thuha19051234
Pearl
Khoa học loài người gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội con người. Những quá trình nghiêm ngặt trong việc thăm dò thế giới tự nhiên, thiết kế các thí nghiệm, thực hiện các quan sát đã biến chúng ta thành một loài có khả năng uốn nắn thế giới theo ý muốn.
Tuy nhiên, các thử nghiệm khoa học không phải lúc nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ngoài việc tốn kém về chi phí, những nhà khoa học tiên phong nhiều lúc đã "bẻ cong thế giới" theo những cách vô lý, dẫn đến những hậu quả đáng sợ và thậm chí vô cùng khủng kiếp.
Sau đây là những thí nghiệm khoa học như vậy
Vào năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Quân đội Mỹ thậm chí đã có kế hoạch thả quả bom thứ ba. Nhưng sau khi sự tàn phá chết chóc của 2 quả bom đầu tiên, Nhật đã đầu hàng và vụ nổ thứ 3 bị hủy bỏ. Các nhà khoa học tại Los Alamos sau đó đã giữ lại lõi còn hoạt động của quả bom thứ 3 này.
Thay vì vứt bỏ đi một loại vũ khí chết chóc đáng nguyền rủa, họ đã giữ lại và thực hiện các thí nghiệm. Họ muốn biết điểm chính xác mà tại đó plutonium đạt trạng thái siêu tới hạn. Họ đã đặt những viên gạch làm bằng cacbua vonfram bao quanh lõi plutonium của quả bom. Hậu quả, nhà vật lý Harry Daghlian thiệt mạng bởi trí tò mò của mình. Daghlian đã "nhận về" một liều phóng xạ gây tử vong, chết 25 ngày sau đó.
Vài tháng sau, lõi quả bom tiếp tục lấy đi mạng sống của nạn nhân thứ hai. Trên thực tế, lần này có tám người bị nhiễm một liều phóng xạ nguy hiểm, một trong số đó đã chết. Sau cái chết thứ hai, quả cầu plutonium nhận được một cái tên mới, gọi là "Lõi Quỷ".
Khi Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider) chuẩn bị hoạt động, đã có một số người lo ngại rằng nó có thể tạo ra một lỗ đen và nuốt chửng Trái Đất. Tuy điều này không xảy ra, nhưng một máy gia tốc hạt đã từng tạo ra vụ nổ lớn được ghi nhận trong lịch sử nước Nga năm 1978.
Khi Anatoli Bugorski (nhà vật lý người Nga) đang tìm hiểu về máy gia tốc hạt mà ông tin là không hoạt động. Vì nó không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vẫn đang vận hành. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, Bugorski bị một chùm proton năng lượng cao đi qua phía sau đầu và ra bên trái khuôn mặt của ông.
Bugorski báo cáo rằng tia phóng xạ truyền qua não ông còn lớn gấp hàng trăm lần mức gây tử vong. Song, kinh ngạc là Bugorski vẫn sống sót sau đó. Tuy nhiên, không phải Bugorski không hề hấn gì. Trong những ngày sau vụ tai nạn, nửa đầu bên trái bị sưng lên, da phồng rộp và bong tróc nơi chùm tia tiếp xúc. Sau đó, ông bị mất thính giác ở tai trái và bị mệt mỏi về tinh thần, co giật và cuối cùng là liệt nửa mặt.
Năm 1971, Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã tài trợ cho một thí nghiệm xã hội kéo dài đến 2 tuần tại Đại học Stanford. Nghiên cứu này tìm hiểu xem mọi người hành xử như thế nào dưới ảnh hưởng của sự mất cân bằng quyền lực. Bối cảnh nhà tù biến thành đối tượng thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu đã tung ra một quảng cáo kêu gọi các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu tâm lý về cuộc sống trong tù, nhận được hơn 70 phản hồi, trong đó 24 người được chọn.
Một nửa trong số này được chọn đóng vai tù nhân trong khi nửa còn lại đóng vai cai ngục. Thử nghiệm còn đi xa đến mức bắt các tù nhân giả bởi các sĩ quan cảnh sát thực tế, đưa đến một nhà tù giả ở tầng hầm tòa nhà là nơi ở của bệnh nhân tâm thần.
Các nhà tù mô phỏng nhanh chóng xuống cấp đến mức, các tù nhân giả không thể chịu đựng được. Ngày thứ 2, họ tổ chức một cuộc nổi loạn, chịu nhiều thương tổn và sau đó một số người được trả về nhà. Ngày thứ 6, thí nghiệm rơi vào tình trạng hỗn loạn và nó bị dừng lại trước khi đi được nửa chặng đường trong thời gian hai tuần dự kiến.
Một số người tin rằng thí nghiệm đã phi lý và thất bại ngay từ đầu, vì việc lựa các tình nguyện viên với mục đích rõ ràng là mô phỏng môi trường nhà tù đã thu hút những người có khuynh hướng lạm dụng quyền lực. Đó là một thí nghiệm sai sót vì không được thiết kế chặt chẽ và cho thấy con người có thể đánh thức những đặc điểm tồi tệ nhất của chính mình khi có cơ hội.
Chúng ta cũng từng nghe kể về những câu chuyện về những đứa trẻ hoang dã, sống xa rời nền văn minh nhân loại. Họ một mình chống chọi trong tự nhiên hay ăn ở cùng động vật, cư xử lỗ mãng như những con vật. Nhưng khoa học đặt ra câu hỏi ngược lại: Nếu nuôi một con người trong tự nhiên khiến họ trở nên hoang dã, thì nuôi một con vật trong nền văn minh có khiến chúng trở nên văn minh không?
Nhà tâm lý học so sánh Niles Kellogg đã tò mò về điều đó vào năm 1931, ông mang một con tinh tinh về nhà và nuôi nấng nó cùng đứa con trai sơ sinh. Con tinh tinh được đặt tên là Gua, được xem như một đứa trẻ lớn lên cùng với con trai Donald của nhà khoa học. Ông hy vọng nó sẽ hành xử như 1 con người trong môi trường này.
Lúc đầu, Gua đã làm tốt hơn Donald trong các bài kiểm tra nhận thức, tuy nhiên việc tiếp xúc với môi trường của con người có thể đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nó. Gua không thể vượt qua giới hạn di truyền của mình.
Thí nghiệm không chỉ thất bại trong việc khiến Gua cư xử giống con người hơn, mà còn thành công ngược lại. Donald bắt đầu bắt chước Gua, cản trở quá trình phát triển ngôn ngữ con người của cậu bé.
Vào những năm 50 và 60, các nhà khoa học ở London đã tiến hành một loạt thí nghiệm mô phỏng một cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học, nhằm xác định các lỗ hổng tiềm tàng của thành phố. Họ sử dụng một bào tử cực nhỏ bắt chước bào tử bệnh than (một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do một loại vi khuẩn gam dương, hình que gọi là Bacillus anthracis gây ra). Một điểm khác biệt quan trọng là bào tử thử nghiệm không gây chết người.
Các nhà nghiên cứu đã thả một thùng bào tử vào một đoàn tàu đang di chuyển dưới lòng đất, cũng như phun trực tiếp bào tử vào các vị trí mục tiêu trong đường hầm dưới lòng đất. Sau đó, đo đạc sự lây lan của bào tử trong hệ thống đường hầm và thành phố trên cao.
Trên thực tế, một cuộc tấn công như vậy có thể dễ dàng lan rộng khắp một khu dân cư hoặc khu vực, bao gồm cả trung tâm của chính phủ Anh, trong vài ngày và vài tuần trước khi bất kỳ ai có triệu chứng. Đó thực sự là một thảm họa.
Năm 1959, nhà khoa học người Nga Vladimir Demikhov đang nghiên cứu cấy ghép nội tạng và mô, bao gồm các cơ quan bổ sung bên ngoài động vật sống. Nhà khoa học này đã thực hiện ca phẫu thuật nối một phần của chó với cơ thể một con khác, được cho là cực kỳ khó khăn. Ông phải vất vả tỉ mỉ nối từng mạch máu đó với con chó lớn hơn. Demikhov đã thành công trong việc phẫu thuật kết nối một con chó nhỏ tên là Shavka với cơ thể của một con chó lớn hơn tên là Brodyga.
"Sản phẩm" của Demikhov không chỉ là một con chó hai đầu mà nó là một sinh vật "nửa ếch nửa chó" gồm cả 2 chân trước của nó nửa. 2 con chó Shavka và Brodyga không chỉ sống sót (ít nhất trong bốn ngày) mà còn giữ được khả năng nhìn và di chuyển xung quanh. Thí nghiệm này được cho là giúp vạch ra lộ trình hướng tới cấy ghép nội tạng hiện đại.
>>>Thí nghiệm sốc điện vô nhân tính, xóa ký ức đau buồn, tiêm thuốc điều trị ung thư...
Nguồn slashgear
Tuy nhiên, các thử nghiệm khoa học không phải lúc nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ngoài việc tốn kém về chi phí, những nhà khoa học tiên phong nhiều lúc đã "bẻ cong thế giới" theo những cách vô lý, dẫn đến những hậu quả đáng sợ và thậm chí vô cùng khủng kiếp.
Sau đây là những thí nghiệm khoa học như vậy
1. Thí nghiệm "Lõi Quỷ" (The Demon Core)
Thay vì vứt bỏ đi một loại vũ khí chết chóc đáng nguyền rủa, họ đã giữ lại và thực hiện các thí nghiệm. Họ muốn biết điểm chính xác mà tại đó plutonium đạt trạng thái siêu tới hạn. Họ đã đặt những viên gạch làm bằng cacbua vonfram bao quanh lõi plutonium của quả bom. Hậu quả, nhà vật lý Harry Daghlian thiệt mạng bởi trí tò mò của mình. Daghlian đã "nhận về" một liều phóng xạ gây tử vong, chết 25 ngày sau đó.
Vài tháng sau, lõi quả bom tiếp tục lấy đi mạng sống của nạn nhân thứ hai. Trên thực tế, lần này có tám người bị nhiễm một liều phóng xạ nguy hiểm, một trong số đó đã chết. Sau cái chết thứ hai, quả cầu plutonium nhận được một cái tên mới, gọi là "Lõi Quỷ".
2. Máy gia tốc hạt
Khi Anatoli Bugorski (nhà vật lý người Nga) đang tìm hiểu về máy gia tốc hạt mà ông tin là không hoạt động. Vì nó không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vẫn đang vận hành. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, Bugorski bị một chùm proton năng lượng cao đi qua phía sau đầu và ra bên trái khuôn mặt của ông.
Bugorski báo cáo rằng tia phóng xạ truyền qua não ông còn lớn gấp hàng trăm lần mức gây tử vong. Song, kinh ngạc là Bugorski vẫn sống sót sau đó. Tuy nhiên, không phải Bugorski không hề hấn gì. Trong những ngày sau vụ tai nạn, nửa đầu bên trái bị sưng lên, da phồng rộp và bong tróc nơi chùm tia tiếp xúc. Sau đó, ông bị mất thính giác ở tai trái và bị mệt mỏi về tinh thần, co giật và cuối cùng là liệt nửa mặt.
3. Thí nghiệm mô phỏng nhà tù Stanford
Một nửa trong số này được chọn đóng vai tù nhân trong khi nửa còn lại đóng vai cai ngục. Thử nghiệm còn đi xa đến mức bắt các tù nhân giả bởi các sĩ quan cảnh sát thực tế, đưa đến một nhà tù giả ở tầng hầm tòa nhà là nơi ở của bệnh nhân tâm thần.
Các nhà tù mô phỏng nhanh chóng xuống cấp đến mức, các tù nhân giả không thể chịu đựng được. Ngày thứ 2, họ tổ chức một cuộc nổi loạn, chịu nhiều thương tổn và sau đó một số người được trả về nhà. Ngày thứ 6, thí nghiệm rơi vào tình trạng hỗn loạn và nó bị dừng lại trước khi đi được nửa chặng đường trong thời gian hai tuần dự kiến.
Một số người tin rằng thí nghiệm đã phi lý và thất bại ngay từ đầu, vì việc lựa các tình nguyện viên với mục đích rõ ràng là mô phỏng môi trường nhà tù đã thu hút những người có khuynh hướng lạm dụng quyền lực. Đó là một thí nghiệm sai sót vì không được thiết kế chặt chẽ và cho thấy con người có thể đánh thức những đặc điểm tồi tệ nhất của chính mình khi có cơ hội.
4. Thí nghiệm cho con đẻ sống cùng tinh tinh
Nhà tâm lý học so sánh Niles Kellogg đã tò mò về điều đó vào năm 1931, ông mang một con tinh tinh về nhà và nuôi nấng nó cùng đứa con trai sơ sinh. Con tinh tinh được đặt tên là Gua, được xem như một đứa trẻ lớn lên cùng với con trai Donald của nhà khoa học. Ông hy vọng nó sẽ hành xử như 1 con người trong môi trường này.
Lúc đầu, Gua đã làm tốt hơn Donald trong các bài kiểm tra nhận thức, tuy nhiên việc tiếp xúc với môi trường của con người có thể đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nó. Gua không thể vượt qua giới hạn di truyền của mình.
Thí nghiệm không chỉ thất bại trong việc khiến Gua cư xử giống con người hơn, mà còn thành công ngược lại. Donald bắt đầu bắt chước Gua, cản trở quá trình phát triển ngôn ngữ con người của cậu bé.
5. Thí nghiệm mô phỏng bệnh than ở Anh
Các nhà nghiên cứu đã thả một thùng bào tử vào một đoàn tàu đang di chuyển dưới lòng đất, cũng như phun trực tiếp bào tử vào các vị trí mục tiêu trong đường hầm dưới lòng đất. Sau đó, đo đạc sự lây lan của bào tử trong hệ thống đường hầm và thành phố trên cao.
Trên thực tế, một cuộc tấn công như vậy có thể dễ dàng lan rộng khắp một khu dân cư hoặc khu vực, bao gồm cả trung tâm của chính phủ Anh, trong vài ngày và vài tuần trước khi bất kỳ ai có triệu chứng. Đó thực sự là một thảm họa.
6. Thử nghiệm kỳ dị ghép đầu chó của nhà khoa học Liên Xô Vladimir Demikhov
"Sản phẩm" của Demikhov không chỉ là một con chó hai đầu mà nó là một sinh vật "nửa ếch nửa chó" gồm cả 2 chân trước của nó nửa. 2 con chó Shavka và Brodyga không chỉ sống sót (ít nhất trong bốn ngày) mà còn giữ được khả năng nhìn và di chuyển xung quanh. Thí nghiệm này được cho là giúp vạch ra lộ trình hướng tới cấy ghép nội tạng hiện đại.
>>>Thí nghiệm sốc điện vô nhân tính, xóa ký ức đau buồn, tiêm thuốc điều trị ung thư...
Nguồn slashgear