Tiểu hành tinh kỳ lạ có đuôi giống sao chổi gần Trái Đất đang quay nhanh hơn mỗi năm, giới khoa học nghi ngờ có mối nguy hiểm tiềm tàng

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Các nhà thiên văn đã phát hiện ra rằng một tiểu hành tinh gần Trái Đất, được đặt tên là 3200 Phaethon, có nhiều nguy cơ đe dọa đến chúng ta. Nó có một vòng quay gia tốc bất thường, được dự đoán sẽ dẫn đến những thay đổi quỹ đạo khi đi qua hệ mặt trời.
Tiểu hành tinh này đang quay ngày một nhanh hơn mỗi năm và các nhà nghiên cứu không rõ lý do tại sao. Nó rộng khoảng 3.4 km, cùng với quỹ đạo xuyên qua Hệ mặt trời đưa nó đến gần Mặt Trời hơn bất kỳ tiểu hành tinh đã biết nào khác. Hành tinh này có khoảng cách tối thiểu 20,9 triệu km tính đến Mặt Trời - ngắn hơn một nửa khoảng cách từ sao Thủy.

Tiểu hành tinh kỳ lạ có đuôi giống sao chổi gần Trái Đất đang quay nhanh hơn mỗi năm, giới khoa học nghi ngờ có mối nguy hiểm tiềm tàng
Hình minh họa quỹ đạo của tiểu hành tinh gần Trái đất có khả năng nguy hiểm khi nó đi ngang qua Trái đất vào năm 2017
Trong quỹ đạo của Phaethon quanh Mặt Trời, kéo dài khoảng 524 ngày, đá không gian di chuyển đủ gần Trái đất để được coi là "có khả năng gây nguy hiểm". Nhưng Phaethon từng đến gần nhất với hành tinh xanh vào năm 2017, bay qua điểm cách Trái Đất khoảng 10,3 triệu km.
Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng, Phaethon có một vòng quay tăng tốc. Nó mất khoảng 3,6 giờ cho một vòng quay đủ, tuy nhiên, mỗi năm vòng quay đó lại ngắn hơn khoảng 4 mili giây. Con số này khi đứng độc lập không đáng gì nhưng nếu trong hàng nghìn hoặc hàng triệu năm, nó có thể làm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh.
Phaethon lần đầu được phát hiện vào năm 1983, các nhà thiên văn đã theo dõi kể từ đó bằng cách quan sát độ sáng của một vật thể theo thời gian, cho thấy nó quay như thế nào. Họ cũng kết hợp với kính viễn vọng vô tuyến, cũng như các sự kiện không thường xuyên, khi tiểu hành tinh này chặn ánh sáng từ một ngôi sao xa.
Kết quả là, Phaethon có một trong những đường quỹ đạo nổi bật nhất trong Hệ mặt trời.

Tiểu hành tinh kỳ lạ có đuôi giống sao chổi gần Trái Đất đang quay nhanh hơn mỗi năm, giới khoa học nghi ngờ có mối nguy hiểm tiềm tàng
Hình ảnh trực quan về quỹ đạo của Phaethon (màu hồng) xung quanh mặt trời (màu vàng)
Khoa học cũng phát hiện, tiểu hành tinh gần Trái Đất có hình dạng giống một con quay, hơi tròn với một chỗ lồi xung quanh đường xích đạo của nó. Hình dạng này tương tự và phổ biến ở các tiểu hành tinh lớn như 162173 Ryugu.
Khi phân tích chuyển động quay của Phaethon, họ kết luận lời giải thích duy nhất là vòng quay của Phaethon đang tăng lên qua từng năm. Điều này là rất hiếm vì ít khi vòng quay của một tiểu hành tinh thay đổi. Phaethon chỉ là tiểu hành tinh thứ 11 được quan sát với một vòng quay gia tốc.
Ngoài ra, Phaethon cũng có những cái kỳ lạ khác. Đầu tiên, nó có một cái đuôi giống sao chổi được tạo thành từ những mảnh vụn vỡ ra khỏi bề mặt đá. Những mảnh đá này tạo ra mưa sao băng Geminids ngoạn mục, một trong hai trận mưa sao băng duy nhất được biết đến là do tiểu hành tinh gây ra chứ không phải sao chổi.
Thêm vào đó, ánh sáng mặt trời phản chiếu ra khỏi Phaethon có màu xanh lam, giống với hầu hết các sao chổi nhưng hầu như chưa từng thấy ở các tiểu hành tinh. Do đó, Phaethon thường được các nhà thiên văn đặt biệt danh là "sao chổi đá".

Tiểu hành tinh kỳ lạ có đuôi giống sao chổi gần Trái Đất đang quay nhanh hơn mỗi năm, giới khoa học nghi ngờ có mối nguy hiểm tiềm tàng
Những hình ảnh cho thấy hình dạng của Phaethon thay đổi như thế nào trong suốt một vòng quay
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, chiếc đuôi bất thường của Phaethon là kết quả của việc bề mặt của nó trở nên siêu nóng khi nó phóng gần Mặt Trời. Họ suy đoán rằng bề mặt của tiểu hành tinh đang bị tác động bởi bức xạ Mặt Trời, làm thay đổi vòng quay.
Hiện JAXA đã chọn đá không gian gần Trái đất làm mục tiêu cho một trong những sứ mệnh tiểu hành tinh tiếp theo của mình. Các nhà khoa học trong sứ mệnh của JAXA hy vọng sẽ có những khám phá mới về vòng quay gia tốc của Phaethon trong thời gian tới.


>>>Phát hiện nguyên tố kim loại "siêu nặng" ở bầu khí quyển của 2 ngoại hành tinh lạ

Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top