Các nhân viên cho biết, Samsung Electronics đã thu hẹp việc sản xuất đối với nhà máy smartphone lớn ở Việt Nam, trong bối cảnh những nhà bán lẻ và kho hàng phải vật lộn với lượng hàng tồn kho tăng cao vì nhu cầu mua sẵm toàn cầu giảm sút.
Việt Nam là cứ điểm chịu trách nhiệm cho một nửa sản lượng smartphone hàng năm của Samsung. Và nhà máy Thái Nguyên đang phải chịu 1 đợt giảm sản lượng lớn. Samsung đã xuất xưởng khoảng 270 triệu chiếc smartphone vào năm 2021. Theo trang web của công ty, cơ sở sản xuất Thái Quyên có khả năng cung cấp khoảng 100 triệu thiết bị mỗi năm.
Một công nhân nữ tên Phạm Thị Thương, 28 tuổi, hiện đang làm việc tại nhà máy cho biết: “Chúng tôi chỉ làm 3 ngày mỗi tuần, một số dây chuyền đang được điều chỉnh sang làm 4 ngày/tuần thay vì 6 ngày như trước đây, và tất nhiên không cần làm thêm giờ. Hồi năm ngoái công việ còn bề bộn hơn nhiều so với bây giờ, khi ấy dịch COVID-19 vẫn còn đang bùng phát ở giai đoạn đỉnh điểm. Giờ đây, nó thật buồn tẻ.”
Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc tương đối lạc quan về nhu cầu smartphone trong nửa cuối năm. Trong cuộc họp báo cáo thu nhập tuần trước, công ty cho biết tình trạng gián đoạn nguồn cung gần như đã được giải quyết và nhu cầu sẽ không thay đổi, thậm chí tăng trưởng 1 con số.
Samsung đặt mục tiêu doanh số bán điện thoại gập sẽ vượt qua dòng Galaxy Note trước đây trong nửa cuối năm. Theo lịch trình, công ty sẽ công bố các thiết bị gập mới nhất ngày 10/08.
Tuy vậy, hàng chục công nhân mà Reuters phỏng vấn bên ngoài nhà máy đều xác nhận công việc kinh doanh không mấy khả quan. Thương và những người bạn đã làm việc cho Samsung khoảng 5 năm tiết lộ họ chưa bao giờ thấy đợt cắt giảm nào tệ như bây giờ.
“Dĩ nhiên là năm nào cũng có mùa thấp điểm, thường vào khoảng tháng 6 – 7, nhưng thấp đến mức không có tăng ca, cắt giảm ngày làm việc như thế này, thì là điều chưa từng có tiền lệ.”
Thương cho biết, các nhà quản lý đã nói với công nhân rằng lượng hàng tồn kho hiện còn khá cao và không có nhiều đơn đặt hàng mới. Công ty nghiên cứu Gartner dự đoán, lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu sẽ giảm 6% trong năm nay, do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm mạnh.
Samsung là nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với 6 nhà máy trên khắp cả nước, từ các trung tâm công nghiệp phía Bắc như Thái Nguyên và Bắc Ninh – vốn là nơi sản xuất hầu hết điện thoại và linh kiện. Bên cạnh nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh chuyên sản xuất tủ lạnh và máy giặt, đồ gia dụng.
Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã rót 18 tỉ USD đầu tư vào Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Riêng Samsung đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Samsung đã xuất hiện tại Thái Nguyên cách đây gần một thập kỉ, biến nơi này từ một huyện nông nghiệp yên bình thành một trung tâm công nghiệp rộng lớn hơn. Các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi giờ đây cũng đã chuyển việc sản xuất điện thoại của mình đến đây.
Những ích lợi to lớn mà Samsung mang đến, bao gồm trợ cấp chỗ ở và ăn uống hoặc miễn phí, đã thu hút hàng chục nghìn lao động trẻ đến khu vực này, nhưng giảm giờ làm hiện tại khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Công nhân Nguyễn Thị Tươi cho biết: “Tháng trước, lương của tôi đã bị cắt giảm một nửa vì chỉ làm việc 4 ngày trong khi còn lại thì không làm gì.”
Một trưởng nhóm công nhân giấu tên khác cho biết: “Tôi không nghĩ sẽ có một đợt cắt giảm nhân công, công ty dường như chỉ cắt giảm số giờ làm để phù hợp với tình hình toàn cầu hiện tại. Tôi hi vọng việc cắt giảm hiện tại sẽ không kéo dài, chúng tôi sẽ sớm trở lại nhịp độ làm việc bình thường."
>>> Meta lần đầu tiên sụt giảm doanh thu.
Nguồn: Reuters
Việt Nam là cứ điểm chịu trách nhiệm cho một nửa sản lượng smartphone hàng năm của Samsung. Và nhà máy Thái Nguyên đang phải chịu 1 đợt giảm sản lượng lớn. Samsung đã xuất xưởng khoảng 270 triệu chiếc smartphone vào năm 2021. Theo trang web của công ty, cơ sở sản xuất Thái Quyên có khả năng cung cấp khoảng 100 triệu thiết bị mỗi năm.
Một công nhân nữ tên Phạm Thị Thương, 28 tuổi, hiện đang làm việc tại nhà máy cho biết: “Chúng tôi chỉ làm 3 ngày mỗi tuần, một số dây chuyền đang được điều chỉnh sang làm 4 ngày/tuần thay vì 6 ngày như trước đây, và tất nhiên không cần làm thêm giờ. Hồi năm ngoái công việ còn bề bộn hơn nhiều so với bây giờ, khi ấy dịch COVID-19 vẫn còn đang bùng phát ở giai đoạn đỉnh điểm. Giờ đây, nó thật buồn tẻ.”
Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc tương đối lạc quan về nhu cầu smartphone trong nửa cuối năm. Trong cuộc họp báo cáo thu nhập tuần trước, công ty cho biết tình trạng gián đoạn nguồn cung gần như đã được giải quyết và nhu cầu sẽ không thay đổi, thậm chí tăng trưởng 1 con số.
Samsung đặt mục tiêu doanh số bán điện thoại gập sẽ vượt qua dòng Galaxy Note trước đây trong nửa cuối năm. Theo lịch trình, công ty sẽ công bố các thiết bị gập mới nhất ngày 10/08.
Tuy vậy, hàng chục công nhân mà Reuters phỏng vấn bên ngoài nhà máy đều xác nhận công việc kinh doanh không mấy khả quan. Thương và những người bạn đã làm việc cho Samsung khoảng 5 năm tiết lộ họ chưa bao giờ thấy đợt cắt giảm nào tệ như bây giờ.
“Dĩ nhiên là năm nào cũng có mùa thấp điểm, thường vào khoảng tháng 6 – 7, nhưng thấp đến mức không có tăng ca, cắt giảm ngày làm việc như thế này, thì là điều chưa từng có tiền lệ.”
Thương cho biết, các nhà quản lý đã nói với công nhân rằng lượng hàng tồn kho hiện còn khá cao và không có nhiều đơn đặt hàng mới. Công ty nghiên cứu Gartner dự đoán, lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu sẽ giảm 6% trong năm nay, do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm mạnh.
Samsung là nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với 6 nhà máy trên khắp cả nước, từ các trung tâm công nghiệp phía Bắc như Thái Nguyên và Bắc Ninh – vốn là nơi sản xuất hầu hết điện thoại và linh kiện. Bên cạnh nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh chuyên sản xuất tủ lạnh và máy giặt, đồ gia dụng.
Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã rót 18 tỉ USD đầu tư vào Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Riêng Samsung đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Samsung đã xuất hiện tại Thái Nguyên cách đây gần một thập kỉ, biến nơi này từ một huyện nông nghiệp yên bình thành một trung tâm công nghiệp rộng lớn hơn. Các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi giờ đây cũng đã chuyển việc sản xuất điện thoại của mình đến đây.
Những ích lợi to lớn mà Samsung mang đến, bao gồm trợ cấp chỗ ở và ăn uống hoặc miễn phí, đã thu hút hàng chục nghìn lao động trẻ đến khu vực này, nhưng giảm giờ làm hiện tại khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Công nhân Nguyễn Thị Tươi cho biết: “Tháng trước, lương của tôi đã bị cắt giảm một nửa vì chỉ làm việc 4 ngày trong khi còn lại thì không làm gì.”
Một trưởng nhóm công nhân giấu tên khác cho biết: “Tôi không nghĩ sẽ có một đợt cắt giảm nhân công, công ty dường như chỉ cắt giảm số giờ làm để phù hợp với tình hình toàn cầu hiện tại. Tôi hi vọng việc cắt giảm hiện tại sẽ không kéo dài, chúng tôi sẽ sớm trở lại nhịp độ làm việc bình thường."
>>> Meta lần đầu tiên sụt giảm doanh thu.
Nguồn: Reuters