TV QNED của LG có gì đặc biệt mà khiến các đối thủ đều lo lắng?

TV QNED dùng đèn nền Mini-LED là dòng sản phẩm mới nhất của LG trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa hai dòng tivi LED và OLED. Đây là dòng TV được giới công nghệ đánh giá sẽ là quân bài quan trọng của LG có thể khiến các đối thủ cạnh tranh lo lắng. Vậy TV QNED có gì khác biệt so với những sản phẩm khác trên thị trường? Bài viết này chính là câu trả lời dành cho bạn.
TV QNED của LG có gì đặc biệt mà khiến các đối thủ đều lo lắng?
Ở thị trường Việt Nam, LG đã tung ra 4 mẫu TV QNED dùng công nghệ đèn nền mini-LED đầu tiên vào tháng 8/2021 với các tùy chọn kích cỡ từ 65 inch đến 86 inch, độ phân giải 4K hoặc 8K. Mức giá của các TV này khá cao. Mẫu TV 8K có giá 139,9 triệu đồng, còn 3 mẫu TV 4K có giá lần lượt là 65,9 triệu đồng, 88,9 triệu đồng và 129,9 triệu đồng.
TV QNED của LG có gì đặc biệt mà khiến các đối thủ đều lo lắng?
Mức giá vào thời điểm mở bán của 4 TV QNED của LG bán ở thị trường Việt Nam. Cải tiến trên nhiều phương diện QNED là một cái tên được LG sử dụng để quảng bá dòng sản phẩm mới nhất kết hợp các công nghệ gồm chấm lượng tử, NanoCell và mini-LED. Cụm từ “QNED” trong TV của LG hoàn toàn khác với công nghệ QNED sắp sửa ra mắt của Samsung. Theo LG, TV QNED có thể tái tạo màu sắc với độ chính xác cao, đồng thời cho độ tương phản tốt hơn và màu đen sâu hơn. Vậy thì công nghệ này có gì mà LG dám khẳng định chắc chắn như vậy?

Màu đen sâu hơn và màu sắc sống động hơn​

TV QNED của LG có gì đặc biệt mà khiến các đối thủ đều lo lắng?
3 công nghệ chủ đạo trên TV QNED: đèn nền Mini-LED siêu nhỏ, chấm lượng tử và NanoCell (ảnh LG). TV QNED của LG thực chất thuộc dòng TV LED nhưng thay vì sử dụng tấm nền LED thông thường, LG đã sử dụng công nghệ đèn nền siêu nhỏ mini-LED để tăng độ tương phản và độ sâu của màu đen. LG không tiết lộ con số chính xác của số lượng bóng LED và số vùng phân tách trên tất cả các dòng TV QNED Mini LED của mình. Tuy vậy, LG từng cho biết mẫu TV QNED 8K với kích thước 86 inch có đến 30.000 bóng LED và chia thành khoảng 2.500 vùng làm mờ (dimming zone hoặc còn gọi là cùng làm tối cục bộ). Đây là con số lớn hơn rất nhiều so với các TV LED thông thường hiện nay chỉ có khoảng vài trăm đèn nền và vùng làm mờ. Việc sử dụng số lượng đèn nền lớn như vậy cho phép nhà sản xuất có thể điều chỉnh độ sáng linh hoạt và tạo ra độ tương phản cao giữa các vùng trên màn hình. Đặc biệt với số lượng 2500 vùng làm mờ có thể điều khiển độc lập, hiện tượng lấn sáng giữa các vùng sáng và vùng tối sẽ giảm thiểu triệt đồng thời độ đen sâu rồi.
TV QNED của LG có gì đặc biệt mà khiến các đối thủ đều lo lắng?
Sự khác biệt màu sắc giữa TV QNED dùng đèn nền mini-LED (trên) và TV LED thông thường. Tuy nhiên, mini-LED chỉ mới là một trong những công nghệ được sử dụng trong các TV QNED của LG. Một công nghệ khác cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng là NanoCell. Đây cũng là công nghệ được sử dụng trong các dòng sản phẩm NanoCell TV của LG. Trong công nghệ này, LG sử dụng các lớp lọc bằng hạt nano bên dưới màn hình để loại bỏ những bước sóng ánh sáng không cần thiết và những tông màu đục. Nói cách khác, lớp lọc NanoCell giúp làm sạch màu sắc hiển thị và tăng độ sâu màu. Cuối cùng là công nghệ chấm lượng tử. Đây cũng chính là công nghệ được sử dụng trên các dòng QLED TV. Và nó cũng có cách hoạt động tương tự công nghệ NanoCell, mặc dù kết quả đạt được lại có chút khác biệt. Với công nghệ chấm lượng tử, LG sử dụng một lớp chấm lượng tử hoặc tinh thể nano để tăng cường cả màu sắc và độ tương phản cho màn hình. Kết quả là hình ảnh sẽ có màu sắc sinh động hơn và được cải thiện đáng kể so với các dòng TV ngoài QLED. Sự kết hợp của ba công nghệ tiên tiến giúp các TV QNED có màu đen sâu hơn, độ sáng cao hơn và màu sắc chân thực hơn.

Chỉ có trên TV của LG​

QNED hiện là sản phẩm độc quyền của LG, không có trên bất kỳ sản phẩm của hãng nào. Tuy vậy, những công nghệ tạo nên QNED, trừ NanoCell, đều đang được các hãng khác ứng dụng trong sản phẩm của họ. Ví dụ như Samsung và TCL đều đang sử dụng công nghệ chấm lượng tử và công nghệ đèn nền mini-LED trên một số dòng sản phẩm TV. Các dòng sản phẩm TV kết hợp công nghệ chấm lượng tử và tấm nền mini-LED được Samsung đặt tên là Neo QLED. Trong khi đó, các sản phẩm có công nghệ tương tự của TCL lại không được đặt tên theo công nghệ màn hình.

TV QNED và OLED khác nhau thế nào?​

Dù TV QNED là một bước tiến mới so với các dòng NanoCell TV của LG, nhưng nó vẫn chưa đủ để thách thức vị trí ngôi vương của OLED TV. Như đã nói ở trên, TV QNED 8K kích cỡ 86 inch của LG chỉ có khoảng 2.500 vùng làm mờ trong khi đó, chiếc TV OLED 8K cũng của LG có đến 33 triệu điểm ảnh hoàn toàn độc lập (mỗi điểm ảnh của TV OLED đều có thể tắt được). Vì vậy, chỉ khi nào số vùng sáng độc lập đạt con số vài triệu hay ít nhất là vài trăm nghìn thì may ra độ sâu màu đen và độ tương phản của TV QNED mới có cơ hội so sánh ngang ngửa với TV OLED.
TV QNED của LG có gì đặc biệt mà khiến các đối thủ đều lo lắng?
Tuy vậy nhờ công nghệ đèn nền mini-LED, các dòng TV QNED của LG có độ sáng tốt hơn, có thể là sáng hơn màn hình OLED. Và đồng thời, bạn cũng không cần phải băn khoăn về lưu ảnh ở những chiếc TV QNED nữa. Ngoài ra, nếu bạn có dự định mua một chiếc TV 8K, lựa chọn dòng sản phẩm TV QNED có thể giúp bạn tiết kiệm một khoảng chi phí đáng kể so với sản phẩm OLED. Nhưng ở kích thước 4K thì độ chênh lệch giá bán giữa hai mẫu lại không quá khác biệt. Tiềm năng lớn TV QNED của LG cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn. Bằng cách kết hợp ba công nghệ đã có sẵn, LG đã tạo ra một sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn một cách rõ rệt so với các dòng TV LED đang có mặt trên thị trường. Và trong năm 2021, LG chỉ mới ra mắt TV QNED thế hệ đầu tiên, do vậy hãng vẫn còn rất nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển và hoàn thiện dòng sản phẩm này trong thời gian tới.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top