10 cặp thuật ngữ công nghệ ít người không bị nhầm lẫn, biết hết thì quá "cứng"

Khi tìm hiểu về lĩnh vực công nghệ, bạn dễ dàng gặp phải khá nhiều thuật ngữ mơ hồ. Và chính vì công nghệ luôn phát triển mỗi ngày nên các thuật ngữ mới trên lĩnh vực này cũng xuất hiện liên tục.
10 cặp thuật ngữ công nghệ ít người không bị nhầm lẫn, biết hết thì quá cứng
Nắm và hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ là rất cần thiết nếu bạn muốn sử dụng chúng đúng cách. Để giúp bạn, chúng tôi đã chuẩn bị một danh sách gồm 10 cặp thuật ngữ dễ gây hiểu lầm và thường bị dùng sai nhất.

1. Bits – Bytes​

Điểm khác nhau rõ rệt nhất giữa bitbyte là kích thước và dung lượng. 1 bit có thể là một trong hai giá trị 1 hoặc 0. Trong khi đó, 1 byte có thể chứa 8 bits dữ liệu.
Trên thực tế, có một điểm khác biệt lớn nữa giữa hai đơn vị này. Bộ nhớ lưu trữ dữ liệu (như SSD, HDD hay RAM) sử dụng byte làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn. Trong khi đó, các thiết bị mạng (như Wi-Fi adapter, card mạng và modem) lại sử dụng đơn vị đo tiêu chuẩn là bit.
Bên cạnh đó, đơn vị viết tắt của byte là “B” (viết hoa), còn đơn vị viết tắt của bit là “b” (viết thường). Ví dụ, 10 megabytes sẽ được viết là 10 MB, còn 10 megabits/giây sẽ được biết là 10 Mbps. Như vậy, chỉ cần nhìn vào cách viết là bạn đã có thể dễ dàng nhận biết được đơn vị đo nào đang được sử dụng.

2. CPU – GPU – TPU​

10 cặp thuật ngữ công nghệ ít người không bị nhầm lẫn, biết hết thì quá cứng
- Central Processing Unit (CPU), hay bộ xử lý trung tâm, là bộ não của máy tính. Nó là cầu nối giữa phần mềm và phần cứng, giúp tạo nên sự liên kết giữa hai phần này. CPU phụ trách xử lý mọi chức năng của máy tính.
- Graphical Processing Unit (GPU), hay bộ xử lý đồ hoạ, chịu trách nhiệm xử lý và tăng cường khả năng đồ hoạ của hệ thống. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ tích hợp sẵn một GPU cơ bản trong CPU. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ cần lắp đặt thêm GPU rời để tăng cường hiệu suất xử lý hình ảnh của hệ thống.
- Tensor Processing Unit (TPU) là bộ phận xử lý các phép nhân khổng lồ, phép tính AI và các thuật toán. TPU là bộ xử lý dành riêng cho các ứng dụng framework như TensorFlow của Google.

3. RAM – ROM​

Dù đây là hai thuật ngữ rất phổ biến nhưng nhiều người dùng vẫn thường xuyên nhầm lẫn.
- RAM là viết tắt của Random Access Memory, hay bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.
- ROM là viết tắt của Read-Only Memory, hay bộ nhớ chỉ đọc.
RAM là một loại bộ nhớ máy tính được sử dụng để lưu trữ các chương trình và dữ liệu đang sử dụng trong một thời gian ngắn. RAM là bộ nhớ khả biến và sẽ bị xoá sạch khi người dùng tắt hoặc khởi động lại hệ thống. Ngược lại, ROM là bộ nhớ bất biến. Thông tin sẽ được lưu trữ lâu dài trên bộ nhớ ROM, ví dụ như ổ cứng máy tính. “Lâu dài” ở đây có nghĩa là dữ liệu sẽ tồn tại cho đến khi bạn quyết định xoá bỏ chúng.

4. FPS – Hz​

Màn hình máy tính nói riêng và các loại màn hình nói chung thường có hai thông số kỹ thuật là tốc độ khung hình (frame rates)tốc độ làm tươi (refresh rates). Các thông số này đều chỉ khả năng cảm nhận chuyển động được trình chiếu trên màn hình.
- Frames Per Second (FPS), hay khung hình trên giây, là số lượng khung hình máy tính có thể xử lý trong 1 giây. Chỉ số này càng cao thì hình ảnh chiếu trên màn hình càng chuyển động mượt mà.
- Hert (Hz), hay héc, là đơn vị của tốc độ làm tươi. Tốc độ làm tươi là số lần máy tính cập nhật hình ảnh trên màn hình. Tốc độ làm tươi càng cao thì chuyển động càng mượt.
Bạn có thể tham khảo thêm các thông số quan trọng khác của màn hình tại đây.

5. 32-bit – 64-bit​

10 cặp thuật ngữ công nghệ ít người không bị nhầm lẫn, biết hết thì quá cứng
Như đã nói ở trên, bit là đơn vị tính dung lượng của bộ nhớ máy tính. Ngoài ra, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp nhiều hệ thống khác nhau được phân loại thành 32-bit và 64-bit. Đây là hai thuật ngữ thể hiện kiến trúc máy tính. Con số “32”“64” là khả năng xử lý dữ liệu. Kiến trúc 32-bit phù hợp cho các hệ thống nhỏ với bộ nhớ RAM từ 4 GB trở xuống. Kiến trúc 64-bit có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn trong một hoạt động và có khả năng xử lý đa nhiệm tốt hơn với thiết bị có cấu hình phần cứng cao hơn.

6. Bộ nhớ (Memory) - Ổ đĩa (Storage)​

10 cặp thuật ngữ công nghệ ít người không bị nhầm lẫn, biết hết thì quá cứng
Bộ nhớ là linh kiện máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu ngắn hạn. Ví dụ như các dữ liệu đang xử lý và nhật ký hoạt động. Đây là bộ nhớ khả biến, có nghĩa là nó sẽ lưu giữ dữ liệu miễn là hệ thống còn hoạt động. Bộ nhớ còn là một cách hiểu khác của RAM, như đã giải thích bên trên.
Ổ đĩa máy tính cho phép lưu trữ dữ liệu lâu dài. Đây là dạng bộ nhớ bất biến (tương tự như ROM đã được nhắc đến ở trên). Ổ đĩa cứng (như HDD và SSD) chỉ các loại ổ đĩa lưu trữ dữ liệu.

7. SRAM – DRAM​

SRAM (Static RAM – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh) hay DRAM (Dynamic RAM – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động) là hai loại RAM với kiến trúc khác nhau. SRAM có tốc độ nhanh hơn và lượng điện năng tiêu thụ thấp hơn DRAM. Dù vậy, DRAM lại có giá thành rẻ hơn SRAM. SRAM thường được sử dụng cho bộ nhớ cache (bộ nhớ tạm thời), trong khi DRAM thường sử dụng làm bộ nhớ chính.

8. IP – DNS – MAC Address – TCP​

- Internet Protocol (IP) là địa chỉ riêng biệt của mỗi hệ thống để nhận dạng nó trên mạng internet. Nhà cung cấp dịch vụ internet sẽ cung cấp địa chỉ IP cho bạn.
- Domain Name System (DNS) dịch tên trang web bằng chữ và số cho địa chỉ IP. Nhờ đó khiến chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
- Địa chỉ MAC (Media Access Control Address) là địa chỉ được nhà sản xuất thiết bị gán cho bộ tiếp mạng (network adapter). Đây là dãy số định danh độc nhất của mỗi thiết bị. Địa chỉ MAC giúp xác định địa chỉ vật lý của máy tính trên mạng internet.
- Transmission Control Protocol (TCP) là cơ chế kết nối cho phép các chương trình và thiết bị trao đổi thông tin trên mạng. Giao thức này cho phép máy chủ giao tiếp với máy khách.

9. IPv4 – IPv6​

10 cặp thuật ngữ công nghệ ít người không bị nhầm lẫn, biết hết thì quá cứng
IPv4IPv6 là hai loại địa chỉ IP khác nhau về dạng thức và kích cỡ. IPv4 là một địa chỉ 32-bit bao gồm 4 chữ số kết hợp thành một địa chỉ IP độc nhất. IPv6 là phiên bản nâng cấp của IPv4. IPv6 là địa chỉ số thập lục phân 128-bit. Nó bao gồm 8 bộ số thập lục phân kết hợp để tạo thành một địa chỉ IP.

10. POP3 – IMAP – SMTP​

POP3 (Post Office Protocol 3)IMAP (Instant Messaging Access Protocol) là những cơ chế khôi phục, quản lý và lưu trữ thư điện tử từ máy chủ hoặc thiết bị bên thứ ba.
POP3 cho phép lưu trữ thư điện tử và gửi tin nhắn từ một thiết bị duy nhất. Ngược lại, IMAP cho phép lưu trữ thư điện tử trên các máy chủ. Nó cho phép truy cập thư điện tử từ nhiều thiết bị khác nhau. POP3 là công nghệ đã lỗi thời và đơn giản, trong khi đó, IMAP tiên tiến hơn và nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn chung.
10 cặp thuật ngữ công nghệ ít người không bị nhầm lẫn, biết hết thì quá cứng
SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) là giao thức giao tiếp tiêu chuẩn được sử dụng trong POP3 và IMAP để gửi và nhận thư điện tử.

Hiểu rõ, dùng đúng​

Trong lĩnh vực công nghệ, các khái niệm thường khá mới. Do đó, bạn phải liên tục cập nhật những công nghệ mới phát triển. Việc hiểu rõ những thuật ngữ công nghệ không chỉ giúp bạn mở rộng kiến thức, mà còn để bạn có thể sử dụng đúng những công nghệ đó.
Theo MUO
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top