13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022

Năm 2022 trôi qua, giờ là lúc chúng ta nhìn lại để thấy một năm qua đã làm được những gì. Khi nói đến những xu hướng về sức khỏe và thể dục trong năm, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều trend khác thường đến nỗi lập dị.
Một số ngớ ngẩn và hoàn toàn không hiệu quả; thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy dành chút ít thời gian để hoài niệm về những trend quái gở này, rồi tự hứa danh dự với bản thân rằng sẽ không bao giờ bị cám dỗ mà “đú” theo bất cứ thứ gì tương tự trong năm 2023 sắp đến!
1. Tinh hoàn rám nắng

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
2022 là năm mà việc tắm nắng cho 2 tinh hoàn của bạn (lý tưởng nhất là phơi trước bảng đèn đỏ “chuyên dụng” với mức giá sương sương 1.600USD) trở nên cực nổi tiếng. Trong suốt một khoảng thời gian dài, liệu pháp này được đông đảo thành viên “hội anh em công nghệ yêu thích bẻ khóa sinh học” nghĩ là hoàn toàn bình thường và rất phù hợp để phổ biến, và có vẻ như hội này là những người duy nhất nghĩ như vậy. Năm nay, Tucker Carlson đã nâng việc phơi nắng tinh hoàn trở thành 1 xu hướng chủ đạo. Cảm ơn nhé, Tucker.
2. Bỏ tập tạ vì cortisol

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Cortisol là một hormone có nhiều vai trò trong cơ thể, bao gồm chức năng hình thành ký ức và điều chỉnh cân bằng muối. Thế nhưng một trong những chức năng còn nổi tiếng hơn của cortisol lại liên quan đến stress và sự viêm nhiễm. Xuất phát từ sự thật này, những “hot tiktoker” đã thêu dệt nên một câu chuyện về việc nâng tạ làm gia tăng cortisol và cortisol thì khiến bạn tăng cân như thế nào; vì lẽ đó nếu bạn muốn có một cơ thể mảnh dẻ, bạn cần đá bay thanh tạ sang một bên ngay lập tức và chỉ cần tập Pilates là đủ rồi.
Dĩ nhiên không hề có thông tin nào trong mớ “sự thật tiktok” trên là đúng cả. Tập thể dục chỉ khiến cortisol tăng tạm thời, nhưng đó không phải là điều xấu; thúc đẩy cơ thể bằng một dạng stress có thể hồi phục chính là tác dụng thật sự của thể dục.
3. Tự phá thai bằng thảo dược

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Trước và sau khi Roe v. Wade bị lật tẩy, mọi người chắc hẳn đã từng rỉ tai nhau những lời khuyên về cách phá thai trên các phương tiện truyền thông xã hội. Một vài kênh thông tin có thể có ích, ví dụ như các trang web giúp bạn kết nối với một tổ chức có thể hỗ trợ bạn trong việc phá thai. Thế nhưng một số kênh khác lại hết sức nguy hiểm, đặc biệt là các thông tin bóng gió đề cập đến việc bất kỳ ai mang thai ngoài ý muốn đều có thể dễ dàng từ bỏ đứa bé chỉ bằng cách uống một ly pennyroyal! Trong khi đó, các tài liệu khoa học đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do sử dụng pennyroyal tự phát, thứ có thể dẫn đến suy gan.
Trên thực tế, phá thai bằng thảo dược nguy hiểm hơn nhiều so với phá thai bằng cách can thiệp y tế, hơn nữa liệu pháp thảo dược thậm chí còn không đảm bảo có hoạt động hay không. Đây chỉ được xem như một thủ thuật y khoa bạn có thể tiếp cận mà thậm chí không biết liều lượng thích hợp, các tác dụng phụ cần lưu ý, tỉ lệ thành công, hoặc những rủi ro mà bạn nhận lấy. Vậy bạn có dám chấp nhận sự thật này vì bất kỳ lí do gì không?
4. Dùng giấm để giảm cân

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Có lẽ đến bây giờ thì ai trong chúng ta cũng đã biết được rằng chẳng có một thứ “mẹo hay ho kỳ diệu” nào giúp mình giảm cân cả, vậy nhưng một số người vẫn cố gắng đồn thổi và tìm cách bán những “mẹo” đó cho chúng ta. Nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng để vạch trần những “mẹo” giảm cân này, trong đó có “mẹo” uống giấm để giảm cân!
5. Bài tập 12-3-30 đối với máy chạy bộ

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Tập luyện với máy chạy bộ bề mặt nghiêng là một liệu pháp tốt giúp ích cho tim mạch của bạn, vậy nhưng bài tập máy chạy bộ có tên “12-3-30” vẫn chễm chệ nằm trong danh sách này, vì một lý do đơn giản: tính đặc hiệu của bài tập này thực sự ngu ngốc. Các cô nàng tiktok không ngừng thề thốt liên miên về câu thần chú: độ nghiêng bề mặt chạy 12%, tốc độ 3.0 dặm/giờ, thời gian chạy 30 phút. Lẽ nào họ không hiểu rằng, việc thiết lập các cài đặt cứng nhắc theo công thức trên sẽ quá khó đối với người nhập môn, nhưng lại quá dễ dàng đối với những người mạnh khỏe hay sao? Tóm lại: đây chẳng phải là một bí quyết bí mật bí truyền gì gì đó để giảm cân cả, và câu thần chú này cũng không thể thay thế cho việc không ngừng nâng cao rèn luyện thể lực được đâu!
6. Thức uống “internal shower”

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Trong số tất cả các trend về sức khỏe đường ruột ngớ ngẩn mà chúng ta đã thấy nhan nhản trên TikTok, “internal shower” là một xu hướng thú vị. Trong một ly nước “internal shower” được pha đúng điệu, chúng ta có chất xơ (đến từ hạt chia) và một liều hydrat hóa lành mạnh (đến từ nước, hiển nhiên rồi). Thế rồi thức uống này được thổi phồng lên là tốt và giúp bạn thanh tẩy cơ thể. Nói trắng ra thì “internal shower” chỉ là phiên bản “phát minh lại” của thuốc bổ sung chất xơ Metamucil với 1 cải tiến duy nhất: vắt thêm chanh tươi vào.
7. Sợ gập bụng

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Thành thật mà nói, nỗi sợ về bài tập gập bụng không phải chỉ mới xuất hiện trong năm 2022, và sẽ không bao giờ có dấu hiệu chấm dứt. Không hề có bài tập bụng nào thực sự “có hại cho lưng” hết mà chính những bài kiểm tra thể lực cường độ cao yêu cầu bạn gập bụng trong khi cơ bắp đang mệt mỏi cực độ mới có thể gây ra điều đó. Và dĩ nhiên, việc bạn gập bụng với cường độ bình thường theo một giáo trình tập luyện đã quen thuộc với bản thân thì không hề có hại đến lưng.
8. Bổ sung “sức khỏe đường ruột”

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Những KOLs hiện nay đang sử dụng cụm từ “sức khỏe đường ruột” như một cách nói uyển chuyển để lý giải cho việc sở hữu một vòng eo thon thả:
Bạn không hề béo và không cần phải cố gắng giảm cân đâu, bạn chỉ đang đầy hơi và việc duy nhất bạn cần làm là hỗ trợ “sức khỏe đường ruột” của mình. Trend mới nhất ở “vũ trụ” này chính là khuyên răn mọi người cần mua ngay L-glutamine hoặc các chất bổ sung “sức khỏe đường ruột” khác.
Quay trở lại hành tinh của chúng ta, mới đây Hiệp hội Nghiên cứu Đường ruột Canada cho biết: nếu bạn có vấn đề về đường ruột nghiêm trọng đến mức cơ thể bạn không thể tự tạo ra L-glutamine thì đã đến lúc bạn cần đến bác sĩ rồi đấy.
9. Đồng bộ hóa các bài tập thể dục với chu kỳ kinh nguyệt

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Nếu bạn rụng trứng và có kinh nguyệt (như nhiều phụ nữ không thực hiện kiểm soát nội tiết tố sinh sản khác), bạn có thể nhận thấy một chút khác biệt trong cảm giác tập luyện của mình tại những tuần nhất định trong tháng - hoặc bạn có thể chẳng nhận thấy gì.
Nếu cảm giác có chút khác biệt này thực sự là một vấn đề với bạn, bạn nên tiếp tục duy trì việc tập luyện của mình một cách nhất quán, nhưng hãy giảm bớt cường độ nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy quá sức mệt mỏi. Dù sao thì hầu hết các chương trình tập luyện đều đã lý giải và có hướng dẫn cho vấn đề này (ai trong chúng ta mà chẳng có những ngày khó khăn, hết lần này qua lần khác dù cho có đang hành kinh hay không). Thế nhưng vẫn có nhiều KOLs cố gắng nói với chúng ta rằng một số tuần nhất định bạn chỉ nên dành cho Yoga và đi bộ nhẹ nhàng. Trên thực tế, nếu dừng việc tập luyện chăm chỉ trong vòng một tuần (hoặc hơn) mỗi tháng sẽ khiến bạn càng xa vời với mục tiêu hơn, vì tính nhất quán trong tập luyện là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cơ thể bạn cải thiện và phục hồi.
10. Thử thách thể hình: 75 Hard

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Thêm một lần nữa! 75 Hard thật sự giống như một Jason Voorhees của làng sức khỏe - liên tục bị đánh bại, nhưng đội mồ sống lại ngay trong phần tiếp theo. 75 Hard là một ví dụ điển hình về thử thách thể lực khủng khiếp. Mặc dù cuộc sống có rất nhiều điều đáng làm dù cho chúng rất khó khăn (hay nói cách khác, nhiều điều đáng giá trong cuộc sống rất khó khăn để đạt được). Thế nhưng 75 Hard hoàn toàn đi ngược lại điều đó: bài tập này cho rằng bạn phải tự làm khó cuộc sống của mình mà không vì lí do gì cả, rồi sau đó tự huyễn hoặc bản thân rằng điều mình vừa làm là một thử thách đáng giá.
11. “Hãy tránh xa lò vi sóng!”

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Thêm một trend nữa quật mồ sống lại: lò vi sóng tiếp tục nhận được một làn sóng thù ghét mới đậm tính “ngụy khoa học” trong năm qua. Hẳn bạn sẽ nghĩ: ủa trend này bị dập tắt từ hồi thập niên 1970 rồi kia mà; nhưng không, những ngụy biện cũ đã quay trở lại kéo theo một cơ số người nghĩ rằng nên tránh ngay việc nấu ăn bằng lò vi sóng từ bây giờ. Thực tế thì lò vi sóng chỉ làm nóng thức ăn chứ không hề phá hủy các chất dinh dưỡng. Lí do duy nhất lò vi sóng không được khuyên dùng với sữa có công thức dành cho trẻ em chính là việc khó đảm bảo bình sữa được làm nóng đều!
12. Chà xát cam lên hàm răng

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
Các mẹo làm trắng răng đang ngày càng trở nên đi quá xa, một trong số những mẹo phổ biến nhất khuyên bạn nên chà cam lên răng để có một hàm răng trắng sáng. Điều này không những không mang lại hiệu quả, mà các nha sĩ còn cho rằng nó sẽ có hại cho “bộ nhai” của bạn. Điều tương tự cũng xảy ra với những “tuyệt chiêu rỉ tai” làm trắng răng khác, khi chúng có thể làm mài mòn hoặc thậm chí mềm men răng của bạn.
13. Làm món gà NyQuil (NyQuil là một loại siro trị ho và cảm cúm màu xanh)

13 trào lưu về sức khỏe thể chất “thảm họa” nhất năm 2022
“Gà ngái ngủ” là một trò đùa dễ thương khi nó vẫn đang chỉ là một bức ảnh thịt gà sống đẫm mình trong một thứ nước sốt xanh.
Thế nhưng FDA đã phát đi cảnh báo về trò đùa này vì nhận thấy có khả năng xảy ra một trận lũ meme mới được chế ra kiểu Tide Pot, khi các nam thanh nữ tú đua nhau thử thách bản thân ăn thứ thức ăn mà rõ ràng là hoàn toàn không nên cho vào miệng.
Nhìn xem, chả ai muốn ăn gà NyQuil cả. FDA biết điều đó, và những người chế meme cũng thế. Ý tưởng về món gà kiểu này tồi tệ đến mức bạn sẽ phát ốm lên ngay khi bắt tay vào chế biến nó hoặc chỉ mới nếm phải 1 tí ti.
Hi vọng rằng vào ngày 31/12/2023, chúng ta sẽ không phải ngồi lại và thống kê một danh sách những trend về sức khỏe thảm họa nào khác đại loại như thế này nữa.
Tham khảo:
LifeHacker
>> Những dữ liệu nào từ thiết bị theo dõi thể dục thực sự có ý nghĩa với các bác sĩ?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top