Loài chuột Antechinus thường xuyên được lên báo gần đây vì lý do chúng "chơi trò chơi người lớn" liên tục đến khi chết. Đây không phải là sự suy thoái trong quá trình tiến hóa mà thức chất là đặc điểm riêng của loài.
Một con chuột Anutechinus đực dành nửa cuộc đời của chúng để quan hệ tình dục;tới 14 tiếng mỗi ngày. Và đó không phải những cuộc mây mưa nhẹ nhàng, tình cảm mà là kiểu tình dục "đánh nhanh thắng nhanh". Kiểu giao phối này nhanh đến mức vượt quá khả năng cung cấp tinh trùng của cơ thể và khiến chúng kiệt sức hoàn toàn. Chúng sẽ rụng lông, chảy máu trong và chết trước khi kịp đón sinh nhật đầu tiên của mình.
Một chú Antechinus đực khiêm nhường… trước khi "lâm trận"
Và để vinh danh sự ra đi đầy bi thảm của loài chuột Anutechinus, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn một số loài khác trên Trái Đất này cũng sống chỉ để sinh sản… rồi chết. Có một cái tên khoa học dành riêng cho những loài này là semelparous animals (động vật bán tinh). Những loài động vật này chỉ có một cơ hội để giao phối và sinh sản trong đời, nhưng đôi khi là chúng giao phối liên tục cho đến lúc chết.
Các loài semelparous chắc chắn sẽ chết sau mùa giao phối, nhưng chúng không bận tâm về việc phải sống sót. Do vậy, những con đực sẽ dồn hết sức lực để tìm bạn đời và "chiến đấu". Tuy nhiên, khá ít loài động vật có vú và động vật có xương sống lựa chọn kiểu sinh sản này.
Ong đực
Đây là một ví dụ điển hình. Không như những con cái, ong đực sinh ra chỉ để giao phối với ong chúa. Thi thoảng chúng sẽ sử dụng cánh để làm mát tổ ong nếu quá nóng, còn không chúng chỉ nằm đó và chờ đến mùa sinh sản. Một số con sẽ giao phối thành công với ong chúa và tất cả đều chết sau đó. Quả là một cuộc sống tuyệt vời, đúng không?
Cá hồi Thái Bình Dương
Cá hồi trông đáng sợ hơn bạn nghĩ đấy
Cá hồi nổi tiếng nhờ việc bơi ngược dòng sông để đẻ trứng, nhảy qua những con thác nhỏ và bơi đến nơi sinh sản. Những con cái gần như sẽ chết ngay sau khi đẻ trứng, trong khi những con đực sống lâu hơn, đủ để bảo vệ trứng. Và sau đó, chúng cũng sẽ chết do không ăn gì từ khi vào vùng nước ngọt. Chúng sống nhờ vào năng lượng dự trữ từ việc đốt mỡ để di chuyển, một khi số năng lượng này cạn kiệt, chúng sẽ chết.
Bạch tuộc vùng biển sâu
Con cái thuộc loại bạch tuộc Graneledone boreopacifica sống hàng nghìn mét dưới đáy biển và dành cả một quãng đời để sống trong cảnh đói đến chết để bảo vệ trứng của chúng. Một nhóm nghiên cứu đã khám phá ra loài bạch tuộc này trông nom đám trứng của nó suốt 53 tháng liền. Trong suốt thời gian đó, loài bạch tuộc Graneledone boreopacifica không hề ăn bất cứ thứ gì hay làm gì, ngoại trừ việc nằm lên trên những đứa con chưa nở của mình. Sau đó, con cái sẽ chết. Còn con đực thì nhiều khả năng đã chết ngay sau khi giao phối. Điều này cho thấy, ngay cả những sinh vật thông minh cũng có thể vứt bỏ lý trí của mình chỉ vì một đêm mặn nồng.
Ký sinh trùng bộ cánh xoắn
Một con ký sinh trùng bộ cánh xoắn đực. Để thấy hình ảnh một con cái, hãy tưởng tượng một cục u màu đen bên ngoài mông của một con tò vò
Đúng như tên gọi của nó, những con ký sinh trùng này sống một cuộc sống rất "xoắn". Con cái sẽ ký sinh vào một loài côn trùng khác, như ong hay tò vò, chỉ lộ ra mỗi bộ phận "nhạy cảm" (cơ bản là mông của nó). Con đực sẽ bay theo, giao phối và bay đi nơi khác. Con đực sẽ chết sau đó, cuốc sống của nó chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ sau khi nở. Còn con cái ấp trứng và con của nó sẽ ăn chính mẹ của mình từ trong ra ngoài. Quả là tình mẫu tử.
Tắc kè hoa
Không, nó không đổi màu để ngụy trang đâu
Mỗi năm, số lượng tắc kè hoa trên toàn cầu sẽ tăng lên rồi lại giảm xuống. Chúng chỉ sống khoảng 4 đến 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau, trong khoảng thời gian này chúng sẽ phát triển, giao phối, đẻ trứng và cuối cùng là chết. Chúng chỉ sống trên một hòn đảo ở Madagascar tại một khu vực rất nhỏ trong rừng. Hầu hết thời gian tồn tại của chúng là nằm trong trứng. Vì vậy dù chúng vẫn tồn tại, nhưng lại không mang lại nhiều dấu ấn lắm. Không phải mọi câu chuyện về tiến hóa đều có sức hút cả.
Minh Bảo (Theo Popular Science)