thuha19051234
Pearl
Thực phẩm sống nhận được nhiều lời quảng cáo về sức mạnh dinh dưỡng của chúng và sự thật là trong nhiều trường hợp điều đó đúng. Trong khi giá trị sức khỏe của chế độ ăn thô hoàn toàn là đáng nghi ngờ, thì việc nấu thức ăn quá chín cũng sẽ phá hủy một số hàm lượng vitamin trong một số thực phẩm nhất định.
Với những người ăn theo chế độ ăn uống tiêu chuẩn của Mỹ với nhiều thịt, sữa và rau nấu quá chín, việc bổ sung nhiều trái cây và rau sống chắc chắn sẽ có lợi hơn là hại. Nhưng có một số loại thực phẩm được cảnh báo là không bao giờ nên ăn sống. Bởi vì nhiều hợp chất trong các thực phẩm sống trở nên rất độc hại khi chung ta ăn vào, một phần trong cơ chế tự bảo vệ của chúng. Điển hình như các chất độc như ricin gây chết người trong hạt thầu dầu, hoặc hydrogen cyanide trong quả hạnh, được thiết kế để ngăn chặn sâu bệnh. Đối với những loài thực vật đang cố gắng tồn tại, con người có thể là đối tượng gây hại cho chúng ngang với các loài côn trùng.
Còn một số loại thực phẩm trong danh sách này chỉ độc hại nếu chúng không được chế biến đúng cách, chẳng hạn như hiện tượng đau bụng quằn quại. Sau đây là 10 thực phẩm tiêu biểu trong danh sách này.
Đậu tây hay còn gọi là đậu thận (hình dạng giống quả thận) có chứa các protein gọi là lectin bị phân hủy khi nấu chín. Cũng không hẳn tất cả các lectin đều độc hại, một số trong chúng còn có những lợi ích nhất định. Tuy nhiên lectin trong đậu tây - được gọi là phytohemagglutinin sẽ có hại nếu ăn vào với liều lượng cao. Những loại đậu khác cũng chứa chất này, nhưng đậu tây có nồng độ cao nhất. Chỉ cần bạn ăn một nắm đậu tây sống cũng đủ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn và nôn, ăn càng nhiều, triệu chứng càng dữ dội hơn, một số người đã phải nhập viện vì ngộ độc đậu tây.
Để loại bỏ lectin trong đậu tây, bạn chỉ cần ngâm, để ráo và nấu chín kỹ trên bếp. Hãy nấu bằng bếp đun đạt nhiệt độ cao hơn là nấu bằng nồi nấu chậm, đậu tây thực sự cần phải đun sôi để trở thành thực phẩm an toàn. Đối với loại đậu tây khô, trước hết bạn hãy ngâm chúng ít nhất 5 giờ, để ráo và rửa sạch, sau đó đun sôi ít nhất 30 phút trên bếp.
Hạnh nhân bán trong các cửa hàng được gọi là hạnh nhân ngọt, ăn rất ngon, nhưng người "anh em họ hàng" gần gũi với chúng - hạt hạnh nhân đắng - lại chứa hàm lượng hydrogen cyanide nguy hiểm. Hạnh nhân đắng không được sử dụng phổ biến ở Mỹ nhưng nhiều đầu bếp châu Âu lại yêu thích chúng.
Trẻ em ăn phải một ít hạt hạnh nhân đắng cũng có nguy cơ tử vong, còn người lớn chỉ cần khoảng 50 hạt là đã đủ gây ra tử vong. Ngộ độc hydro xyanua bao gồm các triệu chứng từ chóng mặt và đau đầu đến nôn mửa và co giật, tùy thuộc vào lượng hạt bạn đã ăn. Để làm cho nó trở nên an toàn, hãy nấu chín đúng cách. Chần hoặc rang hạnh nhân sẽ phá hủy hydro xyanua độc hại. Nếu bạn muốn nấu ăn với hạnh nhân đắng, tốt nhất bạn nên làm theo một công thức đã được thử nghiệm.
Khoai tây sống có khả năng gây độc vì một hợp chất gọi là solanin. Không phải mọi củ khoai tây đều chứa đủ solanin để gây chết người, nhưng nguy cơ là có tồn tại. Khoai tây chín vàng, khoai tây vẫn hơi xanh ở vỏ, hay khoai tây mọc mầm có hàm lượng solanin cao hơn. Những triệu chứng ngộ độc khoai tây bao gồm đau dạ dày, đau đầu và tê liệt toàn thân. Khoai tây có nồng độ solanin cao nhất sẽ có một số chuyển màu xanh khi bạn cắt vào và bạn nên vứt những củ khoai tây như vậy. Ngay cả khi khoai tay sống không chứa nhiều solanin, bạn vẫn nên nấu chín trước khi ăn.
Bên cạnh đó, khoai tây chưa nấu chín cũng chứa tinh bột kháng, loại tinh bột này có thể tốt cho đường ruột của bạn nhưng lượng trong khoai tây sống đủ để gây ra các tác dụng phụ khó chịu cho hầu hết mọi người như đầy hơi và chướng bụng nghiêm trọng. Cách chế biến khoai tây cũng đơn giản, bạn có thể nướng, luộc, chiên.. và khoai tây chín cũng dễ ăn hơn.
Khoai môn cùng họ với khoai tây với nhiều chất xơ hơn khoai tây và là một nguồn cung cấp kali, vitamin C, canxi, vitamin E, vitamin B và các khoáng chất vi lượng. Khoai môn thực sự là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng hãy đảm bảo nấu chín hoàn toàn loại rau củ giàu tinh bột này trước khi ăn. Lá của cây khoai môn cũng có vị giống như rau bina nhưng có kết cấu cứng hơn, cung cấp chất xơ, vitamin A và C và protein. Và nếu bạn có muốn ăn cả lá khoai môn, hãy nấu chín kỹ để phá hủy đủ canxi oxalat để làm cho chúng có thể ăn được.
Khoai môn sống có chứa canxi oxalat, khi bạn ăn khoai môn chưa nấu chín, canxi oxalat làm cho miệng của bạn có cảm giác tê, ăn quá nhiều sẽ gây nghẹn, chất độc này còn là tác nhân gây ra sỏi thận.
Sắn có nhiều cách gọi khác nhau như dong riềng, khoai mì, kassave, mandioca... Cho dù bạn gọi tên nó là gì thì nó vẫn chỉ nên ăn khi đã được nấu chín, và không ăn phần vỏ. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, dễ phát triển ở những vùng khí hậu ẩm ướt và rễ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt. Ngoài củ thì lá sắn cũng có thể ăn được khi nấu chín. Thủ phạm gây độc trong sắn chưa nấu chín là một nhóm hợp chất biến thành hydrogen cyanide trong cơ thể bạn. Xyanua hydro cản trở việc sử dụng oxy của cơ thể khiến bạn bị ngạt thở trong tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Để chế biến, trước hết bạn nên gọt hết vỏ sẵn, sau đó bạn có thể chiên chúng như khoai tây hoặc luộc kỹ. Lá sắn sau khi luộc có mùi vị tương tự như cải thìa hoặc các loại rau lá xanh sẫm khác.
Đậu Lima sống có chứa linamarin, chất này phân hủy thành xyanua, một chất độc gây chết người. Nơi bạn mua đậu cũng có thể ảnh hưởng đến lượng linamarin trong nó. Đậu Lima được trồng ở Mỹ thường có nồng độ chất này thấp hơn ở những nơi khác. Tuy nhiên, dù mua ở đâu thì bạn vẫn nên nấu chín kỹ trước khi ăn. Nếu ăn vào một lượng nhỏ chất độc này cũng có thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, thở nhanh và tăng nhịp tim.
Bạn không nên ăn bột mì sống vì nó thể gây bệnh, chẳng hạn như đợt bùng phát vi khuẩn E. coli năm 2016 , được bắt nguồn từ bột mì thô. CDC cũng cảnh báo mọi người nên tránh bất kỳ thực phẩm nào có thể chứa bột mì chưa nấu chín, vì bột mì thô có lượng phytat cao, có thể liên kết với các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi và ngăn cơ thể chúng ta hấp thụ chúng.
Quả ô liu ngay trên cây có chứa hàm lượng cao một hợp chất gọi là oleuropein, khiến chúng có vị đắng, khi được nấu chín, oleuropein sẽ bị phân hủy, tạo ra những quả ô liu thơm ngon mà tất cả chúng ta đều biết và yêu thích.
Kể cả khi không chứa chất gây hại thì ô liu sống cũng rất khó ăn và không ai muốn thử. Một số bằng chứng cho thấy oleuropein có những lợi ích sức khỏe tiềm năng và ô liu là nguồn thực phẩm duy nhất được biết đến của hợp chất này. Tuy nhiên, thay vì ăn ô liu sống, bạn nên mua các chất bổ sung oleuropein, nó là một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm có thể bảo vệ sức khỏe tim và não.
Có nhiều cách khác nhau để chế biến ô liu ngon miệng. Bạn có thể ngâm chúng trong nước ngọt để loại bỏ vị đắng, nhưng ngâm chúng trong nước mặn vài tuần hoặc thậm chí vài tháng hoặc đóng gói chúng trong muối được ưu tiên hơn. Những loại ô liu khác nhau yêu cầu thời gian ngâm nước muối khác nhau, vì vậy đây là một quá trình "nếm thử và xem". Cách nhanh nhất là hãy mua một lọ ô liu đã qua xử lý và có thể ăn được.
Nấm nói chung và các loại nấm hoang dã nói riêng, không bao giờ được ưu tiên để ăn sống vì chúng khó tiêu hóa, việc nấu chín chúng sẽ giúp bạn tránh được chứng đau dạ dày ruột. Nhiều loại nấm dại là nấm độc và có khả năng gây chết người nếu bạn vô tình ăn phải kể cả khi đã nấu. Nấm dại là loại đặc biệt khó tiêu hóa. Thành tế bào của nấm khác với thành tế bào của trái cây và rau, và việc nấu chín sẽ phá vỡ những thành phần đó, vì vậy cơ thể chúng ta có thể xử lý các tế bào nấm cứng bằng cách nấu chín, đồng thời cũng giúp bạn nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn.
Cần lưu ý là gần như không có loại nấm dại nào bạn có thể ăn sống. Vì thế nếu có nấm dại hãy nhờ người có kinh nghiệm xác định xem loại nấm đó có ăn được không, sau đó hãy nấu chín chúng trước khi ăn. Các loại nấm dại khác nhau cũng có cách chế biến khác nhau. Một số loại chất độc sẽ bị phân hủy dưới nhiệt độ cao. Để đảm bảo an toàn, hãy mua nấm hoang dã từ những người cung cấp đáng tin cậy và đáng tin cậy vì đó thực sự là một vấn đề sinh tử.
Mặc dù nguy cơ liên quan đến việc ăn thịt lợn chưa nấu chín hoặc nấu chưa chín đã giảm xuống kể từ những năm 70 và 80, bạn vẫn không nên ăn thịt lợn sống. Lợn hiện nay đã được thay đổi cách nuôi nhưng con người vẫn có nguy cơ nhiễm một trong hai loại ký sinh trùng khó chịu khi ăn thịt lợn: giun xoắn hoặc sán dây lợn. Nếu ăn thịt lợn bị nhiễm bệnh hay thịt từ nhiều loài khác, bạn có thể khi nhiễm Trichinosis là một loại ký sinh trùng cư trú trong ruột non.
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh giun xoắn là các vấn đề về dạ dày như buồn nôn và nôn. Sau đó, ký sinh trùng sinh sản và con của chúng xâm nhập vào máu của bạn và biểu hiện các triệu chứng từ đau cơ đến đau mắt đỏ. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Các trường hợp nhiễm trùng roi Trichinosis đã giảm đáng kể do ngành công nghiệp thịt lợn đã có những thay đổi về an toàn toàn thân và nhận thức về nấu ăn đúng cách đã tăng lên.
Còn bệnh sán lợn thực sự tồi tệ hơn các bệnh giun xoắn. Người bị nhiễm bệnh có thể từ không có triệu chứng gì đến động kinh, gây co giật ở người. Tuy nhiên, bạn có nhiều cách để chế biến thịt lợn an toàn, từ nướng, luộc, xào, hấp... và thêm gia vị để có những bữa ăn ngon miệng.
Nếu đã đọc được bài viết này, bạn có thể cảm thấy như đang nắm cả mạng sống vào tay mình mỗi khi cầm đũa và bắt đầu ăn. Vì thế hãy là người cẩn trọng trong ăn uống.
Nguồn health.howstuffworks
Với những người ăn theo chế độ ăn uống tiêu chuẩn của Mỹ với nhiều thịt, sữa và rau nấu quá chín, việc bổ sung nhiều trái cây và rau sống chắc chắn sẽ có lợi hơn là hại. Nhưng có một số loại thực phẩm được cảnh báo là không bao giờ nên ăn sống. Bởi vì nhiều hợp chất trong các thực phẩm sống trở nên rất độc hại khi chung ta ăn vào, một phần trong cơ chế tự bảo vệ của chúng. Điển hình như các chất độc như ricin gây chết người trong hạt thầu dầu, hoặc hydrogen cyanide trong quả hạnh, được thiết kế để ngăn chặn sâu bệnh. Đối với những loài thực vật đang cố gắng tồn tại, con người có thể là đối tượng gây hại cho chúng ngang với các loài côn trùng.
Còn một số loại thực phẩm trong danh sách này chỉ độc hại nếu chúng không được chế biến đúng cách, chẳng hạn như hiện tượng đau bụng quằn quại. Sau đây là 10 thực phẩm tiêu biểu trong danh sách này.
1. Đậu tây
Để loại bỏ lectin trong đậu tây, bạn chỉ cần ngâm, để ráo và nấu chín kỹ trên bếp. Hãy nấu bằng bếp đun đạt nhiệt độ cao hơn là nấu bằng nồi nấu chậm, đậu tây thực sự cần phải đun sôi để trở thành thực phẩm an toàn. Đối với loại đậu tây khô, trước hết bạn hãy ngâm chúng ít nhất 5 giờ, để ráo và rửa sạch, sau đó đun sôi ít nhất 30 phút trên bếp.
2. Hạnh nhân đắng
Trẻ em ăn phải một ít hạt hạnh nhân đắng cũng có nguy cơ tử vong, còn người lớn chỉ cần khoảng 50 hạt là đã đủ gây ra tử vong. Ngộ độc hydro xyanua bao gồm các triệu chứng từ chóng mặt và đau đầu đến nôn mửa và co giật, tùy thuộc vào lượng hạt bạn đã ăn. Để làm cho nó trở nên an toàn, hãy nấu chín đúng cách. Chần hoặc rang hạnh nhân sẽ phá hủy hydro xyanua độc hại. Nếu bạn muốn nấu ăn với hạnh nhân đắng, tốt nhất bạn nên làm theo một công thức đã được thử nghiệm.
3. Khoai tây
Bên cạnh đó, khoai tây chưa nấu chín cũng chứa tinh bột kháng, loại tinh bột này có thể tốt cho đường ruột của bạn nhưng lượng trong khoai tây sống đủ để gây ra các tác dụng phụ khó chịu cho hầu hết mọi người như đầy hơi và chướng bụng nghiêm trọng. Cách chế biến khoai tây cũng đơn giản, bạn có thể nướng, luộc, chiên.. và khoai tây chín cũng dễ ăn hơn.
4. Khoai môn
Khoai môn sống có chứa canxi oxalat, khi bạn ăn khoai môn chưa nấu chín, canxi oxalat làm cho miệng của bạn có cảm giác tê, ăn quá nhiều sẽ gây nghẹn, chất độc này còn là tác nhân gây ra sỏi thận.
5. Sắn
Để chế biến, trước hết bạn nên gọt hết vỏ sẵn, sau đó bạn có thể chiên chúng như khoai tây hoặc luộc kỹ. Lá sắn sau khi luộc có mùi vị tương tự như cải thìa hoặc các loại rau lá xanh sẫm khác.
6. Đậu Lima
7. Bột mì
8. Quả ô liu
Kể cả khi không chứa chất gây hại thì ô liu sống cũng rất khó ăn và không ai muốn thử. Một số bằng chứng cho thấy oleuropein có những lợi ích sức khỏe tiềm năng và ô liu là nguồn thực phẩm duy nhất được biết đến của hợp chất này. Tuy nhiên, thay vì ăn ô liu sống, bạn nên mua các chất bổ sung oleuropein, nó là một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm có thể bảo vệ sức khỏe tim và não.
Có nhiều cách khác nhau để chế biến ô liu ngon miệng. Bạn có thể ngâm chúng trong nước ngọt để loại bỏ vị đắng, nhưng ngâm chúng trong nước mặn vài tuần hoặc thậm chí vài tháng hoặc đóng gói chúng trong muối được ưu tiên hơn. Những loại ô liu khác nhau yêu cầu thời gian ngâm nước muối khác nhau, vì vậy đây là một quá trình "nếm thử và xem". Cách nhanh nhất là hãy mua một lọ ô liu đã qua xử lý và có thể ăn được.
9. Nấm dại
Cần lưu ý là gần như không có loại nấm dại nào bạn có thể ăn sống. Vì thế nếu có nấm dại hãy nhờ người có kinh nghiệm xác định xem loại nấm đó có ăn được không, sau đó hãy nấu chín chúng trước khi ăn. Các loại nấm dại khác nhau cũng có cách chế biến khác nhau. Một số loại chất độc sẽ bị phân hủy dưới nhiệt độ cao. Để đảm bảo an toàn, hãy mua nấm hoang dã từ những người cung cấp đáng tin cậy và đáng tin cậy vì đó thực sự là một vấn đề sinh tử.
10. Thịt lợn
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh giun xoắn là các vấn đề về dạ dày như buồn nôn và nôn. Sau đó, ký sinh trùng sinh sản và con của chúng xâm nhập vào máu của bạn và biểu hiện các triệu chứng từ đau cơ đến đau mắt đỏ. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Các trường hợp nhiễm trùng roi Trichinosis đã giảm đáng kể do ngành công nghiệp thịt lợn đã có những thay đổi về an toàn toàn thân và nhận thức về nấu ăn đúng cách đã tăng lên.
Còn bệnh sán lợn thực sự tồi tệ hơn các bệnh giun xoắn. Người bị nhiễm bệnh có thể từ không có triệu chứng gì đến động kinh, gây co giật ở người. Tuy nhiên, bạn có nhiều cách để chế biến thịt lợn an toàn, từ nướng, luộc, xào, hấp... và thêm gia vị để có những bữa ăn ngon miệng.
Nếu đã đọc được bài viết này, bạn có thể cảm thấy như đang nắm cả mạng sống vào tay mình mỗi khi cầm đũa và bắt đầu ăn. Vì thế hãy là người cẩn trọng trong ăn uống.
Nguồn health.howstuffworks