Sau năm ngày miệt mài trên biển cả, Ocean Warrior - con tàu mang danh công lý - đã đến vùng biển có nhiều đảo san hô nằm ở phía đông Thái Bình Dương. "Đây mới là bữa tiệc thật sự!" Sĩ quan Filippo Marini nói khi đứng trước quang cảnh tàu bè đánh cá tấp nập.
Đó là cái nhìn đầu tiên của các sĩ quan tàu Ocean Warrior về đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới: một đội gồm gần 300 tàu Trung Quốc đã đi nửa vòng trái đất để bắt giống mực Humboldt ở sâu trong lòng đại dương.
Marini - sĩ quan quan sát tàu Ocean Warrior - ghi lại nhanh chóng ID điện tử của 37 tàu cá xuất hiện dưới dạng hình tam giác xanh lá cây trên radar lên một tờ giấy.
Bỗng nhiên hai trong số các con thuyền đi vào “vùng tối”, thiết bị theo dõi của tàu cũng đã bị tắt. Những con tàu khác thì phát cùng lúc 2 số radar khác nhau, chắc chắn một cái là giả mạo.
Cuộc tuần tra trên diễn ra sau khi hàng trăm tàu Trung Quốc bị phát hiện đánh bắt mực gần quần đảo Galapagos, một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Đây là nơi mà nhà tự nhiên học thế kỷ 19 Charles Darwin được truyền cảm hứng, cũng là nơi sinh sống của các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, từ rùa cạn khổng lồ đến cá mập đầu búa.
Việc các đoàn tàu Trung Quốc di chuyển ngày càng xa đất mẹ không phải là sự tình cờ. Nhiều thập kỷ đánh bắt quá mức, đã đẩy đội tàu lớn nhất của họ ngày càng xa quê hương (3000 tàu được chính thức đăng ký, và còn nhiều tàu con khác). Giữ một đoàn tàu với con số khủng như vậy hoạt động trong nhiều năm không chỉ đòi hỏi đầu tư kỹ thuật, mà còn nhờ nguồn trợ cấp chính phủ. Điều này được xem như là niềm tự hào với người dân Trung Quốc, họ ví von nó giống với kỳ tích khoa học vũ trụ Mỹ.
Bắc Kinh từng tuyên bố họ không khoan nhượng việc đánh bắt bất hợp pháp và nhấn mạnh lệnh cấm tạm thời đánh bắt mực ở vùng biển khơi như bằng chứng về nỗ lực quản lý môi trường. Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu vẫn chỉ trích Trung Quốc đã tự căng buồm đánh bắt trái phép trong nhiều thập kỷ qua.
Trong khi đó, các nhà làm luật đang khẩn trương hoàn chỉnh những điều khoản nghiêm cấm đánh bắt trong Hiệp ước Biển khơi sắp được ra mắt. Đây sẽ là căn cứ cho hợp tác quốc tế trong các vùng biển không kiểm soát (chiếm gần một nửa Trái Đất).
Trong số 30 tàu mà AP quan sát được, 24 tàu có tiền sử lạm dụng lao động, đánh cá bất hợp pháp hoặc có dấu hiệu vi phạm luật hàng hải. Lợi dụng tình thế rối ren giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều kẻ ngoại lại, tham lam đã lén đánh bắt trên đại dương châu Mỹ.
Cụ thể, có 16 con tàu có bộ phát tín hiệu dò tìm bị tắt, phát nhiều ID điện tử hoặc truyền thông tin không khớp với tên hoặc vị trí được kê khai trước đó. Tuy vậy, AP không thể tìm thấy bất cứ sơ hở nào của các con tàu đánh bắt trái phép này.
6 tàu khác, thuộc sở hữu của nhiều công ty, bị buộc tội bắt giữ trái phép lao động. Tàu Chang Tai 802, đã bị phát hiện giam giữ nhiều thủy đoàn người Indonesia trong nhiều năm.
Ocean Ruby - một tàu chở nhiên liệu khổng lồ phục vụ hạm đội - bị nghi ngờ buôn bán nhiên liệu cho Triều Tiên, vốn đã bị cấm do lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Fu Yuan Yu 7880, được vận hành bởi công ty thương mại Nasdaq, Pingtan Marine Enterprise, có ban giám đốc đã bị hủy thị thực Mỹ vì tội buôn người trái phép.
Thuyền trưởng Peter Hammarstedt, giám đốc chiến dịch của Sea Shepherd, một nhóm bảo tồn đại dương có trụ sở tại Hà Lan, đang vận hành 9 tàu tối tân (bao gồm Ocean Warrior) cho biết: “Bắc Kinh đang xuất khẩu vấn đề đánh bắt quá mức sang Nam Mỹ. Trung Quốc phải chịu trách nhiệm chính về vụ cướp bóc cá mập và cá ngừ ở châu Á, sau khi chúng tôi phát hiện cách các tàu Trung Quốc ngang nhiên tấn công các làng chài nghèo ở Tây Phi. Với thành tích đó, liệu ta có thể tin tưởng những tuyên bố về việc quản lý ngành thủy sản có trách nhiệm của họ không?”.
Mực Humboldt là một trong những loài sinh vật biển phong phú nhất ở phía tây nam Nam Mỹ. Một số nhà khoa học tin rằng số lượng của chúng thậm chí có thể tăng mạnh khi các đại dương ấm lên và các loài săn mồi tự nhiên như cá mập, cá ngừ bị đánh bắt hết.
Nhưng điều đó sẽ không thể xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động khai thác mực trái phép với tần suất tăng cao như bây giờ.
Theo Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực Nam Thái Bình Dương (SPRFMO), số lượng tàu gắn cờ Trung Quốc ở nam Thái Bình Dương đã tăng gấp 10 lần từ 54 tàu hoạt động trong năm 2009 lên 557 tàu vào năm 2020. Quy mô sản lượng đánh bắt tăng từ 70.000 tấn trong năm 2009 lên 358.000.
Việc đánh bắt hầu như chỉ diễn ra vào ban đêm, hàng trăm con tàu kích hoạt hệ thống đèn với công suất lớn đến mức vệ tinh ngoài không gian có thể chụp được, để thu hút đàn mực đến. “Tình hình ở đó rối ren và vô kỷ luật như miền Tây hoang dã trong các bộ phim ngày xưa”, Hammarstedt chia sẻ.
Các chuyên gia chỉ ra rằng nếu một loại động vật dù trữ lượng có dồi dào, phong phú đến đâu nhưng nếu bị khai thác quá mức cũng sẽ nhanh chóng biến mất. Bằng chứng là nguồn tài nguyên mực ở Argentina, Mexico và Nhật Bản đã từng có thời gian hoàn toàn cạn kiệt.
“Khi bạn có một nguồn tài nguyên rộng lớn thì bạn sẽ dễ rơi vào chiếc bẫy mật ngọt, bạn luôn nghĩ chúng là vô hạn tựa như sao trên bầu trời. Nếu chúng ta tiếp tục suy nghĩ như vậy, sớm muộn loài người cũng sẽ tự hủy diệt giống loài”, William Gilly, nhà sinh vật biển của Đại học Stanford cảnh báo.
Gilly cho biết mực là một mắt xích quan trọng trong môi trường biển. Một băng chuyền sinh học vận chuyển năng lượng từ sinh vật phù du siêu nhỏ hấp thụ carbon đến các loài săn mồi lớn hơn, như cá mập và cá ngừ, cuối cùng là con người.
Daniel Pauly, một nhà sinh vật biển nổi tiếng, người đã đặt ra cụm từ “câu cá trên mạng lưới thức ăn” vào năm 1990 cho biết: “Mọi thứ đang dần thay đổi, giờ đây con người phải ăn những con cá nhỏ vì nguồn cá lớn đã bị khai thác cạn kiệt. Đây chính là nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái biển, dẫn đến sự suy thoái dần của đại dương”.
*Xem thêm: Trung Quốc bao che tàu cá.
*Xem thêm: Nỗ lực ngăn chặn tàu cá đang ngày càng hung hăng.
Nguồn: AP
Đó là cái nhìn đầu tiên của các sĩ quan tàu Ocean Warrior về đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới: một đội gồm gần 300 tàu Trung Quốc đã đi nửa vòng trái đất để bắt giống mực Humboldt ở sâu trong lòng đại dương.
Bỗng nhiên hai trong số các con thuyền đi vào “vùng tối”, thiết bị theo dõi của tàu cũng đã bị tắt. Những con tàu khác thì phát cùng lúc 2 số radar khác nhau, chắc chắn một cái là giả mạo.
Đội thuyền hùng hậu
Hãng thông tấn AP với đài truyền hình tiếng Tây Ban Nha Univision, đã đồng hành cùng Ocean Warrior vào mùa hè này trong chuyến đi kéo dài 18 ngày, nhằm quan sát cận cảnh đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc trên vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ.Cuộc tuần tra trên diễn ra sau khi hàng trăm tàu Trung Quốc bị phát hiện đánh bắt mực gần quần đảo Galapagos, một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Đây là nơi mà nhà tự nhiên học thế kỷ 19 Charles Darwin được truyền cảm hứng, cũng là nơi sinh sống của các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, từ rùa cạn khổng lồ đến cá mập đầu búa.
Việc các đoàn tàu Trung Quốc di chuyển ngày càng xa đất mẹ không phải là sự tình cờ. Nhiều thập kỷ đánh bắt quá mức, đã đẩy đội tàu lớn nhất của họ ngày càng xa quê hương (3000 tàu được chính thức đăng ký, và còn nhiều tàu con khác). Giữ một đoàn tàu với con số khủng như vậy hoạt động trong nhiều năm không chỉ đòi hỏi đầu tư kỹ thuật, mà còn nhờ nguồn trợ cấp chính phủ. Điều này được xem như là niềm tự hào với người dân Trung Quốc, họ ví von nó giống với kỳ tích khoa học vũ trụ Mỹ.
Nhiều tàu vi phạm luật
Quy mô hoạt động ngày càng lớn của đoàn tàu Trung Quốc ở khu vực biển châu Mỹ làm dấy lên lo ngại cạn kiệt nguồn dự trữ thủy sản. Ngoài ra, một vấn đề khác là nếu không có bất cứ biện pháp kiểm soát nào thì việc đánh bắt như vậy sẽ càng tăng cao. Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cho rằng hành vi đánh bắt bất hợp pháp đã thay thế cướp biển trở thành mối đe dọa an ninh biển cả hàng đầu.Trong khi đó, các nhà làm luật đang khẩn trương hoàn chỉnh những điều khoản nghiêm cấm đánh bắt trong Hiệp ước Biển khơi sắp được ra mắt. Đây sẽ là căn cứ cho hợp tác quốc tế trong các vùng biển không kiểm soát (chiếm gần một nửa Trái Đất).
Trong số 30 tàu mà AP quan sát được, 24 tàu có tiền sử lạm dụng lao động, đánh cá bất hợp pháp hoặc có dấu hiệu vi phạm luật hàng hải. Lợi dụng tình thế rối ren giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều kẻ ngoại lại, tham lam đã lén đánh bắt trên đại dương châu Mỹ.
Cụ thể, có 16 con tàu có bộ phát tín hiệu dò tìm bị tắt, phát nhiều ID điện tử hoặc truyền thông tin không khớp với tên hoặc vị trí được kê khai trước đó. Tuy vậy, AP không thể tìm thấy bất cứ sơ hở nào của các con tàu đánh bắt trái phép này.
6 tàu khác, thuộc sở hữu của nhiều công ty, bị buộc tội bắt giữ trái phép lao động. Tàu Chang Tai 802, đã bị phát hiện giam giữ nhiều thủy đoàn người Indonesia trong nhiều năm.
Ocean Ruby - một tàu chở nhiên liệu khổng lồ phục vụ hạm đội - bị nghi ngờ buôn bán nhiên liệu cho Triều Tiên, vốn đã bị cấm do lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Fu Yuan Yu 7880, được vận hành bởi công ty thương mại Nasdaq, Pingtan Marine Enterprise, có ban giám đốc đã bị hủy thị thực Mỹ vì tội buôn người trái phép.
Săn lùng mực Humboldt
Tiếng gầm rú của chiếc máy đánh bắt cá lớn đến mức dù cách xa hàng trăm mét, bạn vẫn có thể nghe thấy. Hay ngửi thấy mùi hôi thối của chất mực đen ngòm từ những con mực *********.Mực Humboldt là một trong những loài sinh vật biển phong phú nhất ở phía tây nam Nam Mỹ. Một số nhà khoa học tin rằng số lượng của chúng thậm chí có thể tăng mạnh khi các đại dương ấm lên và các loài săn mồi tự nhiên như cá mập, cá ngừ bị đánh bắt hết.
Nhưng điều đó sẽ không thể xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động khai thác mực trái phép với tần suất tăng cao như bây giờ.
Theo Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực Nam Thái Bình Dương (SPRFMO), số lượng tàu gắn cờ Trung Quốc ở nam Thái Bình Dương đã tăng gấp 10 lần từ 54 tàu hoạt động trong năm 2009 lên 557 tàu vào năm 2020. Quy mô sản lượng đánh bắt tăng từ 70.000 tấn trong năm 2009 lên 358.000.
Việc đánh bắt hầu như chỉ diễn ra vào ban đêm, hàng trăm con tàu kích hoạt hệ thống đèn với công suất lớn đến mức vệ tinh ngoài không gian có thể chụp được, để thu hút đàn mực đến. “Tình hình ở đó rối ren và vô kỷ luật như miền Tây hoang dã trong các bộ phim ngày xưa”, Hammarstedt chia sẻ.
Các chuyên gia chỉ ra rằng nếu một loại động vật dù trữ lượng có dồi dào, phong phú đến đâu nhưng nếu bị khai thác quá mức cũng sẽ nhanh chóng biến mất. Bằng chứng là nguồn tài nguyên mực ở Argentina, Mexico và Nhật Bản đã từng có thời gian hoàn toàn cạn kiệt.
“Khi bạn có một nguồn tài nguyên rộng lớn thì bạn sẽ dễ rơi vào chiếc bẫy mật ngọt, bạn luôn nghĩ chúng là vô hạn tựa như sao trên bầu trời. Nếu chúng ta tiếp tục suy nghĩ như vậy, sớm muộn loài người cũng sẽ tự hủy diệt giống loài”, William Gilly, nhà sinh vật biển của Đại học Stanford cảnh báo.
Gilly cho biết mực là một mắt xích quan trọng trong môi trường biển. Một băng chuyền sinh học vận chuyển năng lượng từ sinh vật phù du siêu nhỏ hấp thụ carbon đến các loài săn mồi lớn hơn, như cá mập và cá ngừ, cuối cùng là con người.
Daniel Pauly, một nhà sinh vật biển nổi tiếng, người đã đặt ra cụm từ “câu cá trên mạng lưới thức ăn” vào năm 1990 cho biết: “Mọi thứ đang dần thay đổi, giờ đây con người phải ăn những con cá nhỏ vì nguồn cá lớn đã bị khai thác cạn kiệt. Đây chính là nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái biển, dẫn đến sự suy thoái dần của đại dương”.
*Xem thêm: Trung Quốc bao che tàu cá.
*Xem thêm: Nỗ lực ngăn chặn tàu cá đang ngày càng hung hăng.
Nguồn: AP