Đây là lý do Apple sắp xếp ống kính iPhone 13 Pro Max theo hình tam giác

Nếu tai thỏ là đặc điểm thiết kế dễ nhận biết nhất của Apple trong vài năm qua thì cụm camera ở mặt sau iPhone chắc chắn sẽ là điểm nhận dạng thứ hai về thiết kế trên dòng smartphone của nhà Táo.
Đây là lý do Apple sắp xếp ống kính iPhone 13 Pro Max theo hình tam giác
Tuy nhiên, ngoại hình không phải là tất cả bởi thiết kế chức năng chắc chắn quan trọng hơn rất nhiều. Một phần cứng hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của người dùng ngay ban đầu, nhưng một sản phẩm hoạt động tốt mới là thứ duy trì sự chú ý đó và giữ chân người dùng.

Tại sao một số iPhone lại có camera chính trên cùng, trong khi số khác lại nằm dưới?​

Đây là lý do Apple sắp xếp ống kính iPhone 13 Pro Max theo hình tam giác
Trong dòng iPhone 12, camera chính của iPhone 12 Pro lại được đặt ở trên cùng của khu vực tam giác. Trong khi đó, những phiên bản iPhone 12 tiêu chuẩn lại có camera chính nằm ở dưới cùng.
Đối với cụm camera của iPhone 13 và iPhone 13 mini, nhiều người đoán rằng việc sắp xếp camera chéo góc này có thể giải quyết vấn đề lóa ống kính xuất hiện trên iPhone (có tên là Flaregate) trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, suy đoán trên dường như không hề đúng. Các camera của iPhone 13 và iPhone 13 mini được đặt theo đường chéo đơn giản là vì cảm biến bên trong có kích thước lớn hơn nhiều so với trước đây. Chúng sử dụng camera giống như iPhone 12 Pro Max của Apple, vốn có kích thước cảm biến vật lý lớn hơn và được tích hợp khả năng chống rung dịch chuyển cảm biến. Quan trọng hơn, Flaregate không được khắc phục nhưng trở nên tốt hơn.

Đầu óc thiên tài đằng sau thiết kế camera iPhone hình tam giác của Apple​

Đây là lý do Apple sắp xếp ống kính iPhone 13 Pro Max theo hình tam giác
Chắc chắn, nhiều người sẽ tự hỏi: “Tại sao camera trên iPhone lại được đặt theo hình tam giác?”
Ở đây, yếu tố “thiếu không gian” chắc chắn sẽ không đóng vai trò gì quá lớn, bởi từ năm 2019, khi Apple giới thiệu chiếc iPhone 3 camera đầu tiên, tức iPhone 11 Pro, họ đã có thể đặt các camera theo chiều dọc, giống như trên Huawei P30 Pro, hoặc theo chiều ngang tương tự Samsung Galaxy S10.
Về mặt kỹ thuật, không gian còn lại trong phần khung sẽ giống nhau và họ chỉ cần chọn một cách sắp xếp khác cho những thành phần còn lại. Nhưng cuối cùng, Apple đã không làm theo điều đó và chọn đi theo hình tam giác. Nguyên nhân đằng sau quyết định đó rất logic và đơn giản nhưng chẳng mấy ai nhìn ra.
iPhone 12 Pro và iPhone 13 Pro có khả năng chuyển đổi giữa các ống kính khác nhau rất mượt mà và kì diệu. Và thú vị hơn, việc đặt cụm camera tam giác chính là yếu tố tiên quyết cho khả năng này.
Nói chung, độ dài giữa các cạnh tam giác camera trên iPhone đều giống nhau, thế nên, khoảng cách giữa những camera iPhone này là gần như tương đồng.

Tại sao việc đặt camera hình tam giác có thể hữu ích cho quá trình chuyển đổi giữa các ống kính?​


Chắc chắn, bạn sẽ nhận thấy một sự thay đổi nhỏ nhất về bố cục, bất kể là bạn chuyển sang camera nào. Khoảng cách giữa các camera được giảm xuống mức tối thiểu và tất cả đều giống nhau, bất kể là bạn chuyển từ hoặc sang ống kính nào đi chăng nữa.
Do đó, bạn sẽ nhận thấy việc chuyển đổi trở nên mượt mà hơn ở cả chế độ ảnh lẫn video. Tất nhiên, Apple cũng đã thực hiện một số tinh chỉnh phần mềm cho quá trình chuyển đổi này, nếu không, nó chắc chắn sẽ không mượt mà như hiện tại.

Camera của Google Pixel 6 Pro và quá trình chuyển đổi camera​

Đây là lý do Apple sắp xếp ống kính iPhone 13 Pro Max theo hình tam giác
Pixel 6 Pro có thanh camera cực kỳ độc đáo. Nhìn chung, đây là một chiếc điện thoại có vẻ ngoài khá hấp dẫn, đặc biệt là với tùy chọn màu vàng nhạt. Nhưng có một điều rất rõ ràng khi thực hiện chụp ảnh với Pixel 6 Pro: Không giống như Apple, Google dường như suy nghĩ chưa đủ về thiết kế chức năng cho Pixel.
Theo hình trên, camera ở phía ngoài cùng bên trái Pixel 6 Pro là camera chính, tiếp theo là đến camera siêu rộng nằm ở giữa và camera zoom tiềm vọng 4x nằm ở góc ngoài cùng bên phải. Như video, điều này tạo ra một sự thay đổi đáng chú ý về mặt bố cục hình ảnh khi chuyển đổi giữa các ống kính.

Điều này khá dễ hiểu. Mặc định, camera sẽ khởi động vào camera chính, nhưng do sự sắp xếp theo chiều ngang của các ống kính cũng như quyết định đặt camera chính nằm ở phía ngoài cùng bên trái và ống kính zoom nằm ở phía ngoài cùng bên phải của Google, bạn sẽ nhận thấy một sự thay đổi đáng kể về mặt hình ảnh khi chuyển từ 1x sang 4x, hoặc ngược lại.
Dĩ nhiên, do có thêm camera thứ ba, sự thiếu nhất quán và chuyển đổi ống kính đột ngột sẽ càng tăng lên hơn nữa khi có sự tham gia của ống kính siêu rộng.

Cách sắp xếp camera của Samsung Galaxy S21 Ultra​

Đây là lý do Apple sắp xếp ống kính iPhone 13 Pro Max theo hình tam giác
Vậy thì làm cách nào để khắc phục vấn đề chuyển đổi ống kính này trên những chiếc điện thoại có nhiều camera và nhiều tiêu cự hơn?
May mắn thay, Samsung có một ví dụ hoàn hảo cho chúng ta, đó chính là Galaxy S21 Ultra, được trang bị camera chính, siêu rộng, camera tele 3x và 10x.
Nếu Samsung đi theo cách sắp xếp mà Google đã chọn với Pixel 6 Pro, điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch chuyển đổi lớn hơn so với chiếc điện thoại của Google, bởi giờ đây, khi chuyển từ camera siêu rộng sang 3x hoặc 10x, nó sẽ thay đổi trường nhìn sang rìa trái hoặc rìa phải.
Rõ ràng, chúng ta không thể tạo thành 1 hình tam giác với 4 camera, thế nên, Samsung không thể “vay mượn” ý tưởng của Apple. Nhưng những gì họ có thể làm là định vị chúng bằng một cách nào đó giúp quá trình chuyển đổi ống kính liền mạch nhất có thể. Thế nên, Samsung đã chọn đi theo cách sắp xếp camera từ Huawei P40 Pro+ - chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị 1 ống kính zoom tiềm vọng 10x cùng camera zoom 3x.

Samsung đã tìm thấy điểm trung gian bằng cách đặt camera 3x lệch ra khỏi trục dọc, bên cạnh camera chính vốn nằm giữa camera siêu rộng và camera tiềm vọng 10x. Với cách sắp xếp này, các camera sẽ tạo ra một hình dạng không đồng đều, tuy nhiên, khi mổ bụng thiết bị, bạn sẽ thấy rằng Samsung đã cố gắng tạo cho cụm camera này thành hai hình tam giác nhỏ hơn.
Hơn nữa, các ống kính cũng được định vị khá hợp lý, thế nên, khi chuyển từ 0,5x đến 1x, sau đó từ 3x đến 10x, chúng sẽ di chuyển với khoảng cách gần giống như khi chuyển từ 0,5x đến 3x hoặc 1x đến 10x. Thay đổi đáng chú ý duy nhất về khoảng cách chỉ xuất hiện khi chuyển giữa camera siêu rộng và 10x, nhưng điều đó hoàn toàn khá ổn. Nếu có cơ hội sử dụng một chiếc điện thoại có nhiều camera, bạn sẽ hiểu rằng việc tăng mức zoom từ 0,5x lên 10x sẽ hiểm khi xảy ra, đặc biệt là đối với chụp ảnh. Dĩ nhiên, Samsung hoàn toàn thừa hiểu điều đó.

Kết luận​

Chung quy lại, đừng nghi ngờ gì về các quyết định sản phẩm mà Apple thực hiện bởi nó thiên về chức năng nhiều hơn ngoại hình. Trong khi đó, Google lại chọn ưu tiên về ngoại hình hơn và sự chênh lệch nhỏ về chức năng đó không phải là một điều quá quan trọng, ít nhất là đối với dòng Pixel 6 mới ra mắt.
Đây là lý do Apple sắp xếp ống kính iPhone 13 Pro Max theo hình tam giác
Chắc chắn, ngoại hình sẽ thu hút chúng ta đến với một sản phẩm nhất định và nếu Google muốn bạn mua Pixel 6 Pro vì thiết kế mặt lưng trông độc đáo và hấp dẫn thì đây đích thị là sự hi sinh mà công ty phải thực hiện để có thể đạt được mục tiêu đó.
Nhưng Apple lại là một công ty đặt thiết kế chức năng lên hàng đầu, hoặc ít nhất là ngang ngửa với tính thẩm mỹ. iPhone luôn có tiếng là chiếc điện thoại “dễ sử dụng nhất”. Có thể, điều đó không nhất thiết phải đúng với tất cả mọi người, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng iPhone được tạo ra để làm cho cac tác vụ phức tạp trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Chẳng hạn:
- Chế độ Ban đêm trên iPhone sẽ tự động kích hoạt mà bạn không cần bạn nghĩ đến nó.
- Face ID mở khóa điện thoại của bạn ngay cả khi không cần phải làm gì.
Ngay cả khi có vẻ như Apple đưa ra một số quyết định gây tranh cãi thay vì bạn tự lựa chọn, chẳng hạn như làm chậm điện thoại của bạn để kéo dài thời gian sử dụng pin, công ty vẫn có lý do chính đáng để thực hiện điều đó. Apple đã cố gắng sửa một thứ nhưng lại làm hỏng thứ khác. Chẳng ai đồng ý với cách xử lý Batterygate. Chỉ là nó cho thấy rằng ngay cả Apple cũng mắc sai lầm trong việc tìm kiếm sự cân bằng.
Kết hợp cân bằng giữa thiết kế thẩm mỹ và chức năng, đó mới chính là trải nghiệm trọn vẹn cho người dùng cuối.
Nguồn: Phone Arena
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top