thumbnail - Cách đơn giản đến không ngờ để biết mình bị cao huyết áp hay không?
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Cách đơn giản đến không ngờ để biết mình bị cao huyết áp hay không?

Hầu hết mọi người đến gặp bác sĩ chỉ để đo thị lực mắt, họ không nhận ra rằng đôi mắt còn phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe khác, điển hình là bệnh huyết áp cao.

Cao huyết áp - kẻ giết người thầm lặng

Trên thực tế, đôi mắt có thể là một trong những bộ phận đầu tiên bộc lộ những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp - thường trước khi hầu hết mọi người nhận ra họ mắc bệnh. 

Theo ước tính hiện nay, có khoảng 1,3 tỷ người trên thế giới bị cao huyết áp, nhưng chỉ khoảng 1 nửa trong số này nhận biết được bệnh hoặc được xác nhận từ bác sĩ. Rất nhiều người khác có thể không biết mình bị cao huyết áp, vì nó có ít dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo. Đó cũng là lý do tại sao nó thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".

Huyết áp cao không phải là tình trạng phát triển đột ngột, mà thường là kết quả của lối sống không lành mạnh trong nhiều năm với chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc và uống quá nhiều rượu. Tiền sử gia đình bị cao huyết áp, cùng với các bệnh lý khác - chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh thận - cũng là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Cách đơn giản đến không ngờ để biết mình bị cao huyết áp hay không?  

Nếu không được điều trị, huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và suy tim, đột quỵ, bệnh thận, sa sút trí tuệ cũng như các vấn đề về mắt khác nữa. Vì thế, việc phát hiện sớm bệnh cao huyết áp là rất quan trọng, và khám mắt thường xuyên có thể là một cách để làm điều này.

Các bác sĩ làm gì để chẩn đoán huyết áp qua mắt?

Có một số cách để biết có bị cao huyết áp hay không. Bạn có thể nhờ bác sĩ, dược sĩ kiểm tra hoặc sử dụng bộ xét nghiệm tại nhà. Điều này thường được thực hiện với ống nghe, băng quấn cánh tay.

Hầu hết mọi người được khuyên nên kiểm tra huyết áp của họ khoảng 5 năm 1 lần - và có thể là hàng năm đối với những người có nguy cơ bị huyết áp cao hơn. Tuy nhiên, chính bác sĩ đo thị lực cũng có thể phát hiện ra dấu hiệu của huyết áp cao, thậm chí trước cả bác sĩ đa khoa.

Khi quan sát bên trong mắt bằng đèn khe (loại kính hiển vi chuyên dụng được sử dụng khi khám mắt hoặc chụp ảnh võng mạc), kỹ thuật có thể nhìn thấy nhiều bộ phận khác nhau của mắt, gồm cả các mạch máu nhỏ. Những mạch máu nhỏ này rất nhạy cảm với sự thay đổi của huyết áp cơ thể, dễ bị tổn thương do huyết áp cao - có khả năng dẫn đến mờ mắt. Huyết áp cao cũng có thể gây sự tích tụ chất lỏng bên dưới võng mạc mắt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. 

Cách đơn giản đến không ngờ để biết mình bị cao huyết áp hay không?  

Dựa vào ảnh chụp võng mạc mắt để chẩn đoán huyết áp cao

Ngoài ra, khi khám mắt, bác sĩ đo thị lực sẽ đo cả đường kính của các mạch máu để xác định một người liệu có khả năng bị cao huyết áp hay không? Nếu bác sĩ đo thị lực chụp ảnh võng mạc, dấu hiệu của huyết áp cao sẽ được nhìn thấy ở những vùng xuất huyết màu đỏ ở mắt.

Tuần hoàn của mắt rất giống với tuần hoàn của não, do mắt được phát triển từ mô não, do đó chúng thường được gọi là "cửa sổ dẫn tới não". Đây cũng là lý do tại sao những thay đổi trong mạch máu của mắt được xem là dấu hiệu quan trọng cảnh báo sớm cho những gì có thể xảy ra trong não và những nơi khác trong cơ thể.

Tuy nhiên, bác sĩ đo thị lực nếu muốn chẩn đoán bệnh huyết áp cần phải hỏi nhiều câu hỏi khác liên quan, vì những thay đổi trong mạch máu của mắt cũng có thể do các bệnh khác ảnh hưởng đến. Các chuyên gia hy vọng một ngày nào đó, AI được sử dụng trong các cuộc kiểm tra mắt thường xuyên hơn để xác định cụ thể người có nguy cơ đau tim hay không. 

Mặc dù khám mắt định kỳ không thay thế việc kiểm tra sức khỏe định kỳ nói chung, nhưng mắt được coi là nơi đầu tiên có khả năng phát hiện bệnh cao huyết áp.


>>> Hàng trăm tỷ USD mỗi năm bị lãng phí.

Nguồn sciencealert

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác