10 quy định kỳ lạ tại các trường học Nhật Bản

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 1
Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước với những con người kỷ luật và tôn trọng người khác. Bạn có thể bắt gặp những lối sống điên rồ và phá cách trong manga và anime, nhưng cuộc sống thực ở Nhật Bản không giống như vậy. Nếu bạn thấy một ngôi sao Nhật Bản xinh đẹp và ăn mặc thời trang trên Instagram thì ở trường học là điều cấm kỵ. Trường học Nhật Bản chính là một xã hội thu nhỏ, ở đó mọi người phải tuân thủ những quy định được cho là "bất thường".

Tại sao những nội quy trường học lại được người Nhật đặc biệt coi trọng

Những quy định trường học có thể gây sốc cho bất cứ đứa trẻ nào chưa từng đến trường, thậm chí chúng làm cho học sinh trở nên căm ghét các giáo viên vì đã làm cho những đứa trẻ trở nên khốn khổ thay vì thúc đẩy chúng học hỏi và sáng tạo hơn. Tuy nhiên nếu bạn nghĩ đến những vấn đề về bạo lực học đường mà Nhật Bản phải đối mặt hàng thập kỷ trước thì những quy tắc này lại trở nên hợp lý giống như là một nền tảng để việc duy trì các thể chế ổn định trong môi trường giáo dục. Những quy tắc này đã trải qua một chặng đường dài để thử nghiệm và lựa chọn, tất nhiên những mặt trái là không thể tránh khỏi và phần lớn những thế hệ hiện đại có thể loại bỏ chúng ở một thời điểm phù hợp nào đó. Ở một mức độ nhất định, các quy tắc trường học đã giúp bảo vệ học sinh, giúp các phụ huynh yên tâm khi con cái mình đến trường. Tuy vậy, hãy đứng ở vị trí của những học sinh đang hằng ngày phải thực hiện những hành động tôn trọng quyền lực và tệ hại nhất là biến họ thành những "thây ma vô tâm". Còn đứng ở quyền con người thì việc hạn chế quyền tự do cá nhân là một hành vi phạm tội nghiêm trọng và do đó cần có biện pháp xử lý phù hợp.

10 quy định kỳ lạ tại các trường học Nhật Bản có thể khiến bạn bị "sốc"

1. Đồng phục học sinh là bắt buộc Đồng phục trường học tại Nhật Bản đã có mặt trong nhiều thập kỷ trước, và việc đến trường phải mặc đồng phục là một điều hiển nhiên với các học sinh Nhật Bản giống như việc phải ăn cơm, uống nước hằng ngày vậy. Đồng phục đóng một vai trò quan trọng trong bản sắc của các học sinh Nhật Bản, hầu hết các trường ở Nhật đều có một bộ đồng phục giống nhau cho học sinh, các nữ sinh mặc váy kẻ sọc trong khi các nam sinh mặc vest đen.
VNReview.vn
Bên cạnh đó, đồng phục cũng có những quy định riêng về độ dài của váy nữ sinh, nếu học sinh nào cố tình để váy bị ngắn quá (bằng cách gấp váy ở phần eo chẳng hạn) thì chúng sẽ bị phạt nếu bị phát hiện. Đối với quần áo lót, học sinh nữ bắt buộc phải luôn mặc áo lót màu trắng để tuân thủ "mức độ vệ sinh cao" ở trường. Các giáo viên nữ sẽ kiểm tra các nữ sinh bằng cách đưa họ vào một phòng riêng. 2. Luôn luôn phải đúng giờ giấc Người Nhật luôn tự hào về việc đúng giờ, không có gì là ngạc nhiên khi nó được coi trọng tại các trường học Nhật Bản. Nếu có một tình huống cấp bách cụ thể khiến học sinh đi muộn, nó phải cần được xác minh, nếu không học sinh không được vào trường. Kỷ luật về giờ giấc ăn sâu vào nhiều thế hệ đã làm cho học sinh Nhật Bản cũng trở thành người tôn trọng sự đúng giờ và có ý thức về thời gian, hầu hết các em đều luôn nỗ lực để đến trường đúng giờ. Không chỉ đến trường đúng giờ, nhiều học sinh còn ở lại trường sau giờ học để tham gia các hoạt động ngoại khóa và nhiều câu lạc bộ khác. 3. Không được mang đồ ăn từ nhà đến trường Học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Nhật không được mang bất cứ đồ ăn nào từ nhà đến trường, các em sẽ được ăn uống ở trường. Thực đơn ăn uống ở các trường học của Nhật cũng rất đa dạng, từ súp, cá... nhưng cũng tùy từng trường học và một điều nữa: học sinh sẽ bị phạt nếu không ăn hết khẩu phần.
VNReview.vn
So sánh với những nước phương Tây, khi học sinh sinh viên thường đến các quán để cà phê để mua đồ ăn trưa hoặc mang từ nhà, thì Nhật Bản không như vậy. Mọi trường học đều phải cung cấp thức ăn cho học sinh để không một em nào bỏ bữa, ngay cả khi các em có hoàn cảnh khó khăn. Điều này có vẻ lạ lùng đối với những người khác nhưng đó là điều tuyệt vời khi áp dụng cho các trường học ở Nhật Bản. Nhờ đó, sẽ không đứa trẻ nào bị đói khi ở trường, chúng sẽ có đủ năng lượng để học tập ở lớp và không bỏ bất cứ bữa ăn nào. Tuy nhiên đối với các học sinh trung học phổ thông, quy tắc này không còn được áp dụng, cho phép văn hóa "Bento" được phát huy, học sinh được mang những hộp cơm trưa nấu tại nhà đầy màu sắc, cách điệu và bổ dưỡng đến trường. 4. Tầm quan trọng của lời chào Văn hóa Nhật Bản cũng rất coi trọng lời chào, học sinh chào nhau cũng như chào giáo viên của họ. Mỗi sáng, khi bắt đầu tiết học đầu tiên, tất cả học sinh đều phải thực hiện nghi thức chào khi giáo viên bước vào lớp học. Một số trường học còn bắt đầu một ngày mới bằng một bài thiền cho học sinh và giáo viên, bằng cách đó để bắt đầu một ngày mới với năng lượng tích cực và sung mãn nhất, và hy vọng kéo dài trong suốt buổi học. 5. Học sinh sẽ tự học khi giáo viên vắng mặt, không có giáo viên dạy thay Một điều khá thú vị ở Nhật chính là khi giáo viên vắng mặt vì một lý do nào đó, sẽ không có giáo viên khác dạy thay. Thay vào đó, các học sinh sẽ tự làm bài tập và tiếp tục học mà không có sự hướng dẫn của giáo viên. Sự tự giác học mà không cần giám sát cho thấy học sinh Nhật Bản kỷ luật như thế nào. 6. Màu tóc đen là tiêu chuẩn
VNReview.vn
Trường học Nhật Bản không cho phép học sinh nhuộm tóc. Màu tóc đen được coi là tiêu chuẩn và nếu tóc tự nhiên của học sinh khác với màu đen thì họ buộc phải nhuộm thành màu đen hoặc xuất trình hình ảnh chứng minh rằng tóc của mình thực sự có màu khác với màu đen. 7. Tóc xoăn không được chấp nhận Không chỉ là vấn đề màu sắc, những nữ sinh có mái tóc xoăn tự nhiên được yêu cầu duỗi tóc để phù hợp với "thuần phong mỹ tục" ở trường học. Thậm chí, học sinh Nhật còn bị từ chối nhập cảnh nếu đầu tóc thiếu gọn gàng. Một số trường hợp sinh viên người Nhật gốc Phi bị buộc tội uốn tóc mặc dù đó là kết cấu tóc tự nhiên của họ. Một số trường học cấm nữ sinh buộc tóc đuôi ngựa vì sợ "kích thích" các học sinh nam cũng là một trong điều cấm đoán kỳ lạ ở nước Nhật. 8. Cấm đeo trang sức, phụ kiện hay trang điểm khi đến trường Học sinh bị cấm đeo bất kỳ đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, vòng cổ hay các phụ kiện như đồng hồ, băng đô đến trường, ngay cả khuyên tai cũng là điều cấm kỵ, vì chúng được xem là quá hào nhoáng. Các nhà chức trách còn nói rằng nếu học sinh ăn mặc hở hàng hoặc đeo phụ kiện bắt mắt, các em có thể gặp rắc rối hoặc tự gây nguy hại cho bản thân. Các nữ sinh còn không được phép trang điểm, sơn móng tay, cạo lông chân. 9. Không có mối quan hệ khác giới nào ở phạm vi trường học Các trường học Nhật Bản không cho phép bất kỳ hình thức quan hệ lãng mạn nào được thể hiện trong khuôn viên trường. Nhiều học sinh còn bị tra hỏi về việc họ có tỏ ra thân thiện với người khác phái hay không. Vì thế, thật không may cho những học sinh nào nảy sinh tình cảm với bạn bè ở trường bởi các mối quan hệ đều bị cấm tuyệt đối, và học sinh sẽ không thể thổ lộ tình cảm với "đối tượng" của mình ở trường học. Các giáo viên cũng rất ủng hộ quy tắc này vì cho rằng học sinh vẫn còn rất trẻ để suy nghĩ về các mối quan hệ. 10. Không có nhân viên vệ sinh, học sinh tự dọn dẹp
VNReview.vn
Lạ lùng là bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ một nhân viên vệ sinh nào ở các trường học Nhật Bản vì học sinh phải làm tất cả những công việc này. Tất cả học sinh đều có trách nhiệm như nhau trong việc dọn dẹp lớp học, phòng tắm, và thậm chí cả hành lang. Họ sẽ đảm bảo cho sàn nhà sạch, không có bụi và bảng phấn giáo viên cũng luôn sạch sẽ. Học sinh Nhật Bản được rèn luyện ý thức không chỉ giữ cho mình sạch sẽ mà còn giữ cho môi trường xung quanh của họ ngăn nắp.

Những quy tắc như vậy liệu có ảnh hưởng gì đến học sinh?

Một số ý kiến cho rằng mặc dù nhìn từ góc độ quản lý rộng hơn, các quy tắc này dường như có vẻ vô hại, nhưng nếu nhìn sâu vào bên trong, một số hàm ý cho thấy nó có hại hơn là lợi cho học sinh cũng như gia đình của các em. Vậy những ảnh hưởng tiêu cực ở đây là gì? Gánh nặng tài chính Nhiều gia đình Nhật vốn đã có cuộc sống khó khăn, giờ đây họ còn phải chi tiền để cho con cái họ mua các sản phẩm chăm sóc tóc để cho giữ được màu sắc đen và độ dài nhất định lâu dài. Những điều tưởng chừng như vô lý này lại dẫn đến sự căng thẳng cho các hộ gia đình Nhật. Đồng phục học sinh cũng có chung mức giá và nó có thể đắt đỏ đối với một số gia đình nghèo, các cha mẹ không có bất cứ lựa chọn nào ngoài việc phải mua đồng phục cho con em đến trường. Sự quấy rối và bắt nạt từ cả bạn bè và giáo viên Nhiều quy tắc nặng nề đến mức nghiêm trọng. Nếu những học sinh đã bị giáo viên đánh giá là nổi loạn và cho "vào tầm ngắm", họ sẽ phải chịu sự giám sát liên tục và ngay cả những hành vi vi phạm nhỏ cũng bị xử lý bằng hình phạt nghiêm khắc đối với những đứa trẻ này. Học sinh có cả một quãng thời gian dài đến trường và các quy tắc mà chúng phải tuân theo cũng sẽ tác động đến cuộc sống hiện nay và sau này của chúng. Mặc dù những người ở các nước khác sẽ thấy người Nhật luôn kỷ luật bởi vì từ nhỏ họ đã được dạy, tuy nhiên không có điều gì là không phải trả giá. Chúng có thể tạo ra những vết sẹo không thể mờ kể cả đối với những quy tắc được xem là bảo vệ cho học sinh. ***** Nhật Bản nói chung vốn đã có tỷ lệ ***** cao và bản thân các quy định của trường học cũng đủ để giết chết học sinh. Điều đáng buồn hơn là phụ huynh và nhà trường đôi khi coi nhẹ những căng thẳng và chấn thương tâm lý mà trẻ em đang phải gánh chịu. Những cái chết của học sinh liên quan đến những quy định trường học không phải là trường hợp hiếm gặp trên thế giới. Thanh thiếu niên muốn tự sống cuộc sống của họ, nhưng họ đã không được tôn trọng, và điều này còn kéo theo nhiều vấn đề hơn khi họ bước vào độ tuổi 20, 30 Vấn đề vi phạm nhân quyền Một số người cho rằng việc thực thi các quy tắc nghiêm ngặt như vậy có thể sẽ bóp chết hy vọng và ước mơ của học sinh, khiến các em có thể bị hành hạ và tổn thương suốt đời. Học sinh sau khi tốt nghiệp và dấn thân ra thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi từ nhỏ chúng phải sống trong các khuôn khổ như vậy. Nếu nói về vấn đề nhân quyền, có lẽ Nhật Bản nên nhìn vào những gì học sinh đang phải trải qua ở trường học. Hệ thống giáo dục có thể sẽ cần được thay đổi để bảo vệ sức khỏe tinh thần cho học sinh. Bên cạnh đó, đôi lúc giáo viên lại đóng vai trò cha mẹ và dạy học sinh như con cái của họ, điều đó càng khiến học sinh khó chịu. Mặc dù các quy tắc được coi là sự cản trở nghiêm trọng với quyền con người, nhưng Nhật Bản tin rằng việc thực hiện những quy tắc như vậy là để học sinh trở thành những cá nhân tốt, nếu không có thể chúng sẽ trở thành những kẻ phạm pháp. Hiện tòa án Nhật Bản không có có tiếng nói bằng hội đồng giáo dục ở trường học và có sẽ sẽ mất rất nhiều thời gian nữa mới mong có sự thay đổi hoặc các quy tắc này bị loại bỏ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top