Xuất hiện tình trạng voi tấn công người do biến đổi khí hậu

D
Đăng Khoa
Phản hồi: 0
Voi vốn được biết đến là loài động vật khổng lồ hiền lành. Nhưng biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên dẫn đến số lượng các cuộc tấn công vào con người gây ra bởi voi được ghi nhận ngày càng nhiều.
Ở Ấn Độ, đã có 500 người được cho là bị giết bởi voi mỗi năm, chủ yếu là do các vụ cướp phá mùa màng. Năm 2021, tờ India Today báo cáo rằng 3.310 người đã chết vì bị voi tấn công trong 7 năm qua. Khi những sự cố như thế này tăng lên, thì sự trả đũa từ dân làng cũng vậy. Năm 2001, 60 con voi được tìm thấy đã chết trên khắp Đông Bắc Ấn Độ và Sumatra vì người dân tại đây đã đầu độc những con voi bằng cách tẩm độc vào cây trồng.
Vào tháng 4 năm 2022, tờ Indian Express đưa tin rằng những con voi đã giẫm chết 6 người, trong đó có một cô gái trẻ, ở quận Dhamtari, Ấn Độ.
Ở các vùng của châu Phi, voi ngày càng xâm nhập sâu vào các vùng đất nông nghiệp để tìm kiếm thức ăn và nước uống, đặc biệt là trong mùa thu hoạch. Vào năm 2018, một đàn voi gồm 28 con đã phá hủy 18 ngôi nhà và hàng rào ở làng Namibia, Otjorute. Một sự cố đáng chú ý khác là vào năm 2021, người dân đã chứng kiếnmột đàn voi xâm chiếm các trang trại ở Ngaremara, Bắc Kenya. Vào thời điểm đó, những người nông dân phẫn nộ đã đe dọa giết chết đàn voi trước khi các nhóm bảo vệ động vật can thiệp.
Voi được biết đến với bản tính hiền lành, nhưng chúng có thể trở nên hung dữ khi cảm thấy bị quấy rối, dễ bị tổn thương hoặc bị đe dọa. Và biến đổi khí hậu dường như đang ngày càng khiến chúng cảm thấy không được an toàn.
Xuất hiện tình trạng voi tấn công người do biến đổi khí hậu
Những con voi châu Á ngày càng đi sâu vào các vùng đất nông nghiệp và phá hoại mùa màng.

Sự gia tăng nhiệt độ

Niki Rust, một nhà khoa học xã hội môi trường chuyên về xung đột giữa con người và động vật hoang dã, nói với tờ Newsweek rằng voi không trở nên hung dữ hơn khi chúng bị nóng. Tuy nhiên, khí hậu thay đổi có thể gây ra áp lực, từ đó dẫn đến gia tăng xung đột.
Năm ngoái thế giới đã trải quamột số đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất trên toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia bản địa của chúng.
Ở các quốc gia nắng nóng, khí hậu thay đổi, nước bốc hơi nhanh hơn và gây ra các điều kiện thời tiết khô hạn hơn và hạn hán. Nếu nó tiếp tục, một số nhà khoa học đã dự đoán rằng tại một số khu vực của châu Phi sẽ nóng đến nỗi đàn voi sẽ chỉ có thể sinh sống với con người đến năm 2050.
Trong thập kỷ qua, Kenya (Châu Phi) đã trải qua một đợt hạn hán, với một số điều kiện khắc nghiệt nhất được trong 40 năm trở lại đây.
Nhiệt độ khô hơn này cũng có thể làm giảm nguồn cung cấp thực phẩm và nước.
Nếu voi không nhận được dinh dưỡng cần thiết, chúng sẽ có nguy cơ bị chết đói. Năm 2019, Zimbabwe (Châu Phi) đã trải qua một đợt hạn hán kinh hoàng. Hãng tin AP cho biết 600 con voi đã được di dời để cứu lấy mạng sống của chúng, trong đó 200 con chết trong vòng một tháng.
Xuất hiện tình trạng voi tấn công người do biến đổi khí hậu
Một bức ảnh cho thấy những con voi ở Kenya đang uống nước. Kenya đã trải qua một đợt hạn hán khắc nghiệt

Gia tăng xung đột

Lydia Tiller, quản lý nghiên cứu và khoa học tại chương trình chung sống giữa người và voi Save the Elephant ở Kenya, nói với tờ Newsweek rằng họ đang chứng kiến
sự gia tăng đáng kể các cuộc xung đột giữa voi và người trên khắp châu Phi.
"Thật không may, chúng tôi không biết bức tranh đầy đủ về những tác động lâu dài của biến đổi khí hậu đối với loài voi ... Số lượng voi bị giết do xung đột ngày càng tăng. Ở Kenya nơi tôi làm việc, chúng tôi nhận thấy hạn hán kéo dài ngày càng nhiều , đang có tác động tàn khốc đối với cả người và voi. "
Tiller cho biết ở nhiều nơi trên đất nước, mọi người đang đưa gia súc của họ vào các công viên quốc gia để chăn thả và cung cấp nước, điều này dẫn đến "nguồn tài nguyên bị lạm dụng quá mức".
Bà nói: "Điều này dẫn đến sự cạnh tranh về tài nguyên và buộc voi phải tìm kiếm tài nguyên bên ngoài công viên. Người và voi xung đột xung quanh nguồn nước hoặc đất canh tác. Nếu không có những dự đoán về khí hậu và lượng mưa ổn định, điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn".
Một nghiên cứu năm 2021 của Đại học Kent cho thấy số vụ việc liên quan đến voi phá hoại mùa màng đã tăng 49% trong vòng 15 năm. Người ta cũng xác định rằng nông dân phải dành nhiều thời gian hơn đáng kể cho việc bảo vệ mùa màng của họ.
Tiller cho biết cô sẽ không nói những con voi trở nên "hung dữ hơn, hay tính khí của chúng đang thay đổi" —nhưng chúng tiếp xúc với mọi người thường xuyên hơn và có nhiều hành động gây hấn hơn.

Những biện pháp nào có thể được thực hiện?

Nikhil Advani, Giám đốc Khí hậu, Cộng đồng và Động vật Hoang dã tại Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) nói với tờ Newsweek rằng khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm gia tăng xung đột, các tổ chức phải vào cuộc để giúp thế giới có thể thích ứng với sự thay đổi này.
Tại các ngôi làng ở Maasi Mara, người phụ nữ sẽ chịu trách nhiệm lấy nước và họ phải đi bộ khoảng 4 km mỗi ngày để lấy nước. Để làm được điều đó thì họ phải xâm nhập vào các khu vực của động vật hoang dã được bảo vệ. Advani cho biết để ngăn phụ nữ và voi tiếp xúc và tranh giành nước, họ đã lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa tại các ngôi làng. Ông nói: “Và sau đó chúng tôi đã khôi phục một nguồn nước có thể được sử dụng bởi các loài động vật hoang dã trong các khu bảo tồn”.
Tuy nhiên, khi biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, Advani lo ngại rằng có thể đến một lúc nào đó các biện pháp như thế này sẽ không còn hiệu quả.
"Với tình trạng hạn hán quá nghiêm trọng, họ phải vận chuyển nước từ khắp nơi, và đây là những việc chúng ta cần tiếp tục làm. Nhưng có thể sẽ đến lúc không khả thi nếu tốn kém quá nhiều chi phí hoặc không thực tế", ông nói
Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top