Cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc trải lòng nơi xứ người: hành trình lấy chồng xuyên biên giới và màn đấu giá cô dâu

Sau khi chia tay tình đầu, cuộc sống của Phương đã có một bước ngoặt lớn....

Hành trình bão táp và cuộc hôn nhân môi giới

Suốt 2-3 năm sau khi chia tay, cũng có vài người đàn ông quan tâm nhưng vì mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân, cô thường xuyên nghĩ quẩn và khóc. Năm 2018, trong dịp về quê ăn Tết Nguyên đán, cô nghe kể về một người em họ của mình đã kết hôn với đàn ông Trung Quốc. Cô này còn thường xuyên đăng ảnh và quay video, đi du lịch khắp nơi. Mẹ của người em họ này đã đến nhà Phương và hỏi xem cô có muốn kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc hay không. Bà nói sẽ tìm cho cô một gia đình tử tế, ít nhất là như con gái của bà. Phương đồng ý ngay, lúc đó Phương chỉ muốn tìm lối thoát cho cuộc sống, không nghĩ được gì khác. Sau Tết, cô nghỉ việc ở xưởng in, dùng những đồng tiền lương cuối cùng để làm hộ chiếu. Phương bay từ từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội, cùng với người môi giới của mình. Họ bắt xe đến tỉnh biên giới phía bắc Lạng Sơn, sau đó đi đến vùng Quảng Tây của Trung Quốc. Lòng Phương lúc này rối bời. Cô cũng như bất kỳ ai khác, mong gặp được người tốt và một gia đình tử tế, nhưng loại hình "hôn nhân quốc tế" này giống như một cuộc bốc thăm đầy may rủi và bất ngờ.
Cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc trải lòng nơi xứ người: hành trình lấy chồng xuyên biên giới và màn đấu giá cô dâu
Khi xuống xe, cô gặp người đàn ông đã hẹn trước để đưa sang Trung Quốc. Họ đi bằng xe máy dưới trời mưa và lạnh cóng, giày và quần áo bị dính đầy bùn đỏ. Sau 15 phút đi xe máy, họ bắt đầu phải đi bộ theo một con đường nhỏ đến biên giới, băng qua hàng rào và đi bộ một lúc thì gặp một người phụ nữ Trung Quốc đã đợi sẵn. Phương được đưa đến một ngôi nhà trong một ngôi làng nhỏ, nơi có một số cô dâu Việt Nam đến trước đó cũng đang ngồi đợi. Tối hôm đó họ ăn uống, nghỉ ngơi và hôm sau lại tiếp tục hành trình. Những cô gái đều bị bịt mắt. Họ chỉ có thể nhận ra được mình đang đi trên xe ô tô và đổi phương tiện đến 3 lần. Họ được cho bánh mì và nước để ăn dọc đường, được trông chừng khi đi vệ sinh. Chuyến đi bão táp khiến Phương ngủ thiếp đi lúc nào không hay, tỉnh dậy trong tình trạng vừa khát, họ lại không biết giao tiếp bằng tiếng Trung, chỉ biết làm theo bất cứ điều gì được chỉ dẫn. Cứ khi nào đến một trạm kiểm soát hoặc xe buýt dừng lại, Phương bắt đầu toát mồ hôi vì sợ hãi. Cho đến khi nhìn vào bản đồ, họ mới nhận ra đã đi qua một quãng đường dài đến đất nước láng giềng. Điểm đến của họ là thành phố Kiến Âu, ở phía đông nam tỉnh Phúc Kiến. Người em họ đưa Phương đến nhà mình để nghỉ ngơi qua đêm và ngày hôm sau, bắt đầu đi gặp những "đối tác" tiềm năng.

"Đấu giá" cô dâu để lựa chọn đối tác kết hôn

Trong cuộc gặp mặt, những gia đình được môi giới lần lượt đưa ra những con số "ngã giá" các cô dâu, người môi giới được hưởng 30%. Gia đình đầu tiên sẵn sàng trả 130.000 nhân dân tệ và đã xây một ngôi nhà ba tầng mới, nhưng chú rể bị câm. Gia đình tiếp theo đề nghị 100.000 nhân dân tệ và có một ngôi nhà gạch hai tầng, chú rể tương lai có thể chất tốt, đã tốt nghiệp trung học cơ sở, hơn Phương 5 tuổi. Phương cân nhắc và quyết định lấy anh này. Mặc dù không thể nói tiếng Trung, nhưng tương lai lâu dài với một người câm có lẽ là một số phận tồi tệ còn hơn cả cái chết. Gia đình này đưa 50.000 nhân dân tệ làm của hồi hôn, người em họ Phương lấy 30.000 nhân dân tệ và 20.000 nhân dân tệ còn lại được gửi cho gia đình Phương. 50.000 nhân dân tệ còn lại Phương sẽ được nhận sau khi kết hôn. Phương định bụng sẽ cất 10.000 nhân dân tệ để đề phòng gia đình chồng đối xử tệ với mình và cần trở về Việt Nam. Số 40.000 tệ còn lại, cô định gửi về cho gia đình ở Việt Nam giúp bố mẹ xây một ngôi nhà mới và đóng tiền học cho các em.
Cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc trải lòng nơi xứ người: hành trình lấy chồng xuyên biên giới và màn đấu giá cô dâu
Cô dâu được đưa ra để "đấu giá" Phương không nói được tiếng Trung nhiều nhưng đã học vài từ tiếng phổ thông để giao tiếp hàng ngày. Cô không thể nói nhiều khi mới đến nhà chồng. Khi cần giao tiếp, cô dùng một ứng dụng dịch thuật và cho chồng xem hoặc nhắn tin cho anh ấy trên WeChat, bản dịch không chính xác lắm nhưng dù sao họ vẫn hiểu được nhau. Họ không thể tổ chức đám cưới vì Phương sang đây theo con đường bất hợp pháp. Đến tháng 6/2019, Phương phát hiện mình có thai được 2 tháng và cùng chồng về Việt Nam. Ở đó, họ nhận được giấy đăng ký kết hôn và tổ chức một đám cưới hoành tráng tại quê nhà. Thường thì những các cô gái Việt Nam sang Trung Quốc lấy chồng gây xôn xao trong lần đầu về nhà gái. Việc được gả vào một gia đình nề nếp được coi là may mắn và cao quý. Họ đã mổ lợn, mổ gà khao hàng xóm và hát hò nhậu nhẹt suốt cả ngày. Điều đó là danh dự cho gia đình Phương và bất cứ ai lấy chồng ngoại quốc như cô. Còn những người trong gia đình hoặc hàng xóm thì chỉ quan tâm xem chồng Phương có tiền không, của hồi môn là bao nhiêu và cô mua quà gì cho họ. Họ không để ý gì đến Phương, rằng cô có hạnh phúc không, cuộc sống ở gia đình chồng có tốt không. Chồng Phương không nói được tiếng Việt nên hầu như chỉ im lặng và đưa tiền. Trước khi trở về, chồng cô cũng đưa nốt số tiền còn lại cho bố Phương và anh trai đang chuẩn bị xây nhà mới. Họ chỉ giữ lại khoảng 600 nhân dân tệ cho chuyến về nhà. Phương có cảm giác như bị bán rẻ hơn là một cuộc hôn nhân. >>> Phần 1: Nhà nghèo, học hành dở dang và tình đầu tan vỡ. >>> Phần 3: Giấc mơ thẻ xanh và "phượng hoàng vàng". >>> Phần 4: Không biết làm bánh nhưng ước mơ mở quán bán bánh mì.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top