Làm sao để buộc các doanh nghiệp phát thải carbon bù đắp cho môi trường?

nhhgiap

Pearl
Sau nhiều thập kỷ làm giàu bằng cách đánh đổi môi trường thiên nhiên, những công ty gây ô nhiễm lớn nhất thế giới chuẩn bị trả giá cho lượng khí thải carbon và nhiệt độ toàn cầu đang tăng cao. Tại hội nghị thượng đỉnh COP26 tổ chức ở Glasgow vào tháng này, ban lãnh đạo nhấn mạnh biện pháp đối phó với những công ty có mức phát thải cao.
[IMG alt="
Làm sao để buộc các doanh nghiệp phát thải carbon bù đắp cho môi trường?"]https://cdn.vnreview.vn/720896_7084...a6e624ca95c2a891b1dfb7cce350&width=1080[/IMG]

Thị trường carbon - giải pháp đối phó những kẻ lì lợm

Thị trường carbon có hai hình thức lựa chọn: thị trường tuân thủ (thị trường bắt buộc) được tổ chức bởi chính phủ, thông qua kế hoạch thương mại carbon để ép các công ty gây ô nhiễm phải khớp lượng khí thải hàng năm với “mức cho phép” - được mua và bán trong thị trường.
Thứ hai là thị trường tình nguyện. Họ sẽ tham gia vào các chương trình tự nguyện, bù đắp lượng khí thải thông qua tài trợ cho tổ chức hoạt động môi trường, ví dụ trồng cây xanh hay dọn dẹp sông hồ.

[IMG alt="
Làm sao để buộc các doanh nghiệp phát thải carbon bù đắp cho môi trường?"]https://cdn.vnreview.vn/917504_7084...757755e37c01aed7c916dc561e1b&width=1080[/IMG]
Sau gần 6 năm từ thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, trải qua nhiều lần sửa đổi, các nhà đàm phán đã đồng ý với bộ quy tắc chung. Giờ đây, thị trường carbon chính thức hoạt động, giải phóng hàng nghìn tỷ USD đầu tư xanh thông qua chương trình bù đắp carbon.
Chính phủ mỗi quốc gia tham dự sẽ ban hành giới hạn pháp lý về lượng khí thải trong khoảng thời gian cụ thể kèm theo giấy phép cho các công ty. Những công ty giảm phát thải tốt sẽ có quyền bán “sức chứa carbon” để kiếm lời, nhưng loại giấy phép “sức chứa” này lại trở thành gánh nặng tài chính cho công ty phát thải nhiều.
Đây là dấu mốc quan trọng trong việc kiểm soát tính minh bạch của thị trường carbon.
“Bộ nguyên tắc tạo ra một khuôn khổ cho hợp tác quốc tế, ngăn chặn việc tính gấp đôi lượng giảm phát thải hay tín dụng ảo khi giao dịch mua bán được thực hiện”, Hæge Fjellheim, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu carbon của nhà cung cấp dữ liệu tài chính Refinitiv cho biết.
Trong quá khứ, mặc dù công khai ủng hộ thị trường carbon nhưng đằng sau nhiều công ty dầu mỏ lại cố gắng ngăn chặn tiến độ thị trường carbon thông qua ****** tổ chức làm luật. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, bộ quy tắc bắt đầu cho thấy những ảnh hưởng đáng kể lên những kẻ gây ô nhiễm.
Tuần trước, kế hoạch buôn bán khí thải của EU, một trong những chương trình đầu tiên trên thế giới, đã đạt mức giá carbon kỷ lục gần 67 €/tấn (75 USD/tấn) trong ngày giao dịch đầu tiên sau hội nghị thượng đỉnh Glasgow. Nguyên nhân được cho là các nhà máy và chủ sở hữu nhà máy điện đang cạnh tranh mua đủ các loại giấy phép để phù hợp với lượng khí thải tăng cao sau mùa dịch.
Nước Anh là nước nối bước thực hiện kế hoạch trên. Các chương trình tương tự trị giá tổng cộng 272 tỷ đô la đang được thực hiện và đang phát triển trên toàn cầu - bao gồm cả ở Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Mỹ.
Thỏa thuận Glasgow đặt nền tảng cho khả năng liên kết nhiều thị trường mà không gặp phải rủi ro tính gấp đôi chi phí phát thải, tạo điều kiện kiếm lời cho công ty giảm khí thải trên quy mô toàn cầu. Ví dụ, nếu các chủ nhà máy than của Trung Quốc cắt giảm lượng khí thải, một ngày nào đó họ có thể - về lý thuyết - bán “sức chứa” cho nhà sản xuất thép ở Anh.

Thuế carbon

Tuy nhiên, Molly Scott Cato, phát ngôn viên kinh tế của đảng Xanh, cho biết: “Tôi hoài nghi về thị trường carbon vì biết rằng có một đội quân vận động hành lang từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đang liên tục tìm cách đánh lừa hệ thống, thúc đẩy chính phủ bóp méo thị trường”. Vì vậy, nhiều người đang hướng đến một phương pháp tối ưu hơn, đó là thuế carbon trong nước, kết hợp với thuế biên giới carbon.
Nước Anh là quốc gia đã áp dụng 2 loại thuế trên. Trong thập kỷ trước, giá sàn carbon của Vương quốc Anh - một loại thuế carbon trong nước được sử dụng để tính giá carbon cho phép - đã xóa sổ ngành nhiệt điện than.
Mặc dù gây bất lợi cho ngành công nghiệp nặng của Anh, khiến lượng carbon giảm nhưng mặt khác nó lại thúc đẩy công ty thép và xi măng nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc. Điều này dẫn đến hiện tượng rò rỉ carbon, nguyên nhân tại sao lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng ngay cả khi Anh và EU đã giảm sản lượng CO2.

[IMG alt="
Làm sao để buộc các doanh nghiệp phát thải carbon bù đắp cho môi trường?"]https://cdn.vnreview.vn/786432_7084...5bb8ec89e6297a8253b66b6d3fbb&width=1080[/IMG]
Thuế biên giới carbon sẽ là giải pháp cho vấn đề trên, trong đó quy định rõ các nhà nhập khẩu phải trả thuế cho tất cả mặt hàng sản xuất carbon cho dù xuất xứ ở đâu. Loại thuế này sẽ góp phần giảm lượng khí thải đáng kể đồng thời tạo sân chơi cho nhà sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng biện pháp này chưa tối ưu. Nó có thể khuyến khích các quốc gia như Trung Quốc và Nga đầu tư vào sản xuất sạch, nhưng mặt khác những nhà sản xuất ở châu Phi không có tiền đầu tư, sẽ bán sản phẩm cho quốc gia có tiêu chuẩn môi trường thấp.

“Giấc mơ về thị trường carbon toàn cầu với một mức giá và thuế thống nhất vẫn chưa sẵn sàng trong thời gian tới. Nhưng một điều chắc chắn là thang đo chi phí ô nhiễm sẽ tiếp tục tạo áp lực cho nhiều công ty lớn”, Fjellheim nói.
Sau hội nghị COP26, nhiều công ty dầu khí cũng như hãng hàng không thông báo các kế hoạch xanh, hứa hẹn giảm lượng khí thải. COP26 cũng đưa ra quy định cho phép các quốc gia sử dụng linh hoạt kế hoạch thương mại khí thải để đảm bảo mục tiêu. Ví dụ, nếu một nước gặp khó khăn với mục tiêu của Liên Hợp Quốc, họ có thể lựa chọn chương trình trồng cây ở Brazil hoặc một dự án năng lượng tái tạo ở Nigeria để hoàn thành mục tiêu trong nước.
Những người ủng hộ chỉ ra rằng điều này có thể giúp hướng hàng nghìn tỷ USD vào các nước đang phát triển, nơi không có khả năng đầu tư vào tái trồng rừng hay phát triển dự án carbon thấp. Phía ngược lại, bà Molly Scott Cato đặt ra câu hỏi về thách thức của bộ quy tắc:
“Trách nhiệm giải trình, theo dõi dự án ở những nền kinh tế đang phát triển là của ai, và có cá nhân hay tổ chức nào có thể thu lợi từ dự án không?”.
Vẫn còn nhiều vấn đề mà thế giới cần giải quyết.
Nguồn:
The Guardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top