100.000 chiếc iPhone tái chế bị đánh cắp để tuồn ra thị trường

Bỉ Ngạn Hoa

Moderator
Theo phóng sự điều tra mới công bố, gần 100.000 chiếc iPhone mà Apple trả cho một nhà thầu để xử lý thành phế liệu đã bị đánh cắp và chuyển sang Trung Quốc.
100.000 chiếc iPhone tái chế bị đánh cắp để tuồn ra thị trường
Hãng tin Bloomberg vừa công bố phóng sự điều tra chuyên sâu hé lộ nhiều bí mật về quy trình tái chế thiết bị cũ của Apple.
Thay vì tự xử lý các thiết bị cũ, Apple đã trả tiền cho một nhà thầu bên ngoài có tên GEEP để cắt nhỏ hơn 250.000 thiết bị cũ mỗi năm.
Trong hai năm đầu tiên của hợp đồng, Apple đã gửi cho GEEP hơn 530.000 iPhone, 25.000 iPad và 19.000 đồng hồ Apple. Đáng chú ý, nhiều thiết bị trong số này vẫn còn hoạt động bình thường và có thể dễ dàng bị xóa sạch để bán ra thị trường đồ cũ.
Tuy nhiên, một cuộc kiểm toán của Apple đã phát hiện ra rằng ít nhất 99.975 chiếc iPhone đang hoạt động mà GEEP cho là đã bị cắt nhỏ đã được chuyển sang Trung Quốc và bán trên thị trường đồ cũ.
Năm 2020, Apple kiện GEEP vì vi phạm hợp đồng, nhưng kể từ đó Apple không có động thái gì thêm. Vụ việc sẽ tự động bị hủy bỏ vào tháng 1/2025 trừ khi Apple tiếp tục tiến hành. Điều tương tự cũng sẽ diễn ra với một vụ kiện liên quan mà GEEP đưa ra chống lại ba nhân viên cũ của họ với cáo buộc những người này đã thực hiện các vụ trộm. Vụ kiện của GEEP với các nhân viên cũ sẽ hết hạn vào tháng 8 năm nay.
Khi vụ kiện của Apple với GEEP được đưa ra ánh sáng lần đầu tiên vào cuối năm 2020 bởi Logic, một hãng tin Canada, các nhà quan sát trong ngành đã rất choáng váng. Đó không chỉ là quy mô gây sốc của vụ trộm có chủ đích mà vụ việc ngụ ý rằng Apple đang thuê một đối tác tái chế cắt nhỏ hàng chục nghìn chiếc iPhone dường như đang ở tình trạng tốt nhất để tân trang.
Điều trớ trêu là cùng năm đó, Apple đã công khai cam kết đạt được mức trung hòa 100% carbon trong vòng đời sản phẩm của mình vào năm 2030 và nêu rõ trong một báo cáo về môi trường rằng “tái sử dụng là lựa chọn đầu tiên của chúng tôi”.
Các nhà phê bình cho rằng việc cắt nhỏ các thiết bị cũ của Apple mâu thuẫn với hoạt động tiếp thị xanh của hãng và có thể là một cách để giữ cho thiết bị cũ đã qua sử dụng giá rẻ không ảnh hưởng đến việc bán sản phẩm mới.
Apple từ chối bình luận về các chi tiết cụ thể nhưng cho biết mọi thứ đã thay đổi kể từ đó.
Người phát ngôn của Apple cho biết việc tái chế thiết bị điện tử ngày nay đã có những bước tiến nhảy vọt kể từ khi vụ kiện GEEP được đệ trình. Một trong những thay đổi đó là sự ra mắt của robot tái chế iPhone cải tiến, Daisy, thay thế phiên bản đầu tiên, Liam. Nhưng theo trang 9tomac, có những thông tin cho rằng đó có thể chủ yếu là một động thái PR.
Vào khoảng thời gian Apple đưa Daisy lên mạng ở Hà Lan, một người lúc đó đang làm việc tại Re-Teck, một đối tác tái chế khác của Apple, nhớ lại đã chứng kiến hàng tấn AirPods, Mac và đồng hồ Apple Watch bị nghiền nát, nhiều sản phẩm trong số đó vẫn ở trạng thái tốt. Re-Teck từ chối bình luận. Trong một số trường hợp, nhân viên này cho biết, công nhân sẽ dùng búa đập vỡ thiết bị.
Người đồng sáng lập iFixit, Kyle Wiens, tin rằng việc băm nhỏ các thiết bị vẫn có thể sửa chữa hoặc sử dụng làm linh kiện thay thế là bất hợp pháp.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top