Các nhà phân tích cho biết, động lực tự cung tự cấp chất bán dẫn đầy tham vọng của Trung Quốc ngày càng trở nên khó khăn hơn, sau khi Mỹ mở rộng phạm vi kiểm soát xuất khẩu.
Hôm ngày 7/10/2022, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS), một cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đã triển khai những cập nhật nhằm hạn chế hơn nữa khả năng Trung Quốc có được các con chip điện toán tiên tiến phục vụ phát triển và bảo trì siêu máy tính, ứng dụng quân sự bao gồm vũ khí hủy diệt hàng loạt,...
Các bản cập nhật bổ sung những yêu cầu giấy phép mới cho các mặt hàng dự định cập đến những xưởng đúc chip Trung Quốc. Điều đó khiến nhiều cơ sở sản xuất chip ở đại lục thuộc sở hữu của những công ty đa quốc gia lại phải quyết định theo từng trường hợp cụ thể.
Những sản phẩm liên quan bao gồm các con chip logic 16nm, 14nm hoặc thấp hơn, chip nhớ ngẫu nhiên động 18nm nửa bước hoặc nhỏ hơn và chip nhớ flash NAND có 128 lớp trở lên.
Nhà nghiên cứu bán dẫn lâu năm Arisa Liu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết: “Một vòng vây đang hình thành. Các biện pháp hạn chế tăng cường xuất khẩu công nghệ Mỹ nhằm đánh vào khả năng sản xuất siêu máy tính, AI và bán dẫn của Trung Quốc.”
Ngoài ra, Mỹ đang áp đặt các yêu cầu giấy phép mới nhằm xuất khẩu những mặt hàng vốn được sử dụng để phát triển hoặc sản xuất thiết bị phát triển bán dẫn cũng như những mặt hàng liên quan.
Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát được thắt chặt sẽ thiết lập một loại Giấy phép Chung Tạm thời (Temporary General Licence), giảm thiểu tác động ngắn hạn đối với chuỗi cung ứng bán dẫn. Nó sẽ cho phép phê duyệt riêng những mặt hàng được sử dụng bên ngoài Trung Quốc.
Khả năng tự cung tự cấp lại càng thêm phần khó khăn với Trung Quốc sau những hạn chế mới này. Tác động của các hạn chế mới nhất có thể gây ra nhiều làn sóng xung kích hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc.
Mới đây, cổ phiếu của các nhà sản xuất chip lớnn ở Trung Quốc đã giảm khá sâu. SMIC, công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, mất 3,4%, trong khi Hua Hong Semiconductor giảm 9,6%. Cổ phiếu của Naura Technology Group, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu của Trung Quốc, cũng giảm 10%.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã “khiến toàn bộ ngành công nghiệp chip Trung Quốc cảm thấy ớn lạnh”, vì Washington đang sử dụng công nghệ bán dẫn như một công cụ ngăn chặn sự tiến bộ của Trung Quốc.
Nhà phân tích trưởng Gu Wenjun tại công ty nghiên cứu ICwise cho biết: “Không có khả năng trì hoãn. Những thách thức chưa từng có đang từ từ hiện ra đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc."
BIS cũng cập nhật các chính sách liên quan đến Danh sách Chưa được xác minh (Unverified List) và danh sách đen xuất khẩu của Hoa Kỳ, vốn được gọi với cái tên chính thức là Danh sách Thực thể (Entity List). BIS sẽ thêm các bên vào Unverified List 60 ngày sau khi yêu cầu kiểm tra, nhưng việc các chính phủ nước sở tại không hành động đã ngăn cản quá trình hoàn thành.
Quy trình 60 ngày là một điều cần thiết để thêm các bên Unverified List vào Entity List bởi các cơ quan chính phủ nước sở tại cần có thời gian để xem xét.
YMTC – nhà sản xuất chip nhớ flash NAND hàng đầu Trung Quốc - cùng DK Laser và Beijing Naura Magnetoelectric Technology, là những cái tên điển hình trong số 31 thực thể gần đây được thêm vào Unverified List của Washington. Công ty sản xuất các bộ xử lý đồ họa Changsha Jingjia Microelectronics nằm trong số 28 công ty mới được thêm vào Entity List.
Các hạn chế mới nhất cũng mở rộng phạm vi của Quy tắc Sẳn phẩm Trực tiếp Nước ngoài của Mỹ nhằm bao gồm cả máy tính tiên tiến và những mặt hàng như siêu máy tính.
Dự kiến, động thái này sẽ khiến 28 thực thể Trung Quốc nằm trong danh sách đen thương mại của Washington trong khoảng năm 2015 – 2021 khó khăn hơn trong việc mua các mặt hàng chứa công nghệ xuất xứ từ Mỹ.
Dẫu người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh mô tả những hạn chế mới nhất là phương tiện để Mỹ “duy trì quyền bá chủ công nghệ”, một số nhà phân tích kỳ vọng Bắc Kinh sẽ theo đuổi các nỗ lực vận động hành lang ở Washington.
>>> Di sản của Steve Jobs: 1 triết lý đã tạo ra cuộc cách mạng silicon, khiến iPhone khác biệt với phần còn lại và thúc đẩy TSMC
Nguồn: SCMP
Hôm ngày 7/10/2022, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS), một cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đã triển khai những cập nhật nhằm hạn chế hơn nữa khả năng Trung Quốc có được các con chip điện toán tiên tiến phục vụ phát triển và bảo trì siêu máy tính, ứng dụng quân sự bao gồm vũ khí hủy diệt hàng loạt,...
Các bản cập nhật bổ sung những yêu cầu giấy phép mới cho các mặt hàng dự định cập đến những xưởng đúc chip Trung Quốc. Điều đó khiến nhiều cơ sở sản xuất chip ở đại lục thuộc sở hữu của những công ty đa quốc gia lại phải quyết định theo từng trường hợp cụ thể.
Nhà nghiên cứu bán dẫn lâu năm Arisa Liu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết: “Một vòng vây đang hình thành. Các biện pháp hạn chế tăng cường xuất khẩu công nghệ Mỹ nhằm đánh vào khả năng sản xuất siêu máy tính, AI và bán dẫn của Trung Quốc.”
Ngoài ra, Mỹ đang áp đặt các yêu cầu giấy phép mới nhằm xuất khẩu những mặt hàng vốn được sử dụng để phát triển hoặc sản xuất thiết bị phát triển bán dẫn cũng như những mặt hàng liên quan.
Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát được thắt chặt sẽ thiết lập một loại Giấy phép Chung Tạm thời (Temporary General Licence), giảm thiểu tác động ngắn hạn đối với chuỗi cung ứng bán dẫn. Nó sẽ cho phép phê duyệt riêng những mặt hàng được sử dụng bên ngoài Trung Quốc.
Khả năng tự cung tự cấp lại càng thêm phần khó khăn với Trung Quốc sau những hạn chế mới này. Tác động của các hạn chế mới nhất có thể gây ra nhiều làn sóng xung kích hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc.
Mới đây, cổ phiếu của các nhà sản xuất chip lớnn ở Trung Quốc đã giảm khá sâu. SMIC, công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, mất 3,4%, trong khi Hua Hong Semiconductor giảm 9,6%. Cổ phiếu của Naura Technology Group, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu của Trung Quốc, cũng giảm 10%.
Nhà phân tích trưởng Gu Wenjun tại công ty nghiên cứu ICwise cho biết: “Không có khả năng trì hoãn. Những thách thức chưa từng có đang từ từ hiện ra đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc."
BIS cũng cập nhật các chính sách liên quan đến Danh sách Chưa được xác minh (Unverified List) và danh sách đen xuất khẩu của Hoa Kỳ, vốn được gọi với cái tên chính thức là Danh sách Thực thể (Entity List). BIS sẽ thêm các bên vào Unverified List 60 ngày sau khi yêu cầu kiểm tra, nhưng việc các chính phủ nước sở tại không hành động đã ngăn cản quá trình hoàn thành.
Quy trình 60 ngày là một điều cần thiết để thêm các bên Unverified List vào Entity List bởi các cơ quan chính phủ nước sở tại cần có thời gian để xem xét.
YMTC – nhà sản xuất chip nhớ flash NAND hàng đầu Trung Quốc - cùng DK Laser và Beijing Naura Magnetoelectric Technology, là những cái tên điển hình trong số 31 thực thể gần đây được thêm vào Unverified List của Washington. Công ty sản xuất các bộ xử lý đồ họa Changsha Jingjia Microelectronics nằm trong số 28 công ty mới được thêm vào Entity List.
Các hạn chế mới nhất cũng mở rộng phạm vi của Quy tắc Sẳn phẩm Trực tiếp Nước ngoài của Mỹ nhằm bao gồm cả máy tính tiên tiến và những mặt hàng như siêu máy tính.
Dự kiến, động thái này sẽ khiến 28 thực thể Trung Quốc nằm trong danh sách đen thương mại của Washington trong khoảng năm 2015 – 2021 khó khăn hơn trong việc mua các mặt hàng chứa công nghệ xuất xứ từ Mỹ.
Dẫu người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh mô tả những hạn chế mới nhất là phương tiện để Mỹ “duy trì quyền bá chủ công nghệ”, một số nhà phân tích kỳ vọng Bắc Kinh sẽ theo đuổi các nỗ lực vận động hành lang ở Washington.
>>> Di sản của Steve Jobs: 1 triết lý đã tạo ra cuộc cách mạng silicon, khiến iPhone khác biệt với phần còn lại và thúc đẩy TSMC
Nguồn: SCMP