Malaysia, quốc gia hàng xóm của Việt Nam, đang mạnh tay chi tiêu vào ngành công nghiệp bán dẫn nhằm bắt kịp quy mô tăng nhanh của ngành công nghiệp xe điện.
Ông kì vọng các hãng xe sẽ mở rộng sản xuất linh kiện phụ tùng, thậm chí là lắp ráp tại đây. Điển hình như Tesla đang là 1 trong những nhà cung cấp trạm sạc lớn nhất ở nước này. Không ít doanh nghiệp địa phương đang là đối tác cung cấp cho hãng xe Mỹ.
Zafrul nói với giới truyền thông vào tháng 12 rằng ông tin xe điện sẽ thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng của ngành sản xuất Malaysia. Đồng thời, khẳng định Malaysia vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ô tô điện - ưu tiên hàng đầu của nước này.
Malaysia đã có mặt trong chuỗi cung ứng bán dẫn và đó là lợi thế để họ tiến sâu hơn vào ngành xe. Bởi vì 1 chiếc xe xăng truyền thống chứa khoảng 5.000 con chip, nhưng khi chuyển sang xe điện thì con số tăng lên 15.000 con. Do vậy, bán dẫn trở thành “át chủ bài.”
“Front-end” là công đoạn chế tạo wafer và tạo mạch, trong khi “back-end” đề cập đến công đoạn đóng gói, hoàn thiện IC. Malaysia rất xem trọng khâu front-end, tin rằng đó là mấu chốt để tăng giá trị thặng dư cao hơn thay vì chỉ đảm nhận phần back-end như hiện nay.
Hiện tại, khoảng 1 nửa kim ngạch xuất khẩu Malaysia đến từ sản phẩm bán dẫn. Ngành công nghiệp này được chính phủ manh nha phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, hình thành nền tảng nửa thế kỷ cho quốc gia Đông Nam Á.
Nước này đang thiếu hụt tới 50.000 kỹ sư điện và điện tử mỗi năm, 1 trở ngại đối với kế hoạch theo đuổi ngành bán dẫn.
>>> Tesla phải triệu hồi tới hơn 2 triệu xe điện vì nguy cơ mất an toàn của một tính năng đặc biệt
15.000 con chip
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Zafrul Aziz chỉ ra, nhiều hãng xe đang mua hàng tỷ USD linh kiện từ đất nước nó. Chính vì thế, họ có kế hoạch sắp xếp chuỗi cung ứng để tiến xa hơn trên bản đồ. Malaysia rất hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài đến đây để tìm kiếm cơ hội trong ngành công nghiệp xe điện.Ông kì vọng các hãng xe sẽ mở rộng sản xuất linh kiện phụ tùng, thậm chí là lắp ráp tại đây. Điển hình như Tesla đang là 1 trong những nhà cung cấp trạm sạc lớn nhất ở nước này. Không ít doanh nghiệp địa phương đang là đối tác cung cấp cho hãng xe Mỹ.
Zafrul nói với giới truyền thông vào tháng 12 rằng ông tin xe điện sẽ thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng của ngành sản xuất Malaysia. Đồng thời, khẳng định Malaysia vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ô tô điện - ưu tiên hàng đầu của nước này.
Tiến lên bậc giá trị cao hơn
Để đạt được tham vọng đó, Malaysia thành lập 1 lực lượng đặc nhiệm bán dẫn mới cho phép nước này tiến lên vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng chip. Malaysia muốn có chỗ đứng trong quy trình front-end của chip bán dẫn, thay vì chỉ đảm nhận giai đoạn back-end.“Front-end” là công đoạn chế tạo wafer và tạo mạch, trong khi “back-end” đề cập đến công đoạn đóng gói, hoàn thiện IC. Malaysia rất xem trọng khâu front-end, tin rằng đó là mấu chốt để tăng giá trị thặng dư cao hơn thay vì chỉ đảm nhận phần back-end như hiện nay.
Hiện tại, khoảng 1 nửa kim ngạch xuất khẩu Malaysia đến từ sản phẩm bán dẫn. Ngành công nghiệp này được chính phủ manh nha phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, hình thành nền tảng nửa thế kỷ cho quốc gia Đông Nam Á.
Nước này đang thiếu hụt tới 50.000 kỹ sư điện và điện tử mỗi năm, 1 trở ngại đối với kế hoạch theo đuổi ngành bán dẫn.
>>> Tesla phải triệu hồi tới hơn 2 triệu xe điện vì nguy cơ mất an toàn của một tính năng đặc biệt