Thiền còn là 1 người thầy giỏi có phương pháp giảng dạy linh hoạt, nhờ vậy đã khiến Thái Cực Quyền trở nên rất phổ biến.
Đổng Hải Xuyên được mệnh danh là "Bát Quái Thần Chưởng", là cao thủ nổi tiếng cuối thời nhà Thanh. Đổng Hải Xuyên được cho là người sáng lập Bát Quái Chưởng và hành tẩu giang hồ sớm hơn so với Dương Lộ Thiền. Đổng Hải Xuyên có dáng người to lớn với cánh tay dài và sức mạnh khác thường. Dù có võ công thâm hậu nhưng Đổng Hải Xuyên lại thích sống ẩn mình. Thời Hàm Phong nhà Thanh, Đổng Hải Xuyên vào cung làm thái giám. Sau đó, Đổng Hải Xuyên có cơ hội so tài với Dương Lộ Thiền ở phủ Túc Vương. Hai cao thủ giao đấu kịch liệt nhưng không phân thắng bại. Từ đó Bát Quái Chưởng của Đổng Hải Xuyên vang danh cùng với Thái Cực Quyền của Dương Lộ Thiền. Giống như Dương Lộ Thiền, Đổng Hải Xuyên cũng thu nhận đồ đệ và truyền lại cho thế hệ sau Bát Quái Chưởng.
Tôn Lộc Đường có biệt hiệu là “hoạt hầu” (khỉ sống), là người sáng lập Tôn thức Thái cực quyền. Ông được mệnh danh là “võ sư toàn năng”. Cuộc đời của Tôn Lộc Đường gắn với nhiều trận đấu nổi tiếng, trong đó có trận thắng 1 võ sĩ người Nga khi ông gần 50 tuổi. Ngoài ra, Tôn Lộc Đường khi gần 60 tuổi còn đánh bại 1 samurai được Thiên Hoàng Nhật Bản phái tới để thách đấu các võ sĩ Trung Quốc. Sau đó, Tôn Lộc Đường còn đánh bại 5 cao thủ Nhật Bản tới khiêu chiến. Do vậy, Tôn Lộc Đường đã được khen ngợi là "Hổ đầu thiếu bảo, thiên hạ đệ nhất thủ".
Hoàng Phi Hồng sinh ra ở Phật Sơn (Quảng Đông), là võ sư nổi tiếng cuối thời Thanh, đầu thời Trung Hoa Dân Quốc. Hoàng Phi Hồng từ nhỏ đã học võ từ cha của mình là Hoàng Kỳ Anh, một võ sử nổi tiếng trong “Quảng Đông Thập Hổ”. Năm 7 tuổi, Hoàng Phi Hồng theo cha đi biểu diễn võ thuật và bán thuốc rong. Về sau Hoàng Phi Hồng học “Thiết Tuyến Quyền” và những tuyệt kỹ khác từ Lâm Phúc Thành. Sau này, Hoàng Phi Hồng tới Quảng Châu mở hiệu thuốc khám Bảo Chi Lâm. Ông từng được thủy quân Quảng Châu thuê làm huấn luyện viên võ thuật. Hoàng Phi Hồng nổi tiếng tới mức ông trở thành đề tài của nhiều bộ phim võ hiệp.
Hoắc Nguyên Giáp sinh ra ở Tĩnh Hải (Thiên Tân), là võ sĩ nổi tiếng cuối thời Thanh, đầu thời Trung Hoa Dân Quốc. Hoắc Nguyên Giáp học võ từ lúc còn nhỏ. Hoắc Nguyên Giáp được biết tới là người dũng cảm, chính trực, sáng tạo ra Mê Tung Quyền còn được gọi là Hoắc Gia Quyền. Hoắc Nguyên Giáp từng đánh bại nhiều võ sĩ nước ngoài, bao gồm cả các võ sư nhu thuật của Nhật Bản. Hoắc Nguyên Giáp đã sáng lập Tinh Võ Môn và Tinh Võ Hội, với mục tiêu rèn luyện sức khỏe và võ thuật cho mọi người. Với những hành động của mình, Hoắc Nguyên Giáp trở thành nhân vật có địa vị trong tâm trí những người đam mê võ thuật Trung Quốc. Cuộc đời của ông đã được dựng thành nhiều bộ phim võ hiệp.
Đỗ Tâm Ngũ, là võ thuật gia nổi tiếng cận đại của Trung Quốc, được mệnh danh là “Nam Bắc đại hiệp”, "Đệ nhất bảo tiêu". Đỗ Tâm Ngũ là đệ tử duy nhất của người sáng lập phái Tự Nhiên Môn, Từ Ải Sư. Đỗ Tâm Ngũ từng có thời gian du học ở Nhật Bản. Tại đây ông đã đánh bại một võ sĩ sumo bằng đòn chân, do vậy được xung tụng là “thần cước”. Đỗ Tâm Ngũ từng làm bảo tiêu cho Tôn Trung Sơn, Tống Giáo Nhân.
Vương Tử Bình, được mệnh danh là “thần lực ngàn cân”, là cao thủ thời Trung Hoa Dân Quốc. Vương Tử Bình xuất thân từ gia đình có truyền thống võ học. Ông từng đánh bại nhiều võ sĩ nước ngoài. Sau năm 1949, Vương Tử Bình trở thành một trong những nhân vật hàng đầu của võ thuật Trung Quốc. Vương Từ Bình đã đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch Hiệp hội Wushu Trung Quốc. Trong những năm cuối đời, ông định cư ở Thượng Hải, tham gia giảng dạy võ thuật và nghiên cứu y học Trung Quốc.
Diệp Vấn, là người có công lớn trong việc quảng bá võ học Trung Quốc, trưởng môn phái Vịnh Xuân Quyền ở Hong Kong. Diệp Vấn sinh ra ở Phật Sơn (Quảng Đông). Ông học Vịnh Xuân Quyền từ Trần Hoa Thuận và Lương Tán. Diệp Vấn giảng dạy Vịnh Xuân Quyền ở Hong Kong (Trung Quốc) từ những năm 1950. Trong số những đệ tử của Diệp Vấn có Lý Tiểu Long, ngôi sao màn bạc và là võ sư nổi tiếng ở Mỹ. Cuộc đời của Diệp Vấn đã trở thành đề tài cho nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình.
Vạn Lại Thanh là đệ tử của Đỗ Tâm Ngũ và được mệnh danh là “Tự Nhiên tông sư”. Năm 1928, ông đại diện cho Bắc Kinh tham gia kỳ thi võ thuật tổ chức tại Nam Kinh. Tại giải đấu này, Vạn Lại Thanh trở thành nhà vô địch. Vạn Lại Thanh rất nhanh nhẹn, ra đòn nhanh như chớp và chính xác. Cuối đời, Vạn Lại Thanh định cư ở Phúc Kiến. Tại đây ông giảng dạy võ thuật và đảm nhiệm vị trí chủ tịch hiệp hội võ thuật Phúc Kiến.
Lý Tiểu Long (Bruce Lee) là một võ sĩ và diễn viên điện ảnh nổi tiếng ở Hollywood. Lý Tiểu Long có công truyền bá võ học Trung Quốc ra thế giới. Lý Tiểu Long học Vịnh Xuân Quyền từ Diệp Vấn, tốt nghiệp Khoa Triết học tại Đại học Washington. Lý Tiểu Long tạo ra môn võ Tiệt Quyền Đạo (Jeet Kune Do), kết hợp những ưu điểm và sức mạnh của võ thuật phương Đông và phương Tây. Lý Tiểu Long nổi tiếng về tốc độ ra đòn cực nhanh cũng như có kỹ năng chiến đấu thực tế mạnh mẽ. Lý Tiểu Long giỏi sử dụng côn nhị khúc và liên hoàn cước. Ông là một nhà tư tưởng võ thuật có tư duy đổi mới. Lý Tiểu Long qua đời năm 1973 khiến nhiều người hâm mộ thương tiếc. Chủ tịch UFC, Dana White khẳng định Lý Tiểu Long là cha đẻ của MMA hiện đại.