Cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc trải lòng nơi xứ người: nhà nghèo, học hành dở dang, tình đầu tan vỡ

Phương (30 tuổi) đến từ một làng quê ở tỉnh Bình Thuận, miền Đông Nam Bộ, gần thành phố Hồ Chí Minh, kết hôn với một người đàn ông ở Trung Quốc cách đây 5 năm. Hai người hiện đã có với nhau một con trai và một con gái. Phương sinh ra ở một vùng quê gần biển, nơi thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt, mưa bão. Cô là con thứ 7 trong một gia đình có đến 9 anh chị em. Đối với một cô dâu Việt Nam như Phương, hôn nhân xuyên biên giới giống như trò chơi may rủi: nếu may mắn thì gặp được người tốt, còn không thì sẽ là cuộc sống chịu đựng. Ở Trung Quốc, người ta gọi Phương là "cô dâu Việt Nam" để phân biệt với những phụ nữ nước ngoài khác lấy chồng và sống ở Trung Quốc.

Từ cô gái nghèo khổ, phải bỏ học vì khó khăn, đến tình yêu đầu tan vỡ

Cha mẹ cô là những người lương thiện, luôn cố gắng làm việc chăm chỉ để những người con được đến trường. Phương học rất giỏi, cô từng đỗ đại học với số điểm xuất sắc. Nhưng thay vì học đại học, cô lại quyết định theo học một trường cao đẳng sư phạm, hy vọng sau khi tốt nghiệp, nhà trường sẽ phân bổ cho cô một công việc ổn định mà không phải mất công tìm kiếm. Nếu không phải trải qua những mùa lũ lụt nghiêm trọng, với ít mẫu ruộng, cha mẹ cô vẫn có thể thu hoạch ba lần một năm và kiếm được đủ tiền để nuôi sống gia đình hơn 10 miệng ăn của họ.
Cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc trải lòng nơi xứ người: nhà nghèo, học hành dở dang, tình đầu tan vỡ
Vào năm học thứ 3, Phương được phân công đi thực tập tại một trường tiểu học cách đó 1 giờ đi xe buýt. Cô phải dậy từ 5 giờ sáng để kịp giờ dạy lúc 7 giờ. Cô thường xuyên phải thức khuya để học bài, chuẩn bị giáo án thực tập, nên thường xuyên khó dậy đúng giờ và bị trễ giờ thực tập nhiều lần. Cuộc sống thiếu thốn cũng khiến Phương gặp nhiều khó khăn khi đi thực tập, nó giống như một vòng luẩn quẩn cơm áo gạo tiền. Giáo viên của cô đã nhiều lần phàn nàn với cô về điều này, nói rằng cô khó có thể trở thành một giáo viên thực thụ. Phương có một người bạn cùng phòng thuộc gia đình khá giả và nhiều bạn khác thường xuyên tụ tập với nhau, tuy nhiên, cô lại không có nhiều thời gian để tham gia vào những cuộc vui. Họ liên tục chế nhạo Phương. Cô còn bị đổ tội ăn cắp chiếc vòng cổ của bạn cùng phòng trong khi không làm điều đó. "Tình ngay lý gian" khi những người khác tìm thấy chiếc vòng cổ ngay dưới gối của cô. Cô phản ánh với giáo viên nhưng không ai tin, bị gán cho là "kẻ trộm", là đồ "vô lại". Phương gần như không có bạn bè, bị cô lập và cảm thấy vô cùng chán nản. Sau đó cô bỏ học về quê. Phương theo một người chị vào Thành phố Hồ Chí Minh và tìm được một công việc in tem ở đó. Trong nhà máy, cô quen Trung và trở thành một đôi. Họ thuê chung phòng trọ, sau khi trả hết tiền nước và tiền điện, họ đã gửi một ít tiền lương còn lại về cho gia đình.
Cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc trải lòng nơi xứ người: nhà nghèo, học hành dở dang, tình đầu tan vỡ
Vẫn là chuỗi ngày khó khăn đeo bám. Cuối tháng nào họ cũng trong tình trạng hết tiền ăn, phải mua bánh mì ven đường để ăn và đi làm vào bữa sáng, bữa tối chỉ có một ít cơm và nước mắm. Cuộc sống tuy vất vả nhưng lại đầy hy vọng, vì có tình yêu, cô mơ đến một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Cô và Trung quen nhau được khoảng 8 năm. Lúc đó cô 26 tuổi, mơ ước được mặc áo dài trong đám cưới. Nhưng ở nông thôn Việt Nam, các cô gái thường kết hôn ở độ tuổi đôi mươi. Bố mẹ Trung kiên quyết phản đối, họ chê Phương quá già để sinh con và gia đình lại ở quê xa. Bố Trung thậm chí còn nói thẳng vào mặt Phương "Lấy ai cũng được chứ nhất định không phải cô". Họ giới thiệu cho Trung những cô gái trẻ đẹp ở gần nhà. Nhưng Trung vẫn kiên quyết yêu Phương. Vào tháng 7 năm 2015, mẹ Phương bị lũ cuốn trôi, cô tuyệt vọng vì mất đi người thân yêu. Áp lực trong công việc ngày càng tăng và nhiều mâu thuẫn khác dồn nén, cuối cùng cô và Trung thường xuyên cãi vã. kết quả là sau đó họ chia tay. Trung về quê và cưới một cô gái trẻ hơn. >>> Phần 2: Hành trình lấy chồng xuyên biên giới và màn đấu giá cô dâu. >>> Phần 3: Giấc mơ thẻ xanh và "phượng hoàng vàng". >>> Phần 4: Không biết làm bánh nhưng ước mơ mở quán bán bánh mì. Nguồn sixthtone
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top