VNR Content
Pearl
Sự kiện bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc vào năm 1972 đã mang lại một cơ hội quý giá cho cả hai quốc gia nhằm phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa về mặt kinh tế, với hơn 10.000 công ty Nhật Bản lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Trung Quốc.
Trong suốt 50 năm qua, một số công ty Trung Quốc đã vượt mặt các đối thủ Nhật Bản trên thị trường thiết bị điện gia dụng quê nhà.
“Các bạn rất giỏi quản lý. Liệu các bạn có thể giúp chúng tôi hiện đại hóa Trung Quốc không”, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng đề nghị như vậy với ông Konosuke Matsushita, nhà sáng lập Matsushita Electric Industrial, nay là Panasonic, trong chuyến thăm một công ty Nhật Bản vào tháng 10/1978.
“Thế kỷ 21 sẽ là thời kỳ thịnh vượng của châu Á. Hãy cùng hợp tác” - ông Matsushita đáp lại.
Ban đầu, doanh nhân người Nhật dự định thiết lập một công ty liên doanh tại Trung Quốc, nhưng trước những khó khăn gặp phải do khác biệt trong hệ thống kinh tế của hai nước, Matsushita Electric quyết định tự mình hành động.
Năm 1987, Matsushita Electric thành lập một công ty liên doanh tại Trung Quốc nhằm sản xuất ống cathode cho TV màu, và mời 250 nhân viên người Trung Quốc sang Nhật Bản để tham gia khóa huấn luyện kỹ thuật kéo dài từ 6 - 12 tháng.
Công ty liên doanh này ra mắt sản phẩm đầu tiên vào ngày 3/6/1989. Nhà sáng lập của Matsushita qua đời không lâu trước đó, nhưng nhiều người cho biết ông đã mỉm cười trên giường bệnh khi thấy những hình ảnh về nhà máy liên doanh vừa được xây dựng xong.
“Liên doanh đó là thành quả cuối cùng của ông ấy” - theo Shunichiro Aoki, 82 tuổi, người từng tham gia dự án tại Trung Quốc vào thời điểm đó với vai trò là một nhân viên của Matsushita Electric. Ông Matsushita quả thực đã mong ước có thể góp phần mang lại sự sung túc cho người dân Trung Quốc nói chung, Aoki nhớ lại.
Nhờ sự hỗ trợ từ Matsushita Electric và những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc, nước này đã thành công trong việc hiện đại hóa ngành công nghiệp. Từ thập niên 1990, Trung Quốc đã nổi lên với vai trò “công xưởng của thế giới”, với lực lượng lao động đông đúc, thu hút được một lượng lớn các công ty từ khắp nơi trên thế giới.
Bảo tàng Panasonic tại Osaka
Ngược lại, các nhà sản xuất Nhật Bản nhanh chóng đánh mất ưu thế cạnh tranh, phải đối mặt với thách thức khốc liệt từ các đối thủ Hàn Quốc và Đài Loan.
Trong những năm trở lại đây, các công ty Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong trên thị trường thiết bị điện và đồ gia dụng.
Tập đoàn Haier của Trung Quốc từng thâu tóm mảng máy giặt và tủ lạnh của Sanyo Electric, hiện là một bộ phận của Panasonic.
Trong khi đó, tập đoàn Lenovo của Trung Quốc mua lại bộ phận máy tính cá nhân của hai nhà sản xuất Nhật Bản là NEC và Fujitsu.
Năm 2018, tập đoàn Hisense của Trung Quốc thâu tóm bộ phận TV Regza của Toshiba. Ban đầu là một nhà máy sản xuất radio khoảng 50 năm về trước, Hisense đã mở rộng sang lĩnh vực TV và thiết bị gia dụng. Hiện tập đoàn này có một mạng lưới bán hàng phủ khắp toàn cầu.
Theo Li Wenli, chủ tịch Hisense Nhật Bản (thành lập năm 2010), nhãn hiệu Hisense trước đây không hề được biết đến. Sau khi mua lại Regza, họ đã ứng dụng những kỹ thuật có được vào các sản phẩm của mình. Ngoài ra, Hisense còn mở 3 trung tâm dịch vụ tại Nhật Bản để cải thiện hệ thống chăm sóc khách hàng, từ đó tăng thị phần trên thị trường TV Nhật Bản lên hơn 10%, chưa tính các TV Regza.
Sản lượng TV thường niên của tập đoàn Hisense là khoảng 20 triệu máy, biến họ trở thành một trong những nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới. Hisense có thể cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt với mức giá phải chăng, được người tiêu dùng đón nhận, nhờ tận dụng ưu thế về năng lực sản xuất của mình - ông Li nói.
Nhật Bản hiện đang đối mặt với tình trạng sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động, cũng như nguy cơ suy thoái kinh tế dài hạn. Nhưng Li nói rằng đất nước này vẫn sẽ duy trì vị thế đứng đầu thế giới về công nghệ, chất lượng, và dịch vụ.
Nhấn mạnh rằng những ưu thế của Nhật Bản sẽ không biến mất trong tương lai trước mắt, Li khẳng định Hisense sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào thị trường Nhật Bản.
Mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ nửa thế kỷ qua đã xuất hiện những dấu hiệu của sự thay đổi.
Số lượng công ty Nhật Bản hoạt động tại Trung Quốc giảm từ 14.394 xuống 12.706 trong tháng 6 năm nay - theo công ty nghiên cứu tín dụng Nhật Bản Teikoku Databank.
“Giá lao động tăng cao đã làm giảm ưu thế xuất khẩu của Trung Quốc, buộc các công ty Nhật Bản phải tìm đến Đông Nam Á và các khu vực khác” - một viên chức của Teikoku Databank nhận định.
Tham khảo: TheJapanTimes
>> Giới trẻ Nhật Bản ngày càng lười kết hôn, ngại sinh con, tương lai nào đang chờ đón phía trước?
Trong suốt 50 năm qua, một số công ty Trung Quốc đã vượt mặt các đối thủ Nhật Bản trên thị trường thiết bị điện gia dụng quê nhà.
“Các bạn rất giỏi quản lý. Liệu các bạn có thể giúp chúng tôi hiện đại hóa Trung Quốc không”, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng đề nghị như vậy với ông Konosuke Matsushita, nhà sáng lập Matsushita Electric Industrial, nay là Panasonic, trong chuyến thăm một công ty Nhật Bản vào tháng 10/1978.
“Thế kỷ 21 sẽ là thời kỳ thịnh vượng của châu Á. Hãy cùng hợp tác” - ông Matsushita đáp lại.
Ban đầu, doanh nhân người Nhật dự định thiết lập một công ty liên doanh tại Trung Quốc, nhưng trước những khó khăn gặp phải do khác biệt trong hệ thống kinh tế của hai nước, Matsushita Electric quyết định tự mình hành động.
Năm 1987, Matsushita Electric thành lập một công ty liên doanh tại Trung Quốc nhằm sản xuất ống cathode cho TV màu, và mời 250 nhân viên người Trung Quốc sang Nhật Bản để tham gia khóa huấn luyện kỹ thuật kéo dài từ 6 - 12 tháng.
Công ty liên doanh này ra mắt sản phẩm đầu tiên vào ngày 3/6/1989. Nhà sáng lập của Matsushita qua đời không lâu trước đó, nhưng nhiều người cho biết ông đã mỉm cười trên giường bệnh khi thấy những hình ảnh về nhà máy liên doanh vừa được xây dựng xong.
“Liên doanh đó là thành quả cuối cùng của ông ấy” - theo Shunichiro Aoki, 82 tuổi, người từng tham gia dự án tại Trung Quốc vào thời điểm đó với vai trò là một nhân viên của Matsushita Electric. Ông Matsushita quả thực đã mong ước có thể góp phần mang lại sự sung túc cho người dân Trung Quốc nói chung, Aoki nhớ lại.
Nhờ sự hỗ trợ từ Matsushita Electric và những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc, nước này đã thành công trong việc hiện đại hóa ngành công nghiệp. Từ thập niên 1990, Trung Quốc đã nổi lên với vai trò “công xưởng của thế giới”, với lực lượng lao động đông đúc, thu hút được một lượng lớn các công ty từ khắp nơi trên thế giới.
Ngược lại, các nhà sản xuất Nhật Bản nhanh chóng đánh mất ưu thế cạnh tranh, phải đối mặt với thách thức khốc liệt từ các đối thủ Hàn Quốc và Đài Loan.
Trong những năm trở lại đây, các công ty Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong trên thị trường thiết bị điện và đồ gia dụng.
Tập đoàn Haier của Trung Quốc từng thâu tóm mảng máy giặt và tủ lạnh của Sanyo Electric, hiện là một bộ phận của Panasonic.
Trong khi đó, tập đoàn Lenovo của Trung Quốc mua lại bộ phận máy tính cá nhân của hai nhà sản xuất Nhật Bản là NEC và Fujitsu.
Năm 2018, tập đoàn Hisense của Trung Quốc thâu tóm bộ phận TV Regza của Toshiba. Ban đầu là một nhà máy sản xuất radio khoảng 50 năm về trước, Hisense đã mở rộng sang lĩnh vực TV và thiết bị gia dụng. Hiện tập đoàn này có một mạng lưới bán hàng phủ khắp toàn cầu.
Theo Li Wenli, chủ tịch Hisense Nhật Bản (thành lập năm 2010), nhãn hiệu Hisense trước đây không hề được biết đến. Sau khi mua lại Regza, họ đã ứng dụng những kỹ thuật có được vào các sản phẩm của mình. Ngoài ra, Hisense còn mở 3 trung tâm dịch vụ tại Nhật Bản để cải thiện hệ thống chăm sóc khách hàng, từ đó tăng thị phần trên thị trường TV Nhật Bản lên hơn 10%, chưa tính các TV Regza.
Sản lượng TV thường niên của tập đoàn Hisense là khoảng 20 triệu máy, biến họ trở thành một trong những nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới. Hisense có thể cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt với mức giá phải chăng, được người tiêu dùng đón nhận, nhờ tận dụng ưu thế về năng lực sản xuất của mình - ông Li nói.
Nhật Bản hiện đang đối mặt với tình trạng sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động, cũng như nguy cơ suy thoái kinh tế dài hạn. Nhưng Li nói rằng đất nước này vẫn sẽ duy trì vị thế đứng đầu thế giới về công nghệ, chất lượng, và dịch vụ.
Nhấn mạnh rằng những ưu thế của Nhật Bản sẽ không biến mất trong tương lai trước mắt, Li khẳng định Hisense sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào thị trường Nhật Bản.
Mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ nửa thế kỷ qua đã xuất hiện những dấu hiệu của sự thay đổi.
Số lượng công ty Nhật Bản hoạt động tại Trung Quốc giảm từ 14.394 xuống 12.706 trong tháng 6 năm nay - theo công ty nghiên cứu tín dụng Nhật Bản Teikoku Databank.
“Giá lao động tăng cao đã làm giảm ưu thế xuất khẩu của Trung Quốc, buộc các công ty Nhật Bản phải tìm đến Đông Nam Á và các khu vực khác” - một viên chức của Teikoku Databank nhận định.
Tham khảo: TheJapanTimes
>> Giới trẻ Nhật Bản ngày càng lười kết hôn, ngại sinh con, tương lai nào đang chờ đón phía trước?