Khúc nhạc "sởn da gà" mở đầu bộ phim kinh điển Tây du ký và câu chuyện xúc động về người nhạc sĩ nghèo

V
Hải Đường
Phản hồi: 0
Bộ phim Tây Du Ký khởi quay vào ngày 3 tháng 7 năm 1982, được phát thử với tập phim có tên Trừ yêu ở nước Ô Kê vào tháng 10 cùng năm đó. Đến năm 1986, phim được phát đầy đủ trên truyền hình, vang danh khắp châu Á. Cho đến nay, không ít khán giả nói rằng họ vẫn nổi da gà khi nghe giai điệu mở màn của bộ phim.
Ít ai biết rằng "
Vân cung tấn âm", đoạn nhạc mở đầu bộ phim Tây Du Ký 1986, từng suýt chết yểu vì bị cho là “quá lạ tai”, không rõ tên tuổi người sáng tác.
Nhưng cũng không ai ngờ rằng "
Vân cung tấn âm" cũng là được rất nhiều khán giả đánh giá là nhạc phẩm hay nhất Tây du ký, trong số rất nhiều nhạc phim. Cho đến 4 thập kỷ sau, tác phẩm này vẫn được những người hâm mộ châu Á nghe lại hay chế thành những phiên bản vui nhộn hơn.

Người đầu tiên sử dụng nhạc điện tử cho phim Trung Quốc

Tác giả bản nhạc chính là Hứa Kính Thanh, năm nay đã ngoài 80 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, phải trải qua một giai đoạn tuổi thơ nhặt rác mưu sinh vô cùng vất vả.
Năm 14 tuổi, cha của Hứa Kính Thanh qua đời càng khiến cuộc sống gia đình rơi vào bế tắc, nhưng vẫn không cản được ông theo đuổi ước mơ âm nhạc. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, anh đỗ vào Học viện Nghệ thuật Cáp Nhĩ Tân và được phân công về Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Nông nghiệp Trung Quốc sau khi tốt nghiệp.

VNReview.vn

Năm 1983, đạo diễn Dương Khiết đang tìm người sáng tác nhạc mở đầu cho ca khúc Tây Du Ký, có đến 7 nhạc sĩ đã giới thiệu tác phẩm của mình cho đạo diễn nhưng bà vẫn chưa hài lòng với bất cứ ca khúc nào. Qua lời giới thiệu, bà đến gặp Hứa Kinh Thành, nhờ sáng tác một ca khúc dài đúng hai phút 40 giây, nhưng phải vừa thể hiện không khí "đại náo thiên cung", "giao chiến yêu ma" lại vừa thể hiện hành trình thỉnh kinh đầy gian nan của thầy trò Đường Tăng.
Đáng chú ý là thời điểm đó có nhiều lời khuyên Dương Khiết không nên mời Hứa Kinh Thành cộng tác vì ông chưa có danh tiếng gì. Tuy nhiên vị đạo diễn trả lời chắc nịch "
Tôi không cần danh tiếng, tôi cần âm nhạc”. Sau khi nhận được lời đề nghị, Hứa Kính Thanh đã phải mất ăn mất ngủ nhiều ngày vẫn không có bất kỳ ý tưởng nào cho bản nhạc.
Thật tình cờ, một hôm ông mệt quá ngủ thiếp đi, bên ngoài một vài công nhân đang dùng thìa gõ vào hộp cơm. Hứa Kính Thanh bừng tỉnh, đứng dậy ghi những nốt nhạc đầu tiên "tèn tèn ten ten". Điều ít ai ngờ nữa là Hứa Kính Thanh chính là người đầu tiên sử dụng nhạc điện tử cho phim Trung Quốc.


Dàn giao hưởng chơi "Vân cung tấn âm"
Ông cho biết "Tây Du Ký vốn là câu chuyện thần thoại, không phải phim cổ trang hay võ hiệp, tôi nghĩ âm nhạc như vậy là phù hợp". Đạo diễn Dương Khiết hài lòng với tác phẩm của Hứa Kinh Thành nhưng một số lãnh đạo lại không đồng ý và yêu cầu bỏ ca khúc, không tiếp tục làm việc với Hứa Kính Thanh. Các lãnh đạo cho rằng bản nhạc quá lạ tai, không phù hợp văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Tờ The Paper ghi lại rằng đạo diễn Dương Khiết đấu tranh dữ dội để giữ khúc nhạc. Bà kiên quyết "
Nếu đã giao tôi phụ trách nghệ thuật thì nên để tôi quyết định, không ai nên can thiệp." Hứa Kính Thanh rất biết ơn bà vì điều này.
Khúc nhạc này ban đầu cũng không có tên và nhiều năm sau nó được gọi là "Vân cung tấn âm" được Hứa Kính Thanh đồng ý. Ông cũng cho rằng ái tên này vừa mang màu sắc thần thoại vừa mang vẻ đẹp văn học. Hứa Kính Thanh cũng đã sáng tác 13 ca khúc, hơn 100 bản nhạc trong Tây Du Ký gồm
Xin hỏi đường ở nơi nào, Tình nhi nữ, Thiếu nữ Thiên Trúc...
VNReview.vn

Bộ phim Tây Du Ký vang danh khắp châu Á thời điểm đó
Mặc dù tác phẩm của Hứa Kính Thanh được phổ biến rộng rãi và rất ăn khách nhưng tiền tác quyền trả cho ông lại quá thấp. Năm 2008, Trư Bát Giới cõng vợ lại gây sốt, được nhiều người tải về làm nhạc chuông nhưng Hứa Kinh Thanh cho biết mình chỉ nhận được 8.000 tệ (27 triệu đồng) tiền tác quyền. Mãi cho đến năm 2016, anh thông báo rằng mình nhận được 100.000 nhân dân tệ (338 triệu đồng) tiền bản quyền hàng năm.

Nhờ quyên góp mới có tiền làm liveshow

Đến những năm 1990, Hứa Kính Thanh bắt đầu ước mơ về việc thực hiện một đêm nhạc về chủ đề Tây Du Ký nhưng lại không đủ kinh phí. Sau đó ông viết điều ước của mình trên trang cá nhân thì bất ngờ nhận được nhiều lời động viên tù khán giả. Ông gác lại nhưng lo âu, băn khoăn, lấy hết can đảm kêu gọi quyên góp ủng hộ kinh phí thực hiện đêm nhạc. Ông nhận được số tiền khoảng 5 triệu nhân dân tệ (gần 17 tỷ đồng) từ 30.000 người ủng hộ.
Số tiền này còn vượt trên mức mong đợi của ông và nhiều người nói ủng hộ ông vì cảm thấy "nợ ông một tấm vé liveshow". Một doanh nhân còn đề nghị tài trợ khoản tiền lớn cho Hứa Kính Thanh với điều kiện để ông lên sân khấu hát 1 bài nhưng nhạc sĩ không đồng ý vì đây là chương trình nghệ thuật yêu cầu chất lượng cao.
Buổi Liveshow kín khán giả. Cuối hường trình Hứa Kính Thanh lên sân khấu và cất cao giọng nói trong niềm xúc động "
Những năm qua không dễ dàng, có nhiều gian khổ nhưng tôi vẫn luôn muốn có được đêm diễn này. Cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người, đêm nhạc thành hiện thực, tôi không nói được gì, chỉ muốn khóc".
>>>Huyền thoại hội họa Trung Quốc: bán tranh đắt hơn cả danh họa Van Gogh, được coi là "Picasso phương Đông"- Ông là ai?
Nguồn newsbeezer
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top