thumbnail - DNA cổ đại từ 1.000.000 năm tuổi được phát hiện ở Nam Cực
Hải Đường
Hà Nội

DNA cổ đại từ 1.000.000 năm tuổi được phát hiện ở Nam Cực

Khó có thể xác định được sự sống trên đã tồn tại trên Trái Đất được bao lâu, chúng ta chỉ có thể đưa ra được những suy đoán dựa trên các bằng chứng thực tế. Chẳng hạn như vừa mới đây các nhà khoa học đã phát hiện được một đoạn DNA đã tồn tại từ 1 triệu năm trước.

Điều kiện đặc biệt Nam Cực đã bảo quản được một DNA 1 triệu năm tuổi

Đó là những mảnh vật chất hữu có được tìm thấy dưới đáy biển Scotia, phía bắc Nam Cực, có thể là những bằng chứng vô giá để lập biểu đồ lịch sử của khu vực.

Về mặt kỹ thuật, nó được gọi là DNA seda - để chỉ DNA cổ đại trầm tích. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng nó sẽ hữu ích trong việc giúp loài người tìm hiểu biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng như thế nào đến Nam Cực trong tương lai.

DNA Seda đã được tìm thấy trong nhiều môi trường, bao gồm các hang động trên cạn và lớp băng vĩnh cửu dưới Bắc Cực, đã tạo ra DNA seda có niên đại lần lượt là 400.000 và 650.000 năm. 

DNA cổ đại từ 1.000.000 năm tuổi được phát hiện ở Nam Cực 

Những DNA có thể giúp khoa học hiểu được cả quá khứ và tương lai

Trong điều kiện nhiệt độ lạnh, lượng oxy thấp và thiếu bức xạ tia cực tím khiến các môi trường biển vùng cực như biển Scotia có những địa điểm tuyệt vời để DNA seda vẫn còn nguyên vẹn, chỉ chờ con người tìm thấy nó. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra tảo cát (sinh vật đơn bào) có niên đại cách đây 540.000 năm.  

Tất cả những điều này giúp cung cấp thông tin tổng quan để giúp chúng ta hiểu rằng vùng cực thế giới đã phát triển như thế nào trong những khoảng thời gian rộng lớn. Các nhà nghiên cứu đã thử liên hệ sự phong phú của tảo cát với thời kỳ ấm hơn - là thời kỳ cuối cùng ở biển Scotia vào khoảng 14.500 năm trước. Những điều này dẫn đến sự phát triển phong phú của sinh vật biển trên toàn khu vực Nam Cực.

Bằng chứng để hình dung về sự thay đổi hệ sinh thái Nam Cực

Nghiên cứu mới nhất là những bằng chứng cho thấy những kỹ thuật DNA seda này có thể hữu ích trong việc tái tạo lại các hệ sinh thái qua hàng trăm nghìn năm, mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới về cách các đại dương đã thay đổi.

DNA cổ đại từ 1.000.000 năm tuổi được phát hiện ở Nam Cực 

Hiện các nhà khoa học đang dần cải thiện các kỹ thuật phân tách và điều tra về các đoạn DNA cổ đại này để có được cái nhìn chân thực nhất về quá khứ. Việc hiểu thêm về những thay đổi khí hậu trong quá khứ và cách hệ sinh thái đại dương phản ứng với nó có nghĩa là chúng ta có thể lập các mô hình và dự đoán chính xác hơn về những gì có thể xảy ra tiếp theo xung quanh Nam Cực.

"Nam Cực là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu trên Trái đất, và việc nghiên cứu các phản ứng trong quá khứ và hiện tại của hệ sinh thái biển vùng cực này đối với biến đổi môi trường là một vấn đề cấp bách."


>>>Bộ não hóa thạch đã nửa tỷ năm tuổi khiến giới khoa học trầm trồ có gì đặc biệt?


Nguồn sciencealert

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác