Nỗ lực ngăn chặn tàu cá Trung Quốc đang ngày càng hung hăng

nhhgiap

Pearl
Nhiều công ty thủy sản Mỹ đã bắt đầu chú ý đến những rủi ro mà Trung Quốc có thể gây ra. Họ đang tìm cách tận dụng sức mạnh thị trường để mang lại sự minh bạch cho các nhà cung cấp hải sản.
*Xem thêm: Tàu cá Trung Quốc vơ vét đại dương Nam Mỹ.
*Xem thêm: Trung Quốc bao che tàu cá đại dương.
Năm nay, một nhóm gồm 16 nhà nhập khẩu và nhà sản xuất đã cùng nhau đưa ra chiến lược chung để giải quyết tận gốc tình trạng đánh bắt trái phép. Phần lớn các ý kiến đều nhắm vào Trung Quốc, giá trị xuất khẩu của quốc gia này sang Mỹ đạt 157 triệu USD vào năm 2019, chiếm một nửa tổng lượng mực nhập khẩu (314 triệu USD).
Chiến lược trên được xem như chiếc chìa khóa mở hộp Pandora. Chiếc hộp chứa những bí mật, thủ đoạn của người làm ăn phi pháp trong ngành này.
Alfonso Miranda, giám đốc điều hành của CALAMASUR, một nhóm gồm nhiều đại diện ngành thủy sản đến từ Mexico, Chile, Peru và Ecuador cho biết:
“Vùng biển không kiểm soát như một mỏ vàng dưới nước, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, thoải mái bóc lột lao động mà vẫn có thị trường thu mua sản phẩm”.

Đoàn kết chống lại tiêu cực

Nỗ lực ngăn chặn tàu cá Trung Quốc đang ngày càng hung hăng
Một giải pháp công nghệ khác nên được triển khai rộng rãi, đó là phần mềm theo dõi AIS. Với AIS, người tiêu dùng dễ dàng biết được thông tin con tàu đánh bắt, chủ tàu, lịch sử đánh bắt và vị trí chính xác bắt được con cá, con mực đó. Giải pháp trên sẽ giúp cho ngành thủy sản đuổi kịp với các ngành khác như sản xuất thịt, hàng may mặc, vốn đã sử dụng công nghệ AIS từ lâu.
Đại sứ Jean Manes, thuộc Bộ Tư lệnh Miền Nam Mỹ ở Miami cho biết:
“Giải pháp hiện tại là truy xuất nguồn gốc. Khi càng nhiều người tiêu dùng muốn biết về xuất xứ thực phẩm họ mua, thị trường sẽ thay đổi để đáp ứng”.
Tuy nhiên, tăng cường tính minh bạch là một thách thức mà ngành công nghiệp thủy sản phải vật lộn trong nhiều thập kỷ qua. Không ai biết chắc chắn Trung Quốc đang khai thác đến mức nào. Trong khi đó, các tổ chức quản lý thủy sản khu vực dường như bất lực trong việc ngăn chặn Trung Quốc liên tục làm thủ tục đăng ký cho các tàu có tiền án đánh bắt trái phép hoạt động trở lại.
Vào năm 2018, Tàu Hua Li 8 trở thành mục tiêu săn lùng quốc tế sau một lần chạy trốn các phát súng cảnh báo của tàu hải quân Argentina khi bị bắt quả tang đang đánh bắt cá trái phép tại vùng biển của nước này. Hải quân Argentina phát hiện nhiều thủy thủ đoàn bị đối xử như “nô lệ” khi kiểm tra tàu. Sau một thời gian bị cấm ra khơi, con tàu lại được Trung Quốc bật đèn xanh để tiếp tục đánh bắt cá ở nam Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Hua Li lại tiếp tục tham gia vào hoạt động đánh bắt đáng ngờ vào năm 2019. Theo ảnh chụp vệ tinh ban đêm được Global Fishing Watch cung cấp, con tàu bất ngờ xuất hiện ở bán cầu tây, vùng đặc quyền kinh tế của Peru trong khoảng 80 tiếng ban đêm.
Craig Loveridge, thư ký điều hành của SPRFMO, nhóm quản lý hoạt động đánh bắt cá liên chính phủ, chỉ ra rằng các nước cần xem xét kỹ lịch sử đánh cá của tàu đó trước khi cấp quyền treo cờ quốc gia.
Để giải quyết vấn nạn đánh bắt trái phép, một số chính phủ khu vực Nam Mỹ đã đề xuất nhiều biện pháp quyết liệt tại cuộc họp SPRFMO năm nay.
Trong đó có cấm trung chuyển trên biển, đề xuất được phép lên tàu giữa những quốc gia thành viên và quan trọng nhất là tạo vùng đệm gần các quốc gia ven biển để họ được cảnh báo khi có tàu lạ tiến vào phạm vi 12 hải lý trong lãnh hải của mình.
Nhưng ông Miranda nói rằng tất cả đề xuất trên đều bị Trung Quốc khước từ. Ông nhấn mạnh:
“Trung Quốc không quan tâm đến việc mở rộng bảo hộ. Họ tuân theo luật lệ nhưng không tuân theo tinh thần”.
Nếu không thể đảm bảo giải quyết các vấn đề trên biển rõ ràng thì khi hàng cập bến sẽ không có biện pháp nào để biết đó là thủy sản được đánh bắt hợp pháp hay bất hợp pháp.
“Đây thực sự là con đường bế tắc vì tất cả thông tin, dữ liệu đều thiếu minh bạch. Điều đó gây khó khăn cho công cuộc xây dựng một hệ thống công bằng”, Miranda cho hay.

Cuộc chiến không tiếp viện

Nếu không có sự giám sát chặt chẽ từ phía ngoài, đội cảnh sát biển Ocean Warrior sẽ hoàn toàn cô độc, yếu thế trước hàng chục tàu Trung Quốc quen thuộc vùng biển và không ngại va chạm.
Nỗ lực ngăn chặn tàu cá Trung Quốc đang ngày càng hung hăng
Khi mặt trời chuẩn bị lặn và đội câu mực của Trung Quốc thức dậy để hành động thì thủy thủ đoàn của Ocean Warrior cũng lên một chiếc xuồng ba lá để kiểm tra gần tàu Chang Tai 802. Con tàu này là một trong 39 tàu bị tình nghi bóc lột lao động (dựa theo đơn tố cáo của người lao động Indonesia).
Sáu người đàn ông cởi trần, tất cả đều là người Indonesia, tập trung trên đuôi tàu Chang Tai. Họ cư xử thân thiện và cảm thấy vui mừng khi có sự xuất hiện của thủy thủ không thuộc tàu đánh cá.
Nhưng họ nhanh chóng lo lắng khi tàu thủy thủ tiến lại ngày càng gần hơn, một người trong đó hét lên: “
Đừng! Ông chủ tôi không phải người tốt”. Tiếp theo anh ta hỏi một câu mà thể hiện rõ sự hạn chế thông tin đại chúng trong thời gian dài “Liệu đại dịch Covid đã đến Mỹ chưa?”. Anh này sau đó cố hét lên trước khi bị một giám sát viên người Trung Quốc quát và yêu cầu quay về làm việc: “Tôi đang mắc kẹt ở đây. Tôi muốn về nhà”.
Một ngày sau, khi Ocean Warrior trở lại với một cái loa để thuận tiện trao đổi thì giám sát viên Trung Quốc đã chặn mọi nỗ lực giao tiếp giữa thủy thủ 2 tàu. Trước khi tàu Chang Tai rời khỏi vùng biển đó, một thủy thủ đã ném chiếc chai nhựa có chứa một mảnh giấy viết nguệch ngoạc số điện thoại anh trai mình trên đó.
Sau đó, Ocean Warrior đã thông báo tình hình cho người anh trai đang ở Indonesia. Người này thú nhận biết rất ít về thông tin làm việc của em trai mình. Kể từ khi rời khỏi nhà cách đây ba năm, số lần em trai anh liên lạc ngày càng ít đi.
Tuy nhiên, gần đây anh ấy lo lắng cho sức khỏe của em trai mình đến mức đã ép công ty tuyển dụng đưa em anh ấy trở lại.
“Tôi hy vọng em tôi còn sống và khỏe mạnh. Tôi mong em ấy nhanh chóng được về nhà”, người anh trai nói.
Theo đơn tố cáo của một thủy thủ Indonesia, sau khi phát hiện bản thân bị đau thận do uống nước biển được xử lý kém, thuyền trưởng tàu Chang Tai đã buộc anh ký vào một tài liệu mật hoặc chọn bị vứt bỏ ở Peru. Số phận của nhiều thủy thủ Indonesia khác vẫn rất bấp bênh nếu luật pháp quốc tế không thể chấm dứt các hành động ngông cuồng của tàu cá Trung Quốc.
Nguồn:
AP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top