thumbnail - Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung
Một Đời Liêm Khiết
Hà Nội

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung

Nếu bạn tìm kiếm một chiếc laptop mạnh mẽ có card đồ họa rời, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn. Nhưng tìm ra cái tên làm được điều đó trong khi vẫn duy trì được kích thước mỏng nhẹ và giá bán hợp lý thì khó hơn nhiều. Game thủ có thể hài lòng với những cỗ máy dày hơn, nặng hơn vì chúng thường được đặt cố định một chỗ, nhưng với dân sáng tạo nội dung thường xuyên xê dịch, mọi chuyện phức tạp hơn nhiều.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Nhưng đó là cho đến khi dòng Yoga Slim 7 Pro X của Lenovo xuất hiện. Với giá 37,99 triệu đồng, bạn sẽ sở hữu một cỗ máy với vi xử lý hàng đầu từ AMD, card đồ họa rời Nvidia GeForce RTX 30 Series trong một thân hình với trọng lượng chỉ 1,45kg, đi kèm với 3 năm dịch vụ bảo hành cao cấp Lenovo Premium Care. Không quá khi nói rằng, Yoga Slim 7 Pro X là một trong những “món hời” mà dân sáng tạo nội dung không thể bỏ qua.

Ngôn ngữ thiết kế “Comfort Edge” đề cao sự thoải mái của người dùng

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Dòng Slim của Lenovo trong năm 2022 đã được “đại tu” về thiết kế. Trong khi phần lớn laptop doanh nhân hiện nay có thiết kế vuông vức, góc cạnh, Yoga Slim 7 Pro X mềm mại hơn với các cạnh bo tròn, một triết lý thiết kế mà Lenovo gọi là “Comfort Edge”. Theo Lenovo, những laptop với thiết kế Comfort Edge cho cảm giác cầm nắm tốt hơn, dễ chịu hơn, và tay của chúng ta cũng sẽ không bị cấn bởi các cạnh sắc nhọn khi sử dụng hàng ngày.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Chất lượng hoàn thiện của Yoga Slim 7 Pro X có thể gói gọn trong hai chữ “cao cấp”. Toàn bộ phần thân và nắp máy đều được làm từ chất liệu nhôm 6000-series chắc chắn, không hề có hiện tượng flex khi nhấn xuống các khu vực như bàn phím, nắp màn hình. Việc dùng chất liệu nhôm và trang bị card đồ họa rời chắc chắn sẽ khiến Yoga Slim 7 Pro X khó cạnh tranh về trọng lượng so với những ultrabook hợp kim magie, nhưng cân nặng chỉ 1,45kg và độ dày tối đa 15,9mm giúp chiếc laptop vẫn có thể nằm gọn trong balo, đồng hành với bạn trong công việc hàng ngày.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Yoga Slim 7 Pro X có tùy chọn phối màu duy nhất là onyx grey: trong khi mặt A có màu xám đậm gần như đen, nửa dưới của laptop thì có tông màu xám sáng hơn. Thiết kế dual-tone này giúp vẻ ngoài của cỗ máy không bị nhàm chán, nhưng vừa đủ tinh tế để không thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Cá nhân mình muốn Lenovo làm nổi bật sự tương phản ấy thêm một chút nữa, nhưng tất nhiên nó còn tùy thuộc vào cá tính của từng người, và Yoga Slim 7 Pro X phù hợp với những bạn “low-key” muốn tập trung tâm trí vào công việc, không thích sự xao nhãng.  

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Phía bên trái, cổng HDMI đã bị thay thế bởi một cổng USB Type-A 3.2 Gen 2.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Cạnh phải là nút bật tắt nhanh webcam, jack audio 3.5mm, thêm một cổng USB-A 3.2 Gen 2 và phím nguồn.

Laptop này sở hữu số lượng cổng kết nối vừa phải, đủ dùng cho tác vụ hàng ngày. Nhưng với dân sáng tạo nội dung, đối tượng mà sản phẩm nhắm đến thì mình nghĩ người dùng sẽ cần đầu tư thêm các hub kết nối.

Màn hình PureSight mở ra thế giới hình ảnh chân thực

Dù bạn là dân sáng tạo hay không, một màn hình đẹp cũng luôn là thứ nên được cân nhắc mỗi khi chọn lựa laptop. Yoga Slim 7 Pro X trang bị màn hình “PureSight” kích thước 14.5 inch, độ phân giải 3K (3072 x 1920 pixel), tấm nền IPS LCD với tỷ lệ 16:10 trending và tần số quét 120Hz. Với dân chuyên, bạn sẽ vui khi biết rằng màn hình của Yoga Slim 7 Pro X được cân chỉnh màu sẵn ngay khi xuất xưởng, với độ bao phủ màu 100% sRGB và độ lệch màu DeltaE < 1.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Nói cách khác, màn hình của Yoga Slim 7 Pro X mở ra một thế giới hình ảnh chân thực, cả về độ sắc nét lẫn chuẩn màu đều sẽ đáp ứng được ngay cả những yêu cầu khắt khe nhất. Các cạnh viền màn hình mỏng đều mang đến trải nghiệm nhìn ngắm thoáng đãng và rộng rãi.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Một số bạn có thể tự hỏi vì sao Lenovo không chọn tấm nền OLED, theo mình thì trở ngại lớn nhất có thể sẽ là giá thành của chúng. Một tấm nền OLED độ phân giải 3K, tần số quét 120Hz chắc chắn sẽ không rẻ đâu, và nếu Lenovo vẫn có thể mang đến chất lượng hiển thị tuyệt vời như cách họ đã làm với Yoga Slim 7 Pro X thì bạn không cần phải suy nghĩ nhiều làm gì cả.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Chỉ riêng vị trí đặt loa ngoài top-firing thôi đã giúp Yoga Slim 7 Pro X có chất lượng âm thanh tốt hơn đa số laptop trên thị trường rồi. Hai dải loa Harman đặt ở hai bên bàn phím giúp hiệu ứng stereo trở nên rõ rệt, cặp loa này có chất âm trong trẻo, không bị méo ở mức âm lượng cao. Với ứng dụng Dolby Atmos thì bạn cũng có thể tinh chỉnh âm thanh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Bàn phím, touchpad và webcam

Đây là khía cạnh chiếc Yoga Slim 7 Pro X về cơ bản giống hệt với phiên bản chip Intel mình có đánh giá gần đây, nên mình sẽ đi qua nhanh thôi. Nếu bạn đã đọc qua nhiều bài đánh giá laptop Lenovo, bạn sẽ biết rằng thương hiệu này nổi tiếng với những bàn phím cho cảm giác gõ rất tốt, từ ThinkPad cho đến ThinkBook, Legion, và Yoga Slim 7 Pro X cũng không ngoại lệ. Bàn phím TrueStrike có hành trình và độ nảy tốt, bottom-out không bị gắt, kết hợp với keycap bo cong đặc trưng của laptop Lenovo mang đến cảm giác gõ thoải mái.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Touchpad của Yoga Slim 7 Pro X to, rộng và đặt chính giữa máy, hai bên vẫn đủ rộng rãi để kê tay. Lớp phủ kính giúp cảm giác di ngón tay rất mượt, về cơ bản touchpad này giúp mình quên đi sự cần thiết của một con chuột ngoài, bớt đi một phụ kiện trong “hành trang” mang theo người mỗi ngày.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Yoga Slim 7 Pro X có webcam độ phân giải Full HD 1080p, kết hợp cảm biến hồng ngoại và cảm biến TOF để không chỉ nhận dạng khuôn mặt (qua Windows Hello) mà còn cả tính năng Presence Detection: Máy có thể nhận biết khi nào bạn rời khỏi vị trí làm việc để khóa máy và giảm độ sáng màn hình, sau đó tự động mở khóa khi bạn trở lại chỗ ngồi, rất cần thiết nếu bạn làm việc với những dữ liệu nhạy cảm cần bảo mật.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Làm việc “thần tốc” với AMD Ryzen Creator Edition

Phiên bản Yoga Slim 7 Pro X mình trải nghiệm có cấu hình đầy đủ gồm vi xử lý AMD Ryzen 7 6800HS Creator Edition, 16GB RAM LPDDR5, card đồ họa rời Nvidia GeForce RTX 3050 và 1TB SSD PCIe gen 4. Với những bạn hầu bao “rủng rỉnh” hơn thì có thể lựa chọn nâng cấp lên AMD Ryzen 9 6900HS Creator Edition và 32GB RAM, nhưng nhìn chung dù chọn cấu hình nào thì bạn cũng có thể yên tâm rằng đây là một cỗ máy rất mạnh mẽ.
Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Một chút về GPU Nvidia RTX 3050. Tuy không phải là card đồ họa rời mạnh mẽ bậc nhất thị trường, RTX 3050 vẫn vượt trội về sức mạnh xử lý nếu so với những nhân đồ họa tích hợp trên vi xử lý. Chơi game cũng không phải mục đích chính mà Yoga Slim 7 Pro X hướng tới, nhất là khi chiếc card này được cài đặt sẵn Studio Driver của Nvidia, vốn tối ưu cho các ứng dụng như Adobe Creative Suite hay AutoCAD.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Dưới đây là kết quả của Yoga Slim 7 Pro X trong các phần mềm benchmark hiệu năng quen thuộc:

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Cinebench R23, đo hiệu năng CPU tác vụ render, đơn nhân và đa nhân. Ryzen 7 6800HS của Yoga Slim 7 Pro X đạt 1.485 điểm đơn nhân và 13.067 điểm đa nhân.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Yoga Slim 7 Pro X đạt 1.432 điểm đơn nhân và 8.327 điểm đa nhân trên GeekBench 5.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Trong khi đó, RTX 3050 đạt 53.416 điểm trong bài test GeekBench 5 OpenCL.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

PCMark 10 giả lập các tác vụ đa nhiệm thường ngày. Yoga Slim 7 Pro X đạt 6.108 điểm.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

3DMark Time Spy giả lập chơi game độ phân giải 2K, thư viện đồ hoạ DX12. Yoga Slim 7 Pro X đạt 5.015 điểm.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

3DMark FireStrike giả lập chơi game độ phân giải Full HD, thư viện đồ hoạ DX11. Số điểm lần này của Yoga Slim 7 Pro X là 10.689 điểm.

Nhưng nếu bạn vẫn có nhu cầu giải trí sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, gaming trên Yoga Slim 7 Pro X là hoàn toàn khả thi, với điều kiện hạ độ phân giải và thiết lập đồ họa xuống một chút với các game đời mới. Dù sao thì, ở độ phân giải 3K gốc, ngay cả những laptop chuyên game với GPU mạnh mẽ hơn cũng sẽ gặp khó khăn.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Kết quả benchmark game Final Fantasy XV ở độ phân giải 2K, thiết lập đồ họa Standard. Yoga Slim 7 Pro X đạt 4.418 điểm.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Far Cry: New Dawn ở độ phân giải gốc, thiết lập đồ họa Medium, cỗ máy vẫn đạt fps trung bình là 34.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Shadow of the Tomb Raider ở độ phân giải gốc, thiết lập đồ họa Medium. Đây là tựa game có tận dụng được công nghệ DLSS (Deep Learning Super Sampling) độc quyền của Nvidia giúp cải thiện hiệu năng. Profile DLSS “Quality” giúp Yoga Slim 7 Pro X đạt fps trung bình là 44.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Tùy chọn lưu trữ dữ liệu giữa hai phiên bản AMD và Intel của Yoga Slim 7 Pro X cũng có một chút khác biệt, khi bản AMD dùng SSD Micron 3400, còn bản Intel dùng SSD PM9A1 của Samsung. Dù vậy, khi đo bằng Crystal Disk Mark, hai SSD về cơ bản không có nhiều sự khác biệt về mặt tốc độ, khi Micron 3400 đạt tốc độ đọc/ghi tuần tự lần lượt 6.606,64 MB/s và 4.922 MB/s nhờ hỗ trợ giao thức PCIe 4.0 mới nhất.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Thống kê nhiệt của Ryzen 7 6800HS sau 10 phút chạy Cinebench R23.

Với TDP 35W, trên lý thuyết Ryzen 7 6800HS mát hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn nếu so với những vi xử lý đồng cấp từ Intel. Sau 10 phút benchmark liên tục với Cinebench R23, vi xử lý này vẫn ghi nhận mức nhiệt tối đa là 100 độ C trước khi bị “bóp” xung nhịp xuống, nhưng nhiệt độ trung bình cao (khoảng 90 độ C) cho thấy Ryzen 7 6800HS duy trì mức hiệu năng cao (nên nhiệt mới cao) trong thời gian lâu hơn.

Về pin, Yoga Slim 7 Pro X trang bị viên pin 70 Whr, nhưng nhờ vi xử lý Ryzen 7 6800HS có TDP thấp hơn, thời gian sử dụng thực tế của chiếc laptop đạt 7-8 tiếng ở những tác vụ văn phòng thông thường, hết ngày làm việc về nhà vẫn còn pin.

Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Pro X (2022): "món hời" cho dân sáng tạo nội dung 

Đi kèm với máy là củ sạc nhỏ gọn công suất 100W. Khi kích hoạt công nghệ sạc nhanh Rapid Charge Express trong Lenovo Vantage, máy sẽ cho 3 giờ phát video ngoại tuyến chỉ với 15 phút sạc.

Tổng kết

Tuy là một ultrabook được hướng tới dân sáng tạo nội dung, mình nghĩ thực tế trừ game thủ “hard core” ra thì ai cũng sẽ hài lòng với những giá trị mà Yoga Slim 7 Pro X mang lại. Sức mạnh xử lý đáng nể trong một thân hình mỏng nhẹ, chỉ riêng hai thứ này thôi đã đáp ứng đủ nhu cầu của hầu hết mọi người rồi, chứ chưa nói tới trải nghiệm nghe nhìn hay cảm giác gõ phím – những thứ mà Yoga Slim 7 Pro X cũng làm rất tốt.

>>Lenovo công bố loạt máy tính Yoga thế hệ mới: đầy đủ từ máy All in One đến laptop 2 trong 1

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác