Xiaomi vừa chính thức lên tiếng phản hồi về việc bị tố bóp hiệu năng trên các ứng dụng game nhưng không bóp hiệu năng của các ứng dụng benchmark.
Trong email phản hồi với trang Android Authority, Xiaomi xác nhận có thực hiện việc giảm hiệu năng nhằm kiểm soát nhiệt độ trên điện thoại.
Cụ thể, Xiaomi cho biết "hãng áp dụng các chiến lược kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo trải nghiệm sản phẩm tối ưu, đặc biệt với những ứng dụng nặng có thể sử dụng được trong thời gian dài. Trong nhiều thiết bị, chúng tôi cung cấp 3 chế độ hiệu năng, cho phép người dùng điều chỉnh sự cân bằng hiệu năng và tiêu thụ năng lượng. Ở mức hệ thống, tất cả các tối ưu liên quan đến hiệu năng ứng dụng được đánh giá trên nhiều yếu tố cơ bản như tiêu thụ năng lượng, hiệu năng và ảnh hưởng của nhiệt độ".
Trang Android Authority cho biết họ đã hỏi lại Xiaomi tại sao hãng không áp dụng chiến lược kiểm soát nhiệt độ này với các ứng dụng benchmark mà chỉ áp dụng với các game. Hiện tại, Android Authority chưa nhận được câu trả lời từ Xiaomi với câu hỏi này.
Trước đó, trên Twitter, nhà đồng sáng lập Geekbench, John Poole tuyên bố Xiaomi cũng có hành động bóp hiệu năng dựa trên tên ứng dụng giống như Samsung và OnePlus. Cụ thể, John Poole phát hiện rằng việc nguỵ trang ứng dụng đo hiệu năng Geekbench thành tựa game Fortnite đã khiến điểm hiệu năng đơn nhân giảm đến 30%. Bên cạnh đó, điểm hiệu năng đa nhân cũng giảm 15%.
Ảnh: Android Authority
Poole cũng cho biết thêm rằng ứng dụng Geekbench cho kết quả tương tự khi giả thành tựa game Genshin Impact. Từ đó, có thể thấy Xiaomi đã bóp hiệu năng của thiết bị đối với các ứng dụng game (hiện vẫn chưa rõ các loại ứng dụng hác có bị ảnh hưởng hay không), có lẽ là do vấn đề toả nhiệt và cải thiện tuổi thọ pin.
Việc các hãng điện thoại lớn sử dụng lý do này để bóp hiệu năng những ứng dụng nặng cũng không phải lần đầu, nhưng vấn đề ở đây là sự thiếu minh bạch. Trên thực tế, Xiaomi không bóp hiệu năng đối với những ứng dụng đo hiệu năng (ứng dụng benchmark) cũng là một vấn đề, vì điểm số thiết bị đạt được không phản ánh đúng trải nghiệm của người dùng.
Ngoài ra, đây cũng không phải là lần đầu Xiaomi bị cáo buộc bóp hiệu năng ứng dụng. Năm ngoái, Anandtech đã thử nghiệm chiếc điện thoại Xiaomi 11T Pro và kết quả cũng phản ánh tình trạng tương tự. Tuy nhiên, phát hiện của Poole xuất hiện trong bối cảnh vấn đề này đang nhận được nhiều sự quan tâm sau khi ông lớn ngành điện thoại là Samsung bị chỉ trích vì bóp hiệu năng thiết bị.
Cuối cùng, Samsung thông báo sẽ cập nhật cho dòng điện thoại Galaxy S22 để cung cấp chế độ ưu tiên hiệu năng cao trong ứng dụng Game Launcher.
Theo Android Authority
Trong email phản hồi với trang Android Authority, Xiaomi xác nhận có thực hiện việc giảm hiệu năng nhằm kiểm soát nhiệt độ trên điện thoại.
Cụ thể, Xiaomi cho biết "hãng áp dụng các chiến lược kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo trải nghiệm sản phẩm tối ưu, đặc biệt với những ứng dụng nặng có thể sử dụng được trong thời gian dài. Trong nhiều thiết bị, chúng tôi cung cấp 3 chế độ hiệu năng, cho phép người dùng điều chỉnh sự cân bằng hiệu năng và tiêu thụ năng lượng. Ở mức hệ thống, tất cả các tối ưu liên quan đến hiệu năng ứng dụng được đánh giá trên nhiều yếu tố cơ bản như tiêu thụ năng lượng, hiệu năng và ảnh hưởng của nhiệt độ".
Trang Android Authority cho biết họ đã hỏi lại Xiaomi tại sao hãng không áp dụng chiến lược kiểm soát nhiệt độ này với các ứng dụng benchmark mà chỉ áp dụng với các game. Hiện tại, Android Authority chưa nhận được câu trả lời từ Xiaomi với câu hỏi này.
Trước đó, trên Twitter, nhà đồng sáng lập Geekbench, John Poole tuyên bố Xiaomi cũng có hành động bóp hiệu năng dựa trên tên ứng dụng giống như Samsung và OnePlus. Cụ thể, John Poole phát hiện rằng việc nguỵ trang ứng dụng đo hiệu năng Geekbench thành tựa game Fortnite đã khiến điểm hiệu năng đơn nhân giảm đến 30%. Bên cạnh đó, điểm hiệu năng đa nhân cũng giảm 15%.
Ảnh: Android Authority
Poole cũng cho biết thêm rằng ứng dụng Geekbench cho kết quả tương tự khi giả thành tựa game Genshin Impact. Từ đó, có thể thấy Xiaomi đã bóp hiệu năng của thiết bị đối với các ứng dụng game (hiện vẫn chưa rõ các loại ứng dụng hác có bị ảnh hưởng hay không), có lẽ là do vấn đề toả nhiệt và cải thiện tuổi thọ pin.
Việc các hãng điện thoại lớn sử dụng lý do này để bóp hiệu năng những ứng dụng nặng cũng không phải lần đầu, nhưng vấn đề ở đây là sự thiếu minh bạch. Trên thực tế, Xiaomi không bóp hiệu năng đối với những ứng dụng đo hiệu năng (ứng dụng benchmark) cũng là một vấn đề, vì điểm số thiết bị đạt được không phản ánh đúng trải nghiệm của người dùng.
Ngoài ra, đây cũng không phải là lần đầu Xiaomi bị cáo buộc bóp hiệu năng ứng dụng. Năm ngoái, Anandtech đã thử nghiệm chiếc điện thoại Xiaomi 11T Pro và kết quả cũng phản ánh tình trạng tương tự. Tuy nhiên, phát hiện của Poole xuất hiện trong bối cảnh vấn đề này đang nhận được nhiều sự quan tâm sau khi ông lớn ngành điện thoại là Samsung bị chỉ trích vì bóp hiệu năng thiết bị.
Cuối cùng, Samsung thông báo sẽ cập nhật cho dòng điện thoại Galaxy S22 để cung cấp chế độ ưu tiên hiệu năng cao trong ứng dụng Game Launcher.
Theo Android Authority