Phát hiện thú vị: các Tổng thống Mỹ từng tham gia vào các cuộc chiến tranh đều có 1 điểm chung này!

Những cuộc chiến tranh thường bắt đầu, tiếp tục và kết thúc vì nhiều lý do khác nhau, nhưng tính cách của những người đứng đầu có vai trò nhất định. Một nghiên cứu mới cho thấy có sự giống nhau khá kỳ lạ giữ tính cách của các tổng thống Mỹ trong lịch sử và khoảng thời gian mà họ tham chiến. Nghiên cứu này dựa trên phân tích của 19 tổng thống Mỹ từ năm 1897 đến năm 2009 (từ William McKinley đến George W. Bush), cho thấy rằng mức độ mà một một tổng tư lệnh thể hiện các đặc điểm tính cách tự ái lớn có tương quan với thời gian của bất kỳ cuộc chiến tranh nào mà họ chủ trì. Với những cuộc xung đột đang tiếp tục diễn ra trên khắp thế giới ngày nay, những phát hiện này có thể hữu ích cho các chính trị gia, nhà phân tích và các chỉ huy quân sự trong việc tìm hiểu các cuộc chiến tranh có thể diễn ra như thế nào. Suốt chiều dài lịch sử, vấn đề tính cách của các nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến chiến tranh như thế nào vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Nhà khoa học chính trị John P. Harden cho biết các tổng thống có sự tự ái cao hơn có xu hướng chỉ thoát khỏi các cuộc chiến nếu họ cho rằng họ đã giành phần thắng, và họ sẽ kéo dài các cuộc chiến để tìm một chiến thắng nào đó cho riêng mình. Nói cụ thể hơn thì những vị này muốn người khác nhìn vào mình như một vị anh hùng, mạnh mẽ và đầy năng lực, bất chấp cuộc chiến đó có những yếu tố bất hợp lý đến mức nào.
Phát hiện thú vị: các Tổng thống Mỹ từng tham gia vào các cuộc chiến tranh đều có 1 điểm chung này!
Tố chất người lãnh đạo có ảnh hưởng đến cục diện và thời gian kéo dài cuộc chiến

Tự ái cao thì duy trì chiến tranh lâu hơn

Harden đã sử dụng dữ liệu lấy từ cơ sở dữ liệu Correlates of War, theo dõi các cuộc xung đột liên quan đến ít nhất 1.000 người chết trong trận chiến trong khoảng thời gian một năm. Dữ liệu này cũng đã được tham chiếu chép với các nghiên cứu trước đó đã phân tích tính cách của các tổng thống Mỹ, một phần thông qua tiểu sử của họ. Mức độ quyết đoán và tìm kiếm sự phấn khích cao, hay sự khiêm tốn, tuân thủ và thẳng thắn thấp được sử dụng để đo lường xu hướng tự ái. Các thủ lĩnh nước Mỹ đạt điểm số thấp hơn về lòng tự ái, bao gồm McKinley và Eisenhower, có xu hướng đặt lợi ích của nhà nước lên hàng đầu. Theo đó, các cuộc chiến tranh mà họ theo đuổi chỉ như một phương sách cuối cùng và muốn nó kết thúc càng nhanh càng tốt - ví dụ như việc Eisenhower rút lui nhanh chóng khỏi Chiến tranh Triều Tiên. Những tổng thống được "xếp hạng" cao về sự tự ái, chẳng hạn như Roosevelt và Nixon, ít có khả năng tách biệt lợi ích cá nhân và nhà nước, dẫn đến xung đột kéo dài hơn. Chẳng hạn như tổng thống Nixon đã kế thừa Chiến tranh Việt Nam, và tiếp tục nó trong bốn năm nữa. Nhìn chung, 8 vị tổng thống đều đạt điểm trên trung bình cho lòng tự ái, đứng đầu là Johnson và Roosevelt, họ trải qua trung bình 613 ngày trong chiến tranh, trái ngược với 136 ngày của 11 tổng thống có mức điểm dưới trung bình về lòng tự ái, chẳng hạn như McKinley và Howard Taft đạt điểm thấp nhất. Mối quan hệ này vẫn được giữ vững ngay cả khi các yếu tố khác được tính đến - bao gồm cả môi trường chính trị ở Mỹ, sự cân bằng quyền lực giữa các bên tham chiến và liệu bản thân tổng thống có hay không kinh nghiệm quân sự trước đó. Harden nói rằng các tổng thống không phải lúc nào cũng nhìn vào bằng chứng một cách hợp lý để đưa ra quyết định thời chiến của họ. Nhiều tổng thống đã làm điều đó, nhưng những người khác quan tâm đến lợi ích của bản thân hơn là lợi ích của nhà nước.
Phát hiện thú vị: các Tổng thống Mỹ từng tham gia vào các cuộc chiến tranh đều có 1 điểm chung này!
Chiến tranh kéo dài là điều không ai muốn

Tại sao lòng tự ái của người đứng đầu lại có thể làm kéo dài các cuộc chiến tranh

Harden đưa ra một số gợi ý về lý do tại sao lòng tự ái có thể dẫn đến việc các tổng thống ở trong các cuộc xung đột lâu hơn. Chẳng hạn như họ có những mục tiêu và kỳ vọng cao hơn về kết quả của chiến tranh. Những người tự ái cao cũng có thể quá tự tin vào các chiến lược của mình, bảo thủ trong việc đưa ra các ý kiến và dẫn đến việc chiến đấu không hiệu quả. Những người tự ái cũng thường mắc sai lầm khi căng thẳng và cũng có xu hướng khó chấp nhận, khó thích nghi với thất bại. Những vị tổng thống tự ái cao thường dành nhiều thời gian để lo lắng về hình ảnh của họ hơn các tổng thống khác. Những động cơ cá nhân này, đặc biệt là mong muốn bảo vệ hình ảnh bản thân bị thổi phồng của họ, khiến các cuộc chiến tranh phi nghĩa kéo dài lâu hơn và hàng triệu người phải chịu hệ lụy. >>>Liệu trí tuệ nhân tạo có thể loại bỏ hoặc nô dịch loài người như trong phim Hollywood? Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top