cpsmartyboy
Pearl
Các nhà khoa học đã phát hiện ra những cấu trúc siêu nhỏ để hình thành nên kỹ năng sinh tồn đầy ấn tượng của loài thằn lằn.
Khi lựa chọn giữa sự sống và cái chết, nhiều động vật sẵn sàng hy sinh các bộ phận cơ thể của chúng để có thể chạy trốn trước kẻ thù. Điều thú vị là thiên nhiên cũng khéo cung cấp cho chúng những năng lực siêu ấn tượng, trong đó có việc tự cắt bỏ hoặc cắt cụt các chi để nhanh chóng chạy thoát.
Khi bị dồn vào những không gian hẹp và không có còn ngóc ngách nào để thoát, những con nhện sẵn sàng bị mất chân hay như cua sẽ bỏ càng, một số loài gặm nhấm cũng sẽ chấp nhận mất cả mảng lông và da. Hay một số loài sên biển thậm chí còn chấp nhận tự chặt đầu để loại bỏ phần cơ thể đã bị nhiễm ký sinh trùng.
Đặc biệt trong thế giới tự nhiên còn nổi lên một trường hợp đặc biệt, đó là thằn lằn với khả năng tự cắt đứt phần đuôi của chúng để trốn tránh kẻ săn mồi. Thậm chí đôi khi những chiếc đuôi của chúng vẫn có thể ngoe nguẩy được.
Thói quen kỳ lạ này khiến kẻ săn mồi trở nên bối rối vì không biết nên đuổi theo mục tiêu nào. Lúc này con thằn lằn sẽ có thêm thời gian để chạy trốn.
Nếu cho rằng cái đuôi bị mất đi sẽ khiến những con thằn lằn đó gặp hạn chế thì có thể bạn đã nhầm. Việc mất đi chiếc đuôi thậm chí còn giúp ích cho vận động, gây ấn tượng với bạn tình và tăng cường hoạt động lưu trữ chất béo.
Chưa kể nhiều loài thằn lằn còn có thể tái tạo được những chiếc đuôi này sau một thời gian.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu tỉ mỉ thói quen tự cắt đuôi này của loài thằn lằn. Tuy nhiên cấu tạo kỳ lạ của chiếc đuôi khiến những bí ẩn xoay quanh nó trước đây vẫn chưa có lời giải.
Nếu một con thằn lằn có thể rụng đuôi ngay lập tức thì điều gì sẽ xảy ra nếu nó không lâm vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng?
Tiến sĩ Track và các đồng nghiệp của ông đã tìm cách giải quyết nghịch lý bằng cách phân tích một số đuôi mới bị cắt cụt. Bằng cách sử dụng những sợi dây nhỏ được móc vào cần câu, họ đã tóm gọn một số thằn lằn từ ba loài: hai dạng là tắc kè và thằn lằn sa mạc được gọi là thằn lằn chân viền Schmidt.
Trong phòng thí nghiệm, họ dùng ngón tay kéo đuôi thằn lằn dụ chúng thực hiện hành vi tự cắt đứt đuôi. Sau đó họ tiến hành quay chậm lại quá trình đó với tốc độ 3.000 khung hình/giây bằng máy ảnh tốc độ cao. Cuối cùng nhóm nghiên cứu sẽ đem những chiếc đuôi còn đang ngoe nguẩy để kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử.
Ở dưới kính hiển vi, nhóm nghiên cứu nhận thấy mọi vết đứt gãy trên chiếc đuôi đều chứa đầy những cột trụ hình nấm. Phóng to hơn nữa họ nhận thấy từng mũ nấm lấm tấm những lỗ chân lông nhỏ li ti. Nhóm nghiên cứu đã rất kinh ngạc với cấu trúc của chiếc đuôi sau khi bị cắt đứt. Cấu trúc đuôi với các túi hình trụ có thể nối và chạm vào nhau một cách trơn tru hóa ra lại là các phân đoạn có kết nối lỏng lẻo.
Tuy nhiên mô hình về chiếc đuôi tiết lộ rằng, các cấu trúc vi mô giống như nấm đã rất thành công trong việc giải phóng sinh khí tích tụ. Mục đích là chúng được nhồi vào trong những khoảng trống nhỏ như lỗ rỗng nhỏ và các khu vực giữa các mũ nấm. Những khoảng trống này có tác dụng bảo vệ phần đuôi nguyên vẹn.
Trong khi những cấu trúc vi mô này có thể đối mặt với lực kéo, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng có xu hướng bị bung ra chỉ cần với một cú vặn nhẹ. Có tới 17 trường hợp đuôi bị đứt do uốn cong hơn là do bị kéo.
Tiến sĩ Animangsu Ghatak, một kỹ sư hóa học tại Viện chuyên môn Ấn Độ Kanpur chia sẻ: “Nó chỉ đơn giản là sự ổn định chính xác giữa độ bám dính và sự tách rời, do đó cho phép những động vật này có thể nhanh chóng cắt đứt đuôi. Ông nói thêm, đuôi của loài thằn lằn được bao phủ bởi hàng tỷ sợi lông nhỏ và bản thân chúng được cấu tạo từ những chiếc mũ hình nấm.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, việc hiểu được phương pháp cho phép thằn lằn tự cắt đuôi có thể tận dụng để gắn các bộ phận giả, lỗ chân lông, ghép da hoặc băng bó, và thậm chí sẽ hỗ trợ robot loại bỏ các thành phần bị hư hỏng.
Nguồn: Nytimes
Khi bị dồn vào những không gian hẹp và không có còn ngóc ngách nào để thoát, những con nhện sẵn sàng bị mất chân hay như cua sẽ bỏ càng, một số loài gặm nhấm cũng sẽ chấp nhận mất cả mảng lông và da. Hay một số loài sên biển thậm chí còn chấp nhận tự chặt đầu để loại bỏ phần cơ thể đã bị nhiễm ký sinh trùng.
Đặc biệt trong thế giới tự nhiên còn nổi lên một trường hợp đặc biệt, đó là thằn lằn với khả năng tự cắt đứt phần đuôi của chúng để trốn tránh kẻ săn mồi. Thậm chí đôi khi những chiếc đuôi của chúng vẫn có thể ngoe nguẩy được.
Thói quen kỳ lạ này khiến kẻ săn mồi trở nên bối rối vì không biết nên đuổi theo mục tiêu nào. Lúc này con thằn lằn sẽ có thêm thời gian để chạy trốn.
Nếu cho rằng cái đuôi bị mất đi sẽ khiến những con thằn lằn đó gặp hạn chế thì có thể bạn đã nhầm. Việc mất đi chiếc đuôi thậm chí còn giúp ích cho vận động, gây ấn tượng với bạn tình và tăng cường hoạt động lưu trữ chất béo.
Chưa kể nhiều loài thằn lằn còn có thể tái tạo được những chiếc đuôi này sau một thời gian.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu tỉ mỉ thói quen tự cắt đuôi này của loài thằn lằn. Tuy nhiên cấu tạo kỳ lạ của chiếc đuôi khiến những bí ẩn xoay quanh nó trước đây vẫn chưa có lời giải.
Nếu một con thằn lằn có thể rụng đuôi ngay lập tức thì điều gì sẽ xảy ra nếu nó không lâm vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng?
Cấu tạo đặc biệt của đuôi thằn lằn
Yong-Ak Track, một kỹ sư cơ sinh học tại Đại học New York, Abu Dhabi gọi đây là “nghịch lý của cái đuôi”. Nó phải đồng thời kết dính và có thể tháo rời. Tiến sĩ Track đề cập đến con thằn lằn: “Nó phải tách đuôi nhanh chóng để có thể tồn tại. Tuy nhiên vào những thời điểm tương tự, không phải lúc nào nó cũng tự làm mất đuôi”.Trong phòng thí nghiệm, họ dùng ngón tay kéo đuôi thằn lằn dụ chúng thực hiện hành vi tự cắt đứt đuôi. Sau đó họ tiến hành quay chậm lại quá trình đó với tốc độ 3.000 khung hình/giây bằng máy ảnh tốc độ cao. Cuối cùng nhóm nghiên cứu sẽ đem những chiếc đuôi còn đang ngoe nguẩy để kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử.
Ở dưới kính hiển vi, nhóm nghiên cứu nhận thấy mọi vết đứt gãy trên chiếc đuôi đều chứa đầy những cột trụ hình nấm. Phóng to hơn nữa họ nhận thấy từng mũ nấm lấm tấm những lỗ chân lông nhỏ li ti. Nhóm nghiên cứu đã rất kinh ngạc với cấu trúc của chiếc đuôi sau khi bị cắt đứt. Cấu trúc đuôi với các túi hình trụ có thể nối và chạm vào nhau một cách trơn tru hóa ra lại là các phân đoạn có kết nối lỏng lẻo.
Tuy nhiên mô hình về chiếc đuôi tiết lộ rằng, các cấu trúc vi mô giống như nấm đã rất thành công trong việc giải phóng sinh khí tích tụ. Mục đích là chúng được nhồi vào trong những khoảng trống nhỏ như lỗ rỗng nhỏ và các khu vực giữa các mũ nấm. Những khoảng trống này có tác dụng bảo vệ phần đuôi nguyên vẹn.
Trong khi những cấu trúc vi mô này có thể đối mặt với lực kéo, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng có xu hướng bị bung ra chỉ cần với một cú vặn nhẹ. Có tới 17 trường hợp đuôi bị đứt do uốn cong hơn là do bị kéo.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, việc hiểu được phương pháp cho phép thằn lằn tự cắt đuôi có thể tận dụng để gắn các bộ phận giả, lỗ chân lông, ghép da hoặc băng bó, và thậm chí sẽ hỗ trợ robot loại bỏ các thành phần bị hư hỏng.
Nguồn: Nytimes