Trung Quốc bao che tàu cá vơ vét đại dương

nhhgiap

Pearl
Hàng chục tàu Trung Quốc đã bắt đầu chuyến hành trình “câu vàng” đến với những vùng biển ấm áp gần xích đạo từ nhiều tháng trước. Những con tàu này treo lên lá cờ của nhiều nước khác nhau, tự do đánh bắt cá mập và câu mực ở một trong những ngư trường không kiểm soát lớn nhất thế giới xuyên đêm.
Thiên đường của những kẻ cướp bóc nằm giữa biên giới biển Argentina và Quần đảo Falkland do Anh nắm giữ. Vùng biển này hiện không có người sinh sống, nên tàu đánh bắt tự do hoạt động mà không cần lo về giấy phép đánh bắt, giới hạn đánh bắt hay người giám sát.

*Xem thêm: Tàu cá Trung Quốc vơ vét đại dương Nam Mỹ.
Trung Quốc bao che tàu cá vơ vét đại dương

Ẩn mình trong bóng tối

Theo dữ liệu vệ tinh do Windward, một công ty hải hàng thông báo từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021, đã có tổng cộng có 523 tàu cá Trung Quốc - nhiều hơn 35% so với mùa trước - bị phát hiện ngay bên ngoài ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lý) của Argentina.
Trong số đó, có 42% tàu tắt bộ dò tìm vị trí ít nhất một lần. 188 tàu xuất hiện gần Galapagos, 14 tàu Trung Quốc hoạt động ngoại tuyến ở cả hai đại dương trong trung bình 34 giờ. Các nhà chức trách Argentina trong những năm qua đã phát hiện nhiều tàu Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của họ. Thậm chí khi phát một tàu lạ đang khai thác ở vùng cá voi sinh sản, tàu truy bắt quốc gia phải sử dụng biện pháp mạnh vì các con tàu này không có ý định hợp tác.
Theo hiệp ước hàng hải Liên hợp quốc mà Trung Quốc ký kết, các tàu lớn bắt buộc phải bật hệ thống nhận dạng tự động hay AIS để tránh va chạm. Trừ trường hợp gặp phải cướp biển, nếu hệ thống này bị tắt thì quốc gia mà tàu đánh cá gắn cờ và cả chủ tàu đó sẽ phải chịu trừng phạt.
Dù vậy, chính phủ Trung Quốc dường như rất “dung túng” những đứa con bất trị này. Thực tế, hạm đội Trung Quốc có thể lênh đênh và đánh bắt cá trong nhiều năm như vậy vì họ có một hệ thống kho chứa khổng lồ trên những con tàu lạnh, tàu ngầm (có khả năng chở hơn 15.000 mét khối cá). Đội “câu vàng” còn được tiếp nhiên liệu thường xuyên từ các tàu chở dầu giá rẻ do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ, mặc kệ những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, gần 11% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ trong năm 2019 (trị giá 2,4 tỷ USD) đến từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm soát.

Pingtan, công cụ thu lợi của Trung Quốc

Tại nhiều cảng biển của các đại dương trên thế giới, Pingtan Marine và các chi nhánh của họ đang cố gắng đối phó với các lá đơn khiếu nại đánh bắt cá trái phép từ nhiều quốc gia, ở Nam Phi, Timor Leste, Ecuador và Indonesia.
Tuy nhiên, tập đoàn Pingtan Marine không tỏ ra lo sợ mấy vì họ sở hữu hạm đội tàu biển lớn thứ hai Trung Quốc, giao dịch cổ phiếu trên Nasdaq (Mỹ) và thậm chí có sự giúp sức của công ty mẹ ở Phúc Châu. Họ còn đang ngày đêm hoàn thiện một trong những nhà máy sản xuất cá lớn nhất thế giới. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty, Zhou Xinrong, đã xây dựng đế chế đánh bắt cá nhờ vào nguồn hỗ trợ tài chính kèm các khoản vay từ mối quan hệ với nhà nước.

“Pingtan là tài sản thuộc chính phủ Trung Quốc núp bóng công ty kinh doanh hải sản tư nhân”, phát biểu bởi Susi Pudjiastuti, người từng là bộ trưởng ngư nghiệp Indonesia từ năm 2014 đến 2019. Ông nổi tiếng vì hành động phá hủy hàng trăm tàu đánh bắt cá trái phép của Trung Quốc.
Theo C4ADS, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington cho biết năm mươi bảy tàu của Pingtan, bao gồm ba tàu chở hàng lạnh, đều thuộc sở hữu trực tiếp hoặc thông qua một công ty liên kết được Trung Quốc đăng ký hoạt động ở nam Thái Bình Dương.
Trong báo cáo thu nhập cuối cùng, Pingtan cho biết mình có 280 triệu USD dư nợ từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các tổ chức cho vay nhà nước khác. Tuy nhiên, một quỹ đầu tư nhà nước lớn hàng đầu lại sở hữu 8% cổ phần công ty, và chính phủ Trung Quốc thậm chí không tiếc tay trợ cấp Pingtan 29 triệu USD - bằng một phần ba tổng số tiền bỏ ra để mua tài sản và thiết bị trong nước - trong 9 tháng đầu năm 2020.
Các tàu cá của hai chi nhánh Pingtan tại Indonesia đã bị Pudjiastuti thu hồi giấy phép hoạt động vì một loạt các tội danh như làm sai lệch báo cáo đánh bắt, vận chuyển trái phép và buôn lậu các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo biên bản ghi nhận tại phiên tòa xét xử 2 chi nhánh Pingtan tại Indonesia, các thuyền viên lần đầu có cơ hội kể lại quãng thời gian địa ngục trên tàu. Họ đã bị đánh đập, bị tấn công vào đầu bằng một mảnh thép và bị giám sát viên Trung Quốc tra tấn thường xuyên. Phán quyết của tòa án sau đó là cấm 2 chi nhánh trên hoạt động.
Mới đây, một tàu sân bay mang cờ đất nước Panama và Hai Fa (thành phố thuộc Israel) nhưng sau khi điều tra lại phát hiện thuộc sở hữu của một chi nhánh Pingtan ở Hongkong. Tàu đã bị bắt giữ vì tàng trữ 900 tấn cá đánh bắt bất hợp pháp, nhưng lại được tòa án khoan hồng thả ra sau khi nộp phạt 15.000 USD.

Trung Quốc bao che tàu cá vơ vét đại dương
Tàu Fu Yuan Yu Leng 999, được điều hành bởi vợ của ông Zhou, bị bắt vào năm 2017 khi di chuyển qua Khu bảo tồn biển Galapagos với hơn 6.000 con cá mập chết. Fu Yuan Yu 7880, một tàu khác của Pingtan, đã bị Nam Phi bắt giữ vào năm 2016 sau khi cố chạy trốn một tàu tuần tra của hải quân - bị nghi ngờ tham gia đánh bắt mực trái phép. Mặc dù các thủy thủ cùng thuyền trưởng bị kết tội sở hữu thiết bị bất hợp pháp và không tuân theo chính quyền hàng hải nhưng đã được thả sau khi nộp phạt.
“Càng tìm hiểu nhiều về những con tàu như vậy, bạn lại khó có thể nhắm mắt ngủ vào ban đêm. Người Nam Mỹ nên thức dậy sớm nhất có thể nếu muốn bảo vệ đại dương của mình”, Pudjiastuti nói.
Dù bị công kích từ nhiều phía, Pingtan vẫn không giải đáp bất cứ một thắc mắc, nghi ngờ nào.
"Pingtan sẽ không trả lời các câu hỏi do giới truyền thông đưa ra", công ty cho biết trong một email. Khi vụ bê bối trên xảy ra, Pingtan lao dốc không phanh. Nhiều nhà đầu tư đã phải bán phá giá cổ phiếu của công ty.
Vào tháng 6, Nasdaq đã gửi thông báo rằng họ sẽ hủy niêm yết công ty trừ khi giá cổ phiếu - vốn đã giảm gần 80% trong hai năm qua - có thể sớm tăng trở lại trên ngưỡng tối thiểu 1 USD. Nguy cơ bị hủy niêm yết dẫn đến sự từ chức đột ngột của nhiều kiểm toán viên, dường như báo động ngày tàn của Pingtan.
Lúc này họ giải thích lý do không nộp bất kỳ một báo cáo tài chính nào cho SEC trong một năm qua là do “thiếu sót nội bộ” khi tuân thủ các quy định kiểm toán khắt khe của Mỹ.
Một vấn đề khác mà Pingtan trốn tránh trả lời là lệnh trừng phạt bất ngờ của Mỹ đối với giám đốc điều hành hàng đầu của họ. Hai quan chức Mỹ nói rằng Giám đốc điều hành Zhou Xinrong và vợ của ông nằm trong số 15 cá nhân bị hủy visa vào năm ngoái vì “đồng lõa” với việc đánh bắt cá trái phép và buôn người. Họ cho biết quyết định được đưa ra khi chính quyền Trump sắp suy tàn, là quyết định đầu tiên nhắm vào tình trạng lạm dụng trong ngành thủy sản.

Biện pháp đối phó tạm thời

Việc để xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như vậy khiến chính quyền Trung Quốc phải đưa ra nhiều cải cách quyết liệt hơn cho nền công nghiệp này.
Năm ngoái, Trung Quốc áp dụng các hình phạt nghiêm khắc đối với các công ty vi phạm luật. Họ cũng yêu cầu tăng cường số lượng báo cáo hàng hải, cấm các tàu nằm trong danh sách đen đi vào các cảng của Trung Quốc và ra lệnh cấm đánh bắt mực trái vụ ở vùng biển khơi gần Argentina và Ecuador.
Các biện pháp này, tuy không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng vẫn đánh dấu một bước nhảy vọt cho người tiêu dùng trong nước và nền công nghiệp cá chế biến lớn nhất thế giới.

“Tôi từng dự hội nghị cùng với họ và biết rằng các quan chức sẽ luôn phủ nhận mọi thứ. Hiện tại, họ chỉ tạm thời thừa nhận lỗi lầm khi chịu nhiều công kích, phản đổi trên khắp thế giới”, Tabitha Mallory, một học giả về Trung Quốc tại Đại học Washington, người chuyên về các chính sách đánh bắt cá cho biết. Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cục Nghề cá và Hiệp hội Nghề cá Hải ngoại Trung Quốc, từ chối trả lời phỏng vấn và thắc mắc từ phóng viên.
Đội tàu đánh cá nước xa của Trung Quốc xuất cảng vào những năm 1980 như một giải pháp giải quyết tình trạng cạn kiệt nguồn cá trong nước và nhu cầu nuôi sống dân số đang tăng nhanh. Nhưng vì thu được rất nhiều lợi ích, chính phủ tiếp tục phát triển nó thành công cụ để thúc đẩy địa chính trị cũng như quyền tiếp cận với các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt trên thế giới.
Tại thành phố Zhoushan phía đông, nơi có đội tàu nước xa lớn nhất Trung Quốc. Một “Bảo tàng mực ống” hiện đại đã được mở cửa vào năm nay, cho phép du khách quan sát quá trình từ lúc những con mực còn ở dưới đại dương, bị bắt lên bằng máy đánh cá khổng lồ rồi kết thúc là món mực ngon lành trên bàn ăn mỗi gia đình.
Nhà nghiên cứu Pauly tin rằng phần lớn những lời chỉ trích về hoạt động đánh bắt cá của hạm đội Trung Quốc xung quanh Galapagos là do mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng cùng với sự hiện diện thường xuyên ở nơi vốn từng coi là sân sau của Washington.
Ông cho biết nên đưa ra các chính sách hạn chế khôn ngoan về việc đánh bắt cá với Trung Quốc như một phần của Hiệp ước biển hơn là chèn ép họ.

“Trung Quốc có cách làm giống với châu Âu đã từng làm. Nhưng sự khác biệt ở đây là mọi thứ mà Trung Quốc tiến hành quá lớn nên bạn dễ dàng thấy được”, Pauly khẳng định.
*Xem thêm: Nỗ lực ngăn chặn tàu cá Trung Quốc đang ngày càng hung hăng.
Nguồn: AP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top