Đánh giá Asus ROG Strix G10DK: đâu phải cứ mua máy bàn là phải tự build case

ROG Strix G10DK là mẫu máy bộ gaming dựng sẵn mới được ra mắt tại thị trường Việt Nam của Asus. Sản phẩm gây chú ý với thiết kế thùng máy bắt mắt, trang bị dàn đèn LED RGB cá tính, bên cạnh cấu hình AMD Ryzen 5 5600G và card đồ họa NVIDIA GeForce GTX 1660Ti tối ưu cho các tựa game eSport.
VNReview.vn

Xu hướng lựa chọn những mẫu case dựng sẵn (pre-built) hay máy bộ gaming đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới game thủ nhờ sự tiện lợi, nhanh gọn so với việc tự dựng case truyền thống. Thay vì phải đau đầu, mất thời gian chọn lựa từng loại linh kiện như CPU, card đồ họa, mainboard, nguồn, ổ cứng, RAM,… các gamer giờ chỉ cần xác định một thương hiệu uy tín, mức ngân sách có thể chi trả, cấu hình phù hợp là đã có ngay một chiếc desktop sẵn sàng chinh chiến trong thế giới ảo.
Đánh giá Asus ROG Strix G10DK: đâu phải cứ mua máy bàn là phải tự build case
Vừa được ra mắt tại Việt Nam vào cuối tháng 3, ROG Strix G10DK là mẫu máy bộ gaming mới nhất của Asus - thương hiệu đã rất quen thuộc với giới gamer. Mẫu case gaming dựng sẵn này được Asus hướng đến các gamer tân thủ, tối ưu cho những tựa game eSport với CPU AMD Ryzen 5 5600G và card đồ họa NVIDIA GeForce GTX 1660Ti, mức giá khuyến nghị của ROG Strix G10DK hiện đang là 25.990.000 VND.

Thiết kế bắt mắt, đậm chất gaming, cổng kết nối đa dạng

ROG Strix G10DK sở hữu các đường nét gọn gàng, thanh thoát ở phần vỏ case nhưng vẫn giữ được nét mạnh mẽ cần thiết ở một thiết bị gaming. Mặt trước thùng máy được làm nhô cao, lấy cảm hứng từ tấm khiên giáp của các chiến binh, mang tới sự mới lạ, bắt mắt. Đi kèm dải đèn LED RGB với tạo hình theo dạng tia sét, máy tạo được ấn tượng tốt với các game thủ ưa thích sự đơn giản nhưng hiệu quả. Điểm đáng tiếc là logo con mắt ROG ở trước thùng máy lại không có đèn LED nào.
VNReview.vn

Đúng chuẩn của một PC gaming, ở phía cạnh hông, ROG Strix G10DK cũng sử dụng vỏ case mica trong suốt, giúp khoe được trọn vẹn dàn “động cơ” phía trong. Tất nhiên, không thể nào thiếu vắng dàn đèn LED RGB bên trong thùng máy, giúp các linh kiện thêm phần “lung thị linh” và tỏa sáng theo đúng nghĩa đen.
VNReview.vn

Toàn bộ đèn LED RGB phía trước và bên trong thùng máy đều hỗ trợ tính năng Aura Sync, giúp đồng bộ màu sắc, hiệu ứng với các sản phẩm Asus tương thích như bàn phím, chuột, tai nghe, màn hình. Nhằm đảm bảo khả năng tản nhiệt, vỏ mica được Asus chừa lại một khoảng hở so với thùng máy, giúp luồng khí có thể lưu thông thuận tiện.
VNReview.vn

Dù thế, nếu là người sống “nội tâm, khép kín” không thích quá phô trương về “gia tài” của mình, bạn có thể chuyển sang sử dụng vỏ case dạng kim loại truyền thống được Asus tặng kèm. Vỏ case kim loại sẽ che ngăn chặn hoàn toàn những ánh nhìn tò mò của mọi người xung quanh, phần lưới tản nhiệt được làm kích thước lớn theo hình dạng logo ROG đảm bảo cho CPU, GPU bên trong vẫn có thể lấy được khí mát.
VNReview.vn

Với thể tích 27 lít, thùng máy của ROG Strix G10DK vừa đủ để đặt vừa các thành phần quan trọng vào một thân máy nhỏ gọn, chiếm ít không gian hơn khi đặt ở trên hoặc dưới mặt bàn của các gamer. “Số đo 3 vòng” của ROG Strix G10DK lần lượt là 18.00 x 43.00 x 42.80 cm (Rộng x Sâu x Cao) cùng cân nặng 8 Kg, không quá cồng kềnh, vướng víu khi cần di chuyển vị trí đặt máy. Phần khung và vỏ máy được gia công tốt, chắc chắn và cứng cáp.
VNReview.vn

Ở mặt trên, ROG Strix G10DK được làm kín hoàn toàn, đây cũng là nơi bố trí các cổng kết nối với số lượng ở mức cơ bản gồm: 2 cổng USB 3.2 Gen 1 Type-A 5Gbps và 1 giắc âm thanh combo chuẩn 3.5mm dùng chung cho cả mic và tai nghe. Đúng như truyền thống case đồng bộ từ trước đến nay, máy chỉ có duy nhất 1 nút nguồn ở mặt trước. Khi cần reset, bạn sẽ nhấn giữ nút nguồn khoảng 5 giây để tắt máy, sau đó bấm lại nút nguồn để khởi động lại.
VNReview.vn

Phần mặt sau, ROG Strix G10DK có kiểu dáng cổ điển với tông màu bạc truyền thống, bố trí nhiều lỗ thoát nhiệt dạng tổ ong. Đáng chú ý khi máy vẫn được trang bị 1 cổng PS2 để lắp chuột hay bàn phím từ “đời tống”.
VNReview.vn

Số lượng cổng kết nối phía sau khá đa dạng với 6 cổng USB Type-A trong đó có 2 cổng màu xanh lơ đạt chuẩn USB 3.2 Gen 2 10GBps, và 4 cổng màu xanh dương đạt chuẩn USB 3.2 Gen 1 5GBps. Các cổng còn lại gồm 1 x RJ45 Gigabit Ethernet, 1 x HDMI 1.4, 1 x VGA, 1 x DVI-D và 3 giắc cắm âm thanh 3.5mm cho loa, mic, đàn, mixer.
VNReview.vn

Ở phía dưới, nơi chứa card màn hình GTX 1600 Ti, ROG Strix G10DK cung cấp thêm 2 cổng HDMI và 2 cổng DisplayPort.
VNReview.vn

Như vậy, trên ROG Strix G10DK, bạn sẽ không có cổng USB Type-C nào. Xét đến việc cổng Type C đang ngày càng phổ biến, nhất là trên điện thoại, việc thiếu vắng cổng kết nối này rõ ràng là điểm trừ không đáng có.

Linh kiện chất lượng, có sẵn card WiFi 6, dễ nâng cấp cấu hình

Ưu điểm lớn nhất khi lựa chọn máy bàn so với laptop chính là khả năng nâng cấp, và điều này còn đặc biệt cần thiết với các game thủ. Theo thời gian, khi các tựa game ngày một nặng hơn, bạn sẽ cần phải tăng thêm RAM, mua thêm ổ cứng, nâng cấp card đồ họa, CPU hay bộ nguồn…
Với ROG Strix G10DK, khả năng nâng cấp của máy khá tiềm năng khi vẫn còn sẵn nhiều cổng kết nối chờ sẵn trên main, thùng máy còn nhiều khoảng trống để chứa vừa các linh kiện cỡ lớn.
VNReview.vn

Linh kiện bên trong thùng máy của ROG Strix G10DK được phủ lên tông màu đen chủ đạo nhìn khá "nguy hiểm", bố trí thoáng đãng, đi dây gọn gàng, đảm bảo cho các luồng khí lưu thông và tản nhiệt hiệu quả. Phần khung chứa các linh kiện được làm dày dặn, chắc chắn, đúng chất của một máy bộ đến từ thương hiệu lớn.
Asus cho biết ROG Strix G10DK được thiết kế tản nhiệt với hai buồng khí biệt lập giúp tối ưu nhiệt độ trong thùng máy khi hoạt động. Buồng trên chứa CPU và GPU, trong khi buồng dưới chứa bộ nguồn và HDD. Các buồng biệt lập mang đến luồng khí mát hơn đến toàn hệ thống và ngăn nhiệt từ CPU và GPU làm nóng bộ nguồn và ổ lưu trữ.
VNReview.vn

“Bộ não” của ROG Strix G10DK là CPU AMD Ryzen 5 5600G, tiến trình 7nm với 6 nhân, 12 luồng cùng xung nhịp tối đa 4.4GHz, 16MB L3 Cache, tích hợp sẵn lõi đồ họa Radeon Graphics với 7 nhân, xung nhịp 1900 MHz, mức TDP 65W đi kèm tản nhiệt khí cơ bản.
VNReview.vn

Điểm lạ là Asus không sử dụng tản nhiệt stock Wraith Stealth đi kèm của AMD 5600G. Thay vào đó, tản nhiệt CPU của ROG Strix G10DK trông khá giống với các tản stock socket AMD3 trở về trước. Dù vậy, mình nghĩ với một chiếc desktop gaming thế này, Asus vẫn nên trang bị một tản nhiệt dạng tháp thì sẽ hợp lý hơn, vừa giúp máy tản nhiệt tốt hơn, vừa giúp tăng độ ngầu.
Hỗ trợ tản nhiệt cho thùng máy là 1 quạt 80mm được lắp ở cạnh trái, giúp hút khí nóng trong case ra ngoài.
VNReview.vn

Một lưu ý là phía mặt trước của ROG Strix G10DK sẽ không có chiếc quạt nào dù Asus đã bố trí khá nhiều lỗ tản nhiệt dạng tổ ong ở mặt trong. Có lẽ do mặt trước gần như kín hoàn toàn nên kể cả có lắp quạt vào đây cũng khó lòng lấy được khí mát.
VNReview.vn

Chiếm diện tích lớn nhất và cũng là “ngôi sao” của ROG Strix G10DK là card đồ họa Asus NVIDIA GeForce GTX 1660 Ti 6GB GDDR6. Asus tỏ ra khá chu đáo khi lắp sẵn cả một ngàm đỡ nhằm chống “xệ card”.
VNReview.vn

Khá bất ngờ khi chiếc 1660 Ti của ROG Strix G10DK sử dụng thiết kế tản nhiệt dạng lồng sóc. Đây là kiểu tản nhiệt stock từ NVIDIA và thường được Asus sử dụng trên các phiên bản card đồ họa Turbo của hãng. Tuy nhiên, theo mình tìm hiểu thì Asus không có phiên bản 1660 Ti Turbo bán ra trên thị trường nên có thể đây là bản hãng “thửa riêng” cho các máy bộ gaming của mình.
VNReview.vn

Khi tháo card đồ họa ra thì mình phát hiện thấy khe M.2 2280 thứ 2 đã được Asus lắp sẵn card WiFi Intel AX200NGW chuẩn WiFi 6 thông qua một adapter chuyển đổi. Như vậy, nếu muốn lắp thêm 1 ổ SSD chuẩn M.2 nữa, bạn sẽ cần tháo card WiFi này ra.
VNReview.vn


VNReview.vn

Trong khi đó, ở khe M.2 2280 đầu tiên, nằm ngay cạnh CPU, máy đã được lắp sẵn 1 ổ SSD M.2 dung lượng 512GB chuẩn PCIe Gen3 x 4 của Micron, nhà sản xuất chip nhớ của Mỹ.
VNReview.vn

Nằm gần khu vực card WiFi là 4 cổng SATA 3 6.0Gb/s để bạn có thể lắp thêm các ổ cứng HDD hay SSD SATA để tăng thêm dung lượng lưu trữ. Ngoài ra còn có 2 khe PCIe x1 để lắp thêm các loại card mở rộng.
VNReview.vn

Máy có 4 khe RAM, đã được lắp sẵn 1 thanh 8GB DDR4 3200MHz và còn 3 khe RAM trống để người dùng nâng cấp lên tối đa 64GB RAM DDR4 Dual Channel 3200 MHz.
VNReview.vn

Thanh RAM 8GB DDR4 3200MHz lắp sẵn trên ROG Strix G10DK đến từ SK hynix, hãng sản xuất RAM của Hàn Quốc, chuyên cung cấp RAM OEM cho laptop, PC, điện thoại. Đây là loại RAM cơ bản, không có tản nhiệt hay đèn LED RGB.
VNReview.vn

Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống là bộ nguồn Great Wall E500 với công suất danh định 500W, đạt chuẩn 80 Plus Gold, và có thể chịu được tối đa 550W.
VNReview.vn

Phần mainboard của ROG Strix G10DK thì Asus không ghi cụ thể là model nào nhưng theo mình tìm hiểu nó rất gần gũi với model Asus PRIME B550M-K từ thiết kế, cổng kết nối đến các tính năng.
VNReview.vn


Chiến tốt mọi game eSport, hoạt động mát mẻ nhưng hơi ồn

Như đã đề cập, phiên bản ROG Strix G10DK mà mình sử dụng trong bài viết này có mức giá đề xuất là 25,99 triệu đồng. Với mức giá này, máy được trang bị cấu hình cụ thể gồm:
- CPU AMD Ryzen 5 5600G (6 nhân/12 luồng, bộ nhớ đệm 19MB, tăng tốc hiệu năng tối đa lên tới 4.4 GHz), tích hợp lõi đồ họa Radeon Graphics với 7 nhân, xung nhịp 1900 MHz
- Mainboard Asus AMD B550 Chipset
- Card đồ họa Asus NVIDIA GeForce GTX 1660 Ti 6GB GDDR6
- RAM SK hynix 8GB DDR4 U-DIMM 3200 MHz
- SSD Micron 512GB M.2 NVMe PCIe 3.0 x4
- Card Intel WiFi 6 & Bluetooth 5.2
- Nguồn Great Wall E500 500W (80+ Gold, tối đa 550W)
- Hệ điều hành Windows 11 Home bản quyền
Là một chiếc desktop gaming hướng đến các tựa game eSport, thế nên để kiểm tra hiệu năng của ROG Strix G10DK mình đã thử sức nó với các tựa game eSpost phổ biến hiện nay gồm Apex Legends, CS:GO, Valorant, Dota 2 và LOL.
VNReview.vn

Tất cả các tựa game kể trên đều được thiết lập ở mức đồ họa cao nhất, độ phân giải Full HD.
Với Apex Legends, ROG Strix G10DK đạt mức khung hình dao động từ 95-100 FPS, game chạy hoàn toàn mượt mà.
VNReview.vn

Với CS:GO, ROG Strix G10DK không gặp khó khăn nào, game đạt mức khung hình dao động từ 160-190 FPS, đủ sức cân tốt các màn hình tần số quét cao từ 144Hz trở lên.
VNReview.vn

Tựa game FPS kết hợp Moba của Riot - Valorant cũng được ROG Strix G10DK xử lý nhẹ nhàng với mức khung hình trung bình từ 185-200 FPS, thiết lập đồ họa cao nhất.
VNReview.vn

Với tựa game thuần MOBA Dota 2, khi combat đông người, ROG Strix G10DK đạt FPS ổn định ở 76-80 FPS, còn khi vắng người, farm quái, FPS có thể lên mức 115-135 FPS.
VNReview.vn

Với LOL, ROG Strix G10DK đạt khung hình ổn định 140-145 FPS cả khi combat đông người, tung skill liên tục.
VNReview.vn

Có thể thấy với các tựa game eSport phổ biến trên, ROG Strix G10DK đều có thể chiến tốt, giúp các game thủ yên tâm cày rank, luyện skill, leo top tự tin.
Nhiệt độ khi chơi game của ROG Strix G10DK cũng hoàn toàn mát mẻ. Ngay cả khi card đồ họa và vi xử lý hoạt động ở mức cao, nhiệt độ GPU, CPU cũng chỉ vào khoảng 70 độ C. Bù lại thì máy sẽ hơi ồn một chút khi hệ thống chạy nặng do thùng máy chủ yếu sử dụng các loạt quạt cỡ nhỏ, cần chạy với tốc độ cao để đảm bảo lấy đủ gió mát.
VNReview.vn

Tất nhiên, một chiếc desktop gaming sẽ không chỉ có thể chơi game mà còn hoàn toàn phục vụ tốt cho việc học tập hay xử lý các công việc nâng cao như dựng video, render đồ họa 2D, 3D.
Để kiểm tra sức mạnh thuần của CPU và GPU trên ROG Strix G10DK mình có test thêm với các ứng dụng benchmark quen thuộc như Cinebench R23, 3D Mark và PCMark. Dưới đây là kết quả.
Với Cinebench R23, CPU AMD Ryzen 5 5600G trên ROG Strix G10DK đạt 1291 điểm đơn nhân và 9906 điểm đa nhân, kết quả này gần tương đương với CPU Intel Core i5 11600.
VNReview.vn

Với 3D Mark, mình có test ở 2 bài Time Spy và Fire Strike thì GPU GeForce GTX 1660 Ti trên ROG Strix G10DK đạt lần lượt 6.253 và 14.457 điểm.
VNReview.vn


VNReview.vn


Ở bài test cuối cùng với với PC Mark 10, ROG Strix G10DK đạt 6.485 điểm.
VNReview.vn

Khi bechmark, nhiệt độ CPU, GPU mình ghi nhận lên tối đa khoảng 80 độ C, nóng hơn khoảng 10 độ so với khi chơi game. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi các ứng dụng benchmark sẽ bắt CPU và GPU hoạt động vất vả hơn nhiều với khi chơi game.
VNReview.vn

Các kết quả này cho thấy ROG Strix G10DK có thể xử lý tốt các công việc đồ họa. Tuy vậy, anh em nên sắm thêm 1 thanh RAM 8GB nữa để máy có thể chạy kênh đôi Dual Channel 16GB RAM, đồng thời cho phép mở được nhiều tab khi duyệt web hay mở nhiều ứng dụng cùng lúc hơn, và vừa khai thác hết được sức mạnh của vi xử lý cũng như GPU. RAM 8GB DDR4 hiện đang có mức giá rất tốt, chỉ khoảng 900 nghìn đồng mà thôi.

Tổng kết

Quan niệm về việc đã mua máy bàn, dekstop nhất lại là máy bàn để chiến game thì nên tự build case có lẽ đã không còn hoàn toàn đúng. Với việc các hãng sản xuất tự chủ được hầu hết linh kiện trong PC như Asus tham gia vào thị trường máy bộ gaming, game thủ giờ đây đã có thể đơn giản hóa việc tậu về một chiếc desktop “chuẩn chỉ”, đơn giản như mua laptop vậy. Bạn chỉ cần chọn hãng, cấu hình, những việc còn lại đã có nhà sản xuất lo, không còn cảnh phải đắn đo, nâng lên đặt xuống từng linh kiện.
Đánh giá Asus ROG Strix G10DK: đâu phải cứ mua máy bàn là phải tự build case
Với những gì thể hiện, có thể thấy ROG Strix G10DK đáp ứng gần như đầy đủ các tiêu chí của một chiếc desktop gaming cho game thủ eSport. Bộ máy bàn gaming này đảm bảo được phần nhìn với thiết kế bắt mắt, dàn đèn LED RGB “ổn áp”, trong khi hiệu năng hoàn toàn cân tốt mọi tựa game eSport phổ biến hiện nay, dễ dàng nâng cấp thêm sức mạnh khi cần.

Ưu điểm:

+ Thùng máy cá tính, gọn gàng, dàn đèn LED RGB bắt mắt
+ Đi kèm sẵn vỏ case kim loại cho ai sống “nội tâm”, không thích khoe linh kiện
+ Cổng kết nối thiết bị ngoại vi, xuất hình đa dạng
+ Có sẵn SSD PCIe, WiFi 6, Bluetooth 5.2
+ Chiến tốt các game eSport với mức thiết lập cao
+ Hoạt động mát mẻ
+ Dễ dàng nâng cấp cấu hình

Hạn chế:

- Mặt trước gần như kín hoàn toàn, không có quạt lấy gió mát
- Không có cổng Type C nào
- Logo ROG không có đèn LED
- Khe SSD M.2 thứ 2 đã bị card WiFi chiếm dụng
- Hơi ồn khi chơi game
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top