thumbnail - Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu
Trần Tiến
Hà Nội

Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu

Từ ăn trong nhà hàng cách mặt đất 30m đến đứng trong xô nước đá, người dân Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp quyết liệt và sáng tạo để chống lại đợt nắng nóng đang diễn ra ở một số khu vực tiếp tục chứng kiến nhiệt độ khắc nghiệt vượt quá 40 độ C.

Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu 

Theo chính phủ Trung Quốc, những đợt nắng nóng kéo dài trong năm nay đã dẫn đến thời kỳ khô hạn và nóng nhất của Trung Quốc kể từ khi hồ sơ nhiệt độ và lượng mưa bắt đầu được lưu giữ vào năm 1961.

Tình trạng hạn hán cũng trở nên tồi tệ hơn trong những tuần qua với các con sông quan trọng chứng kiến

mực nước giảm xuống mức thấp kỷ lục và sản lượng thủy điện giảm do nhu cầu điện năng cao kỷ lục, điều này cũng dẫn đến khủng hoảng điện năng.

Thành phố Trùng Khánh được mệnh danh là một trong bốn thành phố “lò lửa” của Trung Quốc với nhiệt độ cao và ẩm thực cay, đặc biệt là món lẩu cay.

Nơi đây cũng có những địa điểm ăn lẩu cực kỳ đặc biệt, giúp người dân có thể tránh được mùa hè oi bức ngột ngạt. Đó là các căn hầm trú ẩn chống lại các cuộc không kích trong thế chiến thứ Hai. Giờ đây nó được chuyển đổi thành các nhà hàng lẩu dưới lòng đất giúp tránh cái nóng trên mặt đất.

Người dân địa phương gọi nó là “lẩu hang động”.

Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu 

Cửa của một nhà hàng dưới lòng đất

Trùng Khánh là thủ đô tạm thời của Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai khi cuộc xâm lược của Nhật Bản đẩy chính phủ ra khỏi thủ đô Nam Kinh và chiếm đóng miền đông Trung Quốc. Lãnh đạo Tưởng Giới Thạch, quân đội, các nhà ngoại giao nước ngoài đã chuyển về một thành phố hẻo lánh ở phía tây nam.

Khi tiếng còi báo động có cuộc không kích, cư dân chen chúc vào những nơi trú ẩn tối tăm được đào trong đồi núi để bảo vệ người và vũ khí quân sự. Hàng ngàn người đã chết trong các cuộc tấn công ném bom từ trên không của Nhật Bản.

Ngày nay, những ô cửa vòm bằng đá của những nơi trú ẩn trước đây vẫn nằm rải rác trong thành phố. Một số đã trở thành quán cà phê, tiệm chơi mạt chược và những quán, nhà hàng khác.

Bên trong, bàn ghế xếp thành hai đường hầm dài và hẹp được nối với nhau thành hành lang. Người ta còn vẽ cả một bầu trời đêm đầy sao trên nóc hầm để tăng thêm cảm giác mát mẻ.

Thực khách xuống dưới đây ăn có thể thoải mái thả ba chỉ bò, thịt, cá và rau vào nước dùng sủi bọt chứa đầy ớt đỏ nổi và hạt tiêu Tứ Xuyên thơm nức mũi.

Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu 


Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu 


Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu 


Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu 

Tang Ronggang nói: “Chúng tôi có thể tránh xa cái nóng mùa hè trong những hầm trú ẩn này và có thể thoải mái thưởng thức hơi nóng bốc lên từ nồi lẩu. Ở đây thật mát mẻ, một nơi thật tốt để ở vào mùa hè”.

Mùa hè năm nay được các nhà khí tượng học gọi là đợt nắng nóng mạnh nhất ở Trung Quốc kể từ khi chính phủ bắt đầu ghi nhận lượng mưa và nhiệt độ cách đây 61 năm trước. Nhiệt độ cao lên tới 41 độ C đã kéo dài hơn hai tháng.

Các trung tâm mua sắm đã đóng cửa ở Trùng Khánh hầu hết thời gian trong ngày để tiết kiệm điện. Thậm chí nhiều đoạn của sông Dương Tử và sông Gia Lăng chảy qua thành phố đã khô cạn tới tận đáy. Nắng nóng kéo dài và hạn hán được cho là do một hệ thống áp suất cao ở trên miền Tây nước Nga và cũng đang gây ra các đợt nắng nóng vào mùa hè này ở châu Âu.

Việc giảm lưu lượng nước cho các hệ thống thủy điện ở Tứ Xuyên đã làm dấy lên mối lo ngại lớn về một “tình huống nghiêm trọng”.

Các khu vực phụ thuộc vào thủy điện đang yêu cầu các văn phòng và nhà máy hạn chế sử dụng điện. Điều này dẫn đến thua lỗ và thậm chí các doanh nghiệp phải đóng cửa.

Cư dân ở Tứ Xuyên được yêu cầu để điều hòa nhiệt độ của họ trên 26 độ C trong khi các nhà ga đường sắt và các địa điểm công cộng đang tắt đèn. Quận Bến Thượng Hải mang tính biểu tượng của Trung Quốc cũng tắt đèn trang trí vào thứ Hai và thứ Ba để tiết kiệm điện.

Doanh số bán hàng nước uống, kem và đá khối đã tăng ở Trung Quốc. Nhiều người dân địa phương cũng đã tìm đến các trung tâm mua sắm, siêu thị để nghỉ ngơi.Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu 

Hạn hán cũng đã gây ra tình trạng thiếu nước ở một số khu vực, đặc biệt là khi sông Dương Tử quan trọng đang khô cạn, buộc các nhà chức trách phải gấp rút cung cấp nước uống cho người dân. Tại tỉnh Hồ Nam, các xe cứu hỏa đang được sử dụng để cung cấp nước.

Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu 


Trốn cái nóng 40 độ C, thực khách Trung Quốc phải “chui hang” để ăn lẩu 

Trong khi nhiều tỉnh đã thông báo cắt điện, một số tỉnh đang cố gắng tạo mưa nhân tạo bằng phương pháp gieo hạt trên mây.

Hạn hán và nắng nóng cũng khiến cây trồng héo úa và chính phủ Trung Quốc đang vật lộn để tìm cách bảo vệ vụ vụ mùa ngũ cốc, chiếm 75% tổng sản lượng hàng năm của Trung Quốc.

Trớ trêu thay, các khu vực rộng lớn của Trung Quốc lại đang hứng chịu trận lũ quét khiến hàng chục người thiệt mạng trong vài tuần qua. Gần nửa triệu người đã phải di dời và thiệt hại lên tới hơn 250 triệu USD.

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), cơ quan khoa học khí hậu của Liên hợp quốc đã phát hiện ra rằng, Trung Quốc là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng.

Nhiệt độ không khí bề mặt đã tăng trên khắp châu Á trong hơn 100 năm qua. Nhiều quốc gia bao gồm cả nước láng giềng Ấn Độ hiện đang phải hứng chịu những hiện tượng cực đoan kỷ lục như sóng nhiệt, lũ lụt và hạn hán.


>>> Khủng hoảng năng lượng, Nhật Bản tính quay lại điện hạt nhân.


Nguồn: Independent

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác