Một báo cáo gần đây cho biết, cá sấu nước mặn ở địa hạt phía bắc của Australia đang phát triển nhanh chóng, một điều ít được ngờ tới. Dân số các loài bò sát lớn trong khu vực này đã tăng từ mức thấp khoảng 3.000 con vào năm 1971 lên hơn 100.000 con hiện tại. Lý do cho sự phục hồi đáng kinh ngạc này là do số lượng lợn rừng tăng nhanh, làm tăng nguồn thức ăn của cá sấu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Biology Letters vào ngày 27/4, các nhà khoa học đang tìm kiếm lời giải thích cho mối liên hệ giữa số lượng dân cư cá sấu và chế độ ăn uống của chúng trong nửa thế kỷ. Để làm điều đó, họ tiến hành so sánh mẫu xương cá sấu từ 40 đến 55 năm trước với xương cá sấu hiện tại. Sự thay đổi mức đồng vị cacbon và nitơ cho thấy những kẻ săn mồi đã chuyển từ thức ăn dưới nước sang chế độ ăn trên cạn, bao gồm lợn rừng, số lượng lợn cũng tăng lên trong cùng khung thời gian.
Vào những năm 1970, số lượng cá sấu bị suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắn trộm, tình hình được cải thiện sau khi chính phủ Australia ban hành lệnh cấm vào năm 1971. Vào thời điểm lệnh cấm bắt đầu, ước tính đã có 113.000 tấm da cá sấu được xuất khẩu từ vùng lãnh thổ phía Bắc của Australia vào thế chiến thứ hai.
Sự thay đổi chế độ ăn từ dưới nước lên trên cạn chỉ là một trong số nhiều lý do góp phần làm tăng số lượng cá sấu ở vùng lãnh thổ phía Bắc, trong khi quần thể ở Queensland và Tây Úc thì không. Trưởng nhóm nghiên cứu Hamish Campbell, giáo sư tại Đại học Charles Darwin, cho biết những bang này không có vùng ngập lụt rộng lớn như lãnh thổ phía bắc, vốn là môi trường làm tổ lý tưởng của cá sấu cái.
“Chúng tôi coi cá sấu là động vật sống dưới nước, nhưng chúng rõ ràng có những tác động đáng kể đến hệ sinh thái lợn hoang. Không có bất cứ thứ gì trong vùng đầm lầy có giá trị dinh dưỡng và sinh khối đủ cao để hỗ trợ cho sự tồn tại lâu dài của cá sấu, điều này khiến chúng phải lựa chọn động vật ở trên cạn”, Campbell nói với The Guardian.
Nguồn: Popsci
Vào những năm 1970, số lượng cá sấu bị suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắn trộm, tình hình được cải thiện sau khi chính phủ Australia ban hành lệnh cấm vào năm 1971. Vào thời điểm lệnh cấm bắt đầu, ước tính đã có 113.000 tấm da cá sấu được xuất khẩu từ vùng lãnh thổ phía Bắc của Australia vào thế chiến thứ hai.
Sự thay đổi chế độ ăn từ dưới nước lên trên cạn chỉ là một trong số nhiều lý do góp phần làm tăng số lượng cá sấu ở vùng lãnh thổ phía Bắc, trong khi quần thể ở Queensland và Tây Úc thì không. Trưởng nhóm nghiên cứu Hamish Campbell, giáo sư tại Đại học Charles Darwin, cho biết những bang này không có vùng ngập lụt rộng lớn như lãnh thổ phía bắc, vốn là môi trường làm tổ lý tưởng của cá sấu cái.
“Chúng tôi coi cá sấu là động vật sống dưới nước, nhưng chúng rõ ràng có những tác động đáng kể đến hệ sinh thái lợn hoang. Không có bất cứ thứ gì trong vùng đầm lầy có giá trị dinh dưỡng và sinh khối đủ cao để hỗ trợ cho sự tồn tại lâu dài của cá sấu, điều này khiến chúng phải lựa chọn động vật ở trên cạn”, Campbell nói với The Guardian.
Nguồn: Popsci