4 hiểu lầm phổ biến về não bộ, đọc để biết mà không dạy con sai

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Những lầm tưởng về bộ não rất phổ biến, bắt nguồn từ việc đơn giản hóa quá mức hoặc hiểu sai sự thật khoa học về não bộ. Những điều này dẫn đến thực hành giảng dạy không đúng và có thể ảnh hưởng xấu đến việc học tập của học sinh.
Bạn có thể tưởng tượng một học sinh 10 tuổi đang gặp khó khăn trong môn toán, điều gì sẽ xảy ra nếu giáo viên tin rằng có một giai đoạn nhạy cảm đối với việc học toán và học sinh đã qua độ tuổi đó? Đối với tình huống như vậy, người giáo viên có thể sẽ từ bỏ mọi nỗ lực để giúp học sinh tiến bộ hơn trong môn học này, bởi vì họ có niềm tin rằng khả năng toán học đã được định sẵn sau một 'thời kỳ nhạy cảm' nhất định.
Và bạn có thể tiếp tục hỏi rằng liệu điều này có đúng không. Hoàn toàn không, vì khả năng toán học của mỗi người không có thời kỳ nào gọi là "thời điểm quan trọng". Và những thông tin sai lệch về não bộ mà người giáo viên đang định hình cuối cùng lại cản trở việc học và tương lai của một đứa trẻ.
Đó chỉ là một ví dụ nhỏ về cách mà những lầm tưởng về não bộ ảnh hưởng như thế nào đến giảng dạy và giáo dục nói chung. Đáng tiếc là có khá nhiều những lầm tưởng như vậy ở người làm nghề giáo viên. Và sự thật đằng sau những niềm tin sai lệch này là gì, hãy cùng khám phá.
4 hiểu lầm phổ biến về não bộ, đọc để biết mà không dạy con sai

Tìm hiểu thuật ngữ "Neuromyths"

Neuromyths là thuật ngữ được đề xuất và phổ biến bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế của Vương quốc Anh (OECD), bằng cách sử dụng nó để chỉ những quan niệm sai lầm về não bộ phát sinh từ các nghiên cứu khoa học, được áp dụng sai trong lĩnh vực giáo dục.
Việc thêm các thuật ngữ khoa học thường giúp thúc đẩy các ý tưởng không chính xác mà không bị phản đối. Chẳng hạn, thay vì có thể cải thiện khả năng của mình bằng cố gắng và chăm chỉ, chúng ta chỉ sử dụng khoảng 10% chức năng bộ não để hạn chế đối mặt với những lời chỉ trích.
Những lời giải thích hợp lý cho những lầm tưởng này thường không thể tiếp cận được với công chúng mà chỉ dành cho cộng đồng khoa học. Vì thế, nó lan truyền nhanh như nạn cháy rừng, dẫn đến các chính sách giảng dạy trong trường học bị đưa ra và áp dụng một cách sai lệch.
4 hiểu lầm phổ biến về não bộ, đọc để biết mà không dạy con sai
Các dữ kiện dựa trên nghiên cứu về não bộ thường bị hiểu sai
Vậy có cách nào để giải quyết nó không. Hoàn toàn có thể, chúng ta hãy tìm và sử dụng những thông tin thật chính xác. Đó là việc trang bị cho mình những sự thật để tự miễn nhiễm với những quan niệm phi khoa học vốn có tính truyền nhiễm cao. Những cầu nối thông tin chính xác sẽ rút ngắn tối đa khoảng cách giữa các nhà khoa học nghiên cứu về não bộ và những người giáo viên đang xử lý "bộ não" các học sinh trong các lớp học.

Những niềm tin sai lầm phổ biến về não bộ

Một giả định chung mà nhiều người trong chúng ta đưa ra khi nghe về những lầm tưởng đó là chúng ít phổ biến hơn ở thế giới phát triển hoặc chúng có thể chỉ phổ biến ở một số nền văn hóa nhất định nào đó. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là các cuộc khảo sát nghiên cứu các giáo viên ở Anh, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Trung Quốc cho thấy mức độ phổ biến của bệnh lầm tưởng này tương tự nhau ở tất cả các quốc gia.
Chẳng hạn, một con số khổng lồ 93% giáo viên ở Anh tin rằng trẻ em học tốt hơn khi được dạy theo 'phong cách học tập' của họ, còn ở những quốc gia khác tỷ lệ này cũng lên đến 96-97%. Rõ ràng những niềm tin lệch lạc này hiện diện trong các giáo viên ở khắp mọi nơi, không riêng gì ở quốc gia nào. Hãy cùng điểm qua những lầm tưởng phổ biến nhất được báo cáo trong các cộng đồng giáo viên quốc tế và sự thật đằng sau chúng.
4 hiểu lầm phổ biến về não bộ, đọc để biết mà không dạy con sai
1. Lầm tưởng về 10% não bộ
Lầm tưởng phổ biến nhất về bộ não là "chúng ta hầu như chỉ sử dụng 10% bộ não của mình" trong hầu hết thời gian. Điều này hoàn toàn không đúng sự thật, vì bộ não của chúng ta theo thói quen sẽ loại bỏ các kết nối không sử dụng hoặc không liên quan đến một sinh vật nào đó.
Nều huyền thoại này là sự thật thì có nghĩa là 90% khả năng của bộ não không được sử dụng và coi như bỏ đi. Những người bị thương ở những phần nhỏ của não do tai nạn cũng thường mất đi những chức năng quan trọng như cử động và ngôn ngữ, cho thấy rằng tất cả các mô não của chúng ta đều thực hiện các chức năng quan trọng — không thể loại bỏ được bất cứ phần nào.
Lầm tưởng này khá nguy hiểm, vì nó khiến mọi người tin rằng trí thông minh thực tế hoặc những khả năng khác của họ vượt xa những gì họ đang thể hiện, điều này hoàn toàn không có thật. Hiệu suất học tập và làm việc chính là thước đo tốt cho kỹ năng và trí thông minh của chúng ta.
2. Lầm tưởng về "phong cách học tập" của từng cá nhân
Các giáo viên thường tin rằng mọi đứa trẻ đều có một "phong cách học tập" ưa thích của mình, trong đó một số sẽ học tốt hơn thông qua các giáo cụ trực quan và một số khác lại có ưu điểm thông qua các phương pháp thính giác hoặc vận động. Điều này dẫn đến việc giáo viên dành nhiều thời gian và nỗ lực để dạy từng đứa trẻ sử dụng một kỹ thuật phù hợp với phong cách học tập được cho là của chúng, nhưng liệu “phong cách học tập” có tồn tại hay không?
4 hiểu lầm phổ biến về não bộ, đọc để biết mà không dạy con sai
Các giáo viên thường tin rằng trẻ em có phong cách học tập 'ưa thích'
Sự thật là các nhà khoa học đã không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng hỗ trợ nào để phân loại mọi người vào các nhóm 'rộng' gồm những người học về thị giác, thính giác và vận động học. Khi những bằng chứng nào ủng hộ cho niềm tin này đều là do người học tự báo cao và hoàn toàn không có một nguồn nghiên cứu đáng tin cậy nào.
3. Lầm tưởng về não trái - não phải
Có một niềm tin đã tồn tại từ lâu, tuyên truyền một quan điểm rằng mọi người có các bán cầu não chi phối khác nhau mang lại cho họ những kỹ năng hoặc khả năng khác nhau. Người ta từng cho rằng những người có thiên hướng "não phải" thường có nhiều tài năng trong nghệ thuật, trong khi những người 'não trái' có suy nghĩ lý trí hơn. Các giáo viên cũng không phải là ngoại lệ và họ con tin rằng các bài tập phối hợp có thể cải thiện giao tiếp giữa các bán cầu não.
Sự thật thì bộ não của chúng ta được phân chia thành 2 bán cầu, nhưng chúng hoạt động giống như hai bàn tay của chúng ta vậy, vai trò liên quan đến khả năng thực hiện các chức năng là giống nhau. Như vậy, một bán cầu có thể được sử dụng cho một chức năng chuyên biệt, giống như hầu hết chúng ta thích sử dụng tay phải để viết. Điều cần lưu ý ở đây là sử dụng tay phải không mang đến cho chúng ta khả năng đặc biệt hơn, và thậm chí nhiều người có thể viết đẹp bằng tay trái.
Ý tưởng về chuyên môn hóa các bán cầu não được phóng đại thành một niềm tin và đã làm nảy sinh ý tưởng sai lầm rằng mọi người có thể thiên về 'não phải' hoặc 'não trái'. Hơn nữa, nhiễu xuyên âm giữa các bán cầu không phụ thuộc vào các bài tập 'phối hợp', nó dựa trên các sợi kết nối hai nửa của não và chúng không thể được sửa đổi bằng cách di chuyển cơ thể của bạn.
4 hiểu lầm phổ biến về não bộ, đọc để biết mà không dạy con sai
4. Lầm tưởng về thời kỳ học tập quan trọng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngôn ngữ sẽ dễ dàng học tập hơn trước 10 tuổi vì vậy nếu một đứa trẻ không được tiếp xúc với khả năng nghe giọng nói cho đến tuổi đó, chúng sẽ không thể học nói. Và nó thường được gọi là 'thời kỳ quan trọng' để phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, ý tưởng này thực sự đã được đơn giản hóa quá mức, nhấn mạnh đến một giai đoạn nhạy cảm cho sự phát triển não bộ nói chung và tất cả các hình thức học tập.
Điều này là không đúng sự thật. Chính lầm tưởng này đã khiến các bậc cha mẹ vội vàng cho trẻ tiếp xúc với các hình thức học tập khác nhau ngay từ khi chúng còn rất nhỏ. Các giáo viên cũng lầm tưởng khiến họ bỏ qua nỗ lực để giúp đỡ những học sinh kém tiến bộ trong môn toán so với những bạn khác, vì đơn giản họ nghĩ rằng sau giai đoạn này, khả năng của học sinh sẽ không cải thiện được đữa.
Thực tế, bộ não của chúng ta giống như một cơ bắp, nó luôn có thể thay đổi khi nhận được những thông tin đầu vào mới. Việc huấn luyện, học hỏi điều mới luôn có thể giúp cải thiện khả năng vì não có một đặc tính gọi là 'tính dẻo dai thần kinh', nhờ đó là nó có thể tự sửa đổi dựa trên những thông tin được nhận. Khả năng này đã được chứng minh là không phụ thuộc vào tuổi và không có thời kỳ nhạy cảm nào hết.

>>> Tại sao người Nhật tự tin để con đi 1 mình ra đường.
Nguồn scienceabc
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top