Thực hư lời đồn chất curcumin trong củ nghệ là "thần dược"

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy chất curcumin có trong một số loại gia vị có thể giúp chống lại bệnh viêm xương khớp và nhiều căn bệnh, nhưng do tính sinh khả dụng kém nên nhiều câu hỏi đang đặt ra là làm thế nào để đưa nó vào máu.
Trong khi đang thăm dò dữ liệu người dùng trên một trang web được tự mô tả là “cơ sở dữ liệu lớn nhất trên internet về nghiên cứu dinh dưỡng và bổ sung”, Kamal Patel - một chuyên gia y tế - đã phát hiện ra thực phẩm bổ sung được tìm kiếm nhiều nhất là curcumin, chất hóa học có màu vàng cam đặc biệt được chiết xuất từ thân rễ của nghệ, một loại cây cao trong họ gừng, có nguồn gốc từ châu Á.
Patel kết luận rằng điều này có thể là do đặc tính chống viêm có chủ đích của curcumin. Ông cho rằng có một con số khổng lồ những người đang bị viêm hoặc có các tình trạng sức khỏe liên quan đến viêm, và curcumin và dầu cá là hai trong số những chất bổ sung được nghiên cứu nhiều nhất đôi khi có thể giúp ích cho họ. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là mối quan tâm của người tiêu dùng đối với chất curcumin đã không bị ngành “chăm sóc sức khỏe” chú ý.
Bên cạnh việc sử dụng trong các chất bổ sung dạng viên, curcumin ngày càng được đưa nhiều hơn vào các loại mỹ phẩm được cho là giúp điều trị mụn trứng cá và bệnh chàm, ngăn ngừa da khô và thậm chí làm chậm quá trình lão hóa. Một số báo cáo dự đoán rằng quy mô thị trường curcumin toàn cầu có thể đạt 191 triệu đô la (156 triệu bảng Anh) vào năm 2028.

Thực hư lời đồn chất curcumin trong củ nghệ là thần dược

Liều lượng curcumin cần thiết khoảng 1.000 mg/ngày

Thân rễ của cây nghệ thường được tìm thấy trong bột cà ri, nhưng nghệ cũng là một phần của y học Ayurvedic - một hệ thống điều trị truyền thống của Ấn Độ - trong nhiều thế kỷ. Và tại một số thời điểm trong thập kỷ trước, nghệ đã "đi ra" khỏi tủ đựng gia vị của các gia đình và chiếm vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe phương Tây. Patel cho biết nghệ trở thành một phần của khái niệm chung về y học Ayurvedic và chăm sóc sức khỏe, nó ngày càng phổ biến hơn khi tập yoga và thiền.
Củ nghệ được sử dụng để làm phương thuốc mới của ngành chăm sóc sức khỏe, nó được xem như là đối tượng của các loại tuyên bố về sức khỏe, rất tự nhiên và hoang dã nhưng mang đến lợi ích tuyệt vời bao gồm khả năng giảm dị ứng, ngăn ngừa ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch, đảo ngược suy giảm nhận thức, chữa bệnh trầm cảm và tăng tuổi thọ.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ chất bổ sung vào chế độ ăn uống khác, tách biệt giữa sự cường điệu và sự thật vốn không đơn giản. Và thực tế thì không phải tất cả các tuyên bố về nghệ đều là cường điệu hoàn toàn. Hầu hết đều dựa trên thành phần của nghệ có chứa curcumin, được chứng minh là một chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Điều này càng làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn. Tỷ lệ urcumin trong nghệ chỉ là 3% tính theo trọng lượng và các nghiên cứu khoa học đã thực hiện các hiệp hội sức khỏe tích cực sử dụng curcumin nguyên chất hoặc chiết xuất nghệ đã được thiết kế để chứa chủ yếu là curcumin.

Thực hư lời đồn chất curcumin trong củ nghệ là thần dược
Và điều quan trọng là chúng ta sẽ cần một liều lượng curcumin khá cao để mang đến lợi ích sức khỏe nào đó, thường là khoảng 1.000mg một ngày. Vì thế cho nên, bất chấp những gì mà các nhà sản xuất tuyên bố, nếu chỉ tiêu thụ nghệ và pha cà phê hoặc thêm một chút gia vị vào bữa ăn, sẽ không đạt đến liều lượng cần thiết này. Đó là chưa kể đến một số sản phẩm nghệ thậm chí còn bị phát hiện nhiễm kim loại nặng như chì, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các nhà khoa học từ nhiều quốc gia trên thế giới công nhận tiềm năng của curcumin như một phương pháp điều trị tự nhiên cho một loạt bệnh mãn tính. Bằng chứng thuyết phục nhất cho đến nay liên quan đến khả năng giảm đau khớp ở người bị viêm xương khớp Đây là 1 lĩnh vực y học có nhu cầu rất lớn nhưng chưa được đáp ứng, do những hạn chế của thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Kristopher Paultre, phó giáo sư chỉnh hình và y học gia đình tại Đại học Miami, nói rằng thoái hóa khớp đang là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới. NSAID là một chất chủ yếu trong điều trị nhưng lại có những nhược điểm nhất định, với các vấn đề về đường tiêu hóa, tim và thận khi sử dụng lâu dài.
Hiện có 70 thử nghiệm lâm sàng trên khắp thế giới đang hoạt động hoặc đang tìm kiếm bệnh nhân và đang xem xét tiềm năng của curcumin để điều trị bệnh thận mãn tính, suy giảm nhận thức, hội chứng viêm ruột (IBS), thoái hóa điểm vàng và thậm chí để làm chậm sự tiến triển của các dạng ung thư khác nhau.

Thực hư lời đồn chất curcumin trong củ nghệ là thần dược
Cánh đồng nghệ ở Ấn Độ

Kỹ thuật phân phối thuốc chứa curcumin đang có những tiến bộ nhất định

Vào giữa những năm 1990, Jack Arbiser và Nancy DeMore là những nhà nghiên cứu trẻ tại Trường Y Harvard đang khám phá các lựa chọn điều trị mới cho bệnh ung thư, khi họ bắt gặp một số nghiên cứu cho thấy rằng chất curcumin có thể ức chế sự phát triển của các loại tế bào ung thư khác nhau trong ống nghiệm. Bị thu hút bởi những ý tưởng này, họ tiếp tục phát hiện ra rằng chất curcumin có thể ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới , một quá trình được gọi là hình thành mạch, mà tất cả các khối u đều cần để tự duy trì. DeMore cho biết họ đã cùng nhau phát hiện ra rằng curcumin ức chế sự hình thành mạch và rất phấn khởi về những thành tựu ban đầu này. Kể từ đó, đã có một số nghiên cứu sử dụng curcumin trong các thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy, ung thư vú và đa u tủy cho thấy rằng có một số tác dụng sinh học.
Tuy nhiên, khi các nhà khoa học chuyển từ thử nghiệm chất curcumin trong phòng thí nghiệm sàng thử nghiệm nó trên người, thì đã có một sự cố. Hợp chất này nổi tiếng là có sinh khả dụng kém (sinh khả dụng chỉ tốc độ của cơ thể khi hấp thụ một chất) khiến cho việc bổ sung curcumin vào máu gần như không thể đạt được nồng độ đủ cao trong máu chỉ thông qua việc bổ sung bằng đường uống. Cả hạn chế này, kết hợp với những khó khăn thương mại trong việc cấp bằng sáng chế cho các sản phẩm tự nhiên, cho nên có thể dễ dàng suy đoán được vì sao mối quan tâm của giới khoa học đối với curcumin sẽ sớm suy yếu và sẽ vẫn ở trong tình trạng ảm đạm trong hơn một thập kỷ.

Thực hư lời đồn chất curcumin trong củ nghệ là thần dược
Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ trong kỹ thuật phân phối thuốc đã làm mới chất curcumin. Đó là hệ thống hạt nano đang được khám phá như là cách có khả năng đưa curcumin liều cao tới các khối u. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp curcumin với piperine - một hợp chất được tìm thấy trong hạt tiêu đen - có thể tăng cường sự hấp thụ của nó vào máu, tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn rằng điều này có thể mang lại lợi ích cho con người hay không.
Mặc dù hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng kết hợp curcumin và piperine, nhưng vẫn còn nhiều thách thức đối với các nhà khoa học đang tìm cách sử dụng nó trong y tế. Một trong số đó là piperine đã được chứng minh là ức chế nhiều loại enzym hỗ trợ chuyển hóa thuốc, nhưng vẫn phải xem liệu điều này có thể gây ra tăng nguy cơ tác dụng phụ ở những bệnh nhân dùng thuốc theo toa hay không.

Trong thế giới thể thao, curcumin đã nổi tiếng như một chất hỗ trợ phục hồi cơ bắp

Vấn đề về sự hấp thụ của curcumin đã được một số công ty và các nhà nghiên cứu nhiệt tình giải quyết. Họ thường làm điều này bằng cách đóng gói nó trong các loại lipid có khả năng hấp thụ cao để nhiều chất béo đi vào cơ thể hơn. Điều này đã được thúc đẩy thông qua các lựa chọn thay thế tự nhiên và an toàn hơn cho thuốc giảm đau, nhưng cũng bởi một thực tế là trong thế giới thể thao, curcumin đã nổi tiếng như một chất hỗ trợ phục hồi cơ bắp. Các thử nghiệm lâm sàng cho nghiên cứu này cũng đã được lên kế hoạch.
Curcumin đã tăng đáng kể trong việc sử dụng trong các môn thể thao để phục hồi sau khi tập luyện và sau các trận đấu. Nó cũng giống như tác dụng với viêm xương khớp và mục tiêu là giảm viêm. Chúng ta cũng đang có xu hướng tránh sử dụng NSAID mãn tính ở các vận động viên do tác dụng phụ.

Thực hư lời đồn chất curcumin trong củ nghệ là thần dược

Rất nhiều nghiên cứu chứng minh tiềm năng chống ung thư của curcumin

Những phương pháp phân phối mới tiềm năng một lần nữa lại làm dấy lên mối quan tâm một lần nữa đến các đặc tính chống ung thư tiềm năng của curcumin. Nhiều nhà nghiên cứu muốn khám phá công dụng của nó ở những bệnh nhân trong giai đoạn đầu của bệnh, như một phương pháp điều trị bổ sung cho các loại thuốc ung thư thông thường khác.
DeMore, hiện là giáo sư phẫu thuật tại Đại học Y Nam Carolina và cũng có nghiên cứu curcumin trước đây, hiện tại ông đang khởi động một thử nghiệm lâm sàng để xem liệu bệnh nhân ung thư vú sử dụng công thức của curcumin được thiết kế đặc biệt để tăng cường sự hấp thụ của nó vào máu có làm giảm sự tăng sinh khối u hay không.
Các bác sĩ điều trị ung thư tại Trung tâm Y tế Đại học Rochester ở bang New York cũng đang tiến hành một cuộc thử nghiệm để xem liệu curcumin được bổ sung cùng với piperine có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ở những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cấp độ thấp và ngăn họ yêu cầu điều trị tích cực hơn hay không.
Ở tất cả các trường hợp này, các nhà nghiên cứu đều muốn nhận mạnh rằng những thử nghiệm này sẽ còn nhiều giai đoạn để khám phá, và ngay cả khi chúng tạo ra những kết quả tích cực, sẽ cần thêm nhiều bằng chứng trước khi curcumin có thể được chính thức khuyến cáo cho bệnh nhân ung thư. Chẳng hạn đối với nghiên cứu của giáo sư DeMore cho thấy rằng curcumin dường như làm giảm tốc độ phát triển của khối u, thì nó sẽ yêu cầu một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đầy đủ khác, trong đó curcumin được so sánh với giả dược - để chứng minh rằng nó thực sự có thể kéo dài thời gian sống sót hoặc ngăn chặn sự tái phát của khối u ở bệnh nhân ung thư đã qua hóa trị.

Thực hư lời đồn chất curcumin trong củ nghệ là thần dược
Giáo sư DeMore quan tâm đến vấn đề nhiều sản phẩm tự nhiên như vậy đã không được thông qua các thử nghiệm lâm sàng truyền thống để đánh giá xem chúng có thực sự hiệu quả hay không. Ông cũng nói thêm rằng nếu các thử nghiệm cho thấy lợi ích, thì họ sẽ dễ dành nhận được tài trợ cho các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên hơn nữa.
Điều tích cực là các thử nghiệm độc lập hơn nữa đang được tài trợ cho curcumin vì phần lớn nghiên cứu về hợp chất này đã được thu thập thông qua các nghiên cứu nhỏ được tài trợ bởi ngành công nghiệp dinh dưỡng, từ đó tạo ra nhận thức về curcumin như một phương pháp chữa bệnh thần kỳ. Tuy nhiên, hiện tại, Giáo sư Paultre nói rằng các nghiên cứu hiện tại vẫn có nhiều sai lệch tiềm ẩn.
Mặc dù khoa học luôn thể hiện sự quan tâm đến curcumin trên toàn bộ các bệnh, nhưng vẫn thiếu bằng chứng cụ thể về lợi ích của nó đối với các tình trạng như suy giảm nhận thức, IBS hoặc đau mãn tính ngoài viêm xương khớp. Và các chuyên gia cho rằng các tuyên bố rằng curcumin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch chỉ là suy đoán.
Bên cạnh đó cũng có những hy vọng rằng các đặc tính chống viêm của curcumin có thể mang lại lợi ích cho bệnh trầm cảm. Laura Fusar-Poli, một nhà nghiên cứu tâm thần học tại Đại học Catania, Ý mô tả một số lý thuyết, bao gồm cả việc chất curcumin có thể khôi phục mức serotonin trong não của bệnh nhân trầm cảm, có thể có tác dụng điều tiết trên trục não-ruột. Tuy nhiên, cho đến nay, các bằng chứng cho điều này ở trên người vẫn còn hiếm.
Các nhà nghiên cứu hy vọng, sự quan tâm hiện tại đối với chất curcumin sẽ giúp phát triển một tiêu chuẩn vàng để đưa nó vào cơ thể hay thỏa thuận về liều lượng sử dụng tốt nhất. Tất cả những điều này có thể giúp các nhà khoa học dễ dàng hơn trong việc xác định lợi ích của nó trong tương lai. Vấn đề hiện tại là chưa có sự thống nhất về mức độ curcumin thích hợp cho hiệu quả điều trị. Ngoài ra, với nhiều công thức đã được đề xuất, vẫn không có nghiên cứu nào so sánh sinh khả dụng của từng loại. Vì thế, dù có những bằng chứng về việc curcumin hữu ích trong một số điều kiện, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.


>>> 5 cách khiến bệnh gàu nặng hơn.
Nguồn theguardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top