10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu

nhhgiap

Pearl
Chúng ta đã quá quen với biến đổi khí hậu và hậu quả từ nó: lũ lụt, cháy rừng, mực nước biển dâng. Nhưng con người đang chứng minh khả năng phá hủy môi trường trên nhiều phương diện mà không thể thấy rõ được. Qua đó ngầm tuyên bố với vũ trụ không có gì có thể miễn nhiễm khỏi cuộc thử nghiệm vĩ đại của con người nhằm lấp đầy bầu khí quyển bằng khí nhà kính để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.
Dưới đây là danh sách những tác động của biến đổi khí hậu:

Ánh đất mờ dần

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/720896_7084...fc4bde7348d758897b9793a99de5&width=1080[/IMG]
Ánh đất là một thuật ngữ thiên văn ám chỉ khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời của một hành tinh trở lại không gian, được đo bằng cách quan sát độ sáng của các phần tối trên Mặt Trăng (phần mà Mặt Trời không chiếu tới).
Một nghiên cứu trong 2 thập kỷ về phép đo trên vừa được công bố vào tháng 8, đã đưa ra một kết luận bất ngờ: Trái Đất đang mất dần ánh đất. Điều này xảy ra vì các đám mây có chức năng phản chiếu bức xạ Mặt Trời xuống mặt nước biển ở khu vực Thái Bình Dương đang giảm dần, hậu quả từ biến đổi khí hậu và hiện tượng dao động mỗi thập kỷ trên Thái Bình Dương.
Khi hành tinh chúng ta mất đi những lớp lá chắn phản xạ lại bức xạ, khí nhà kính nhanh chóng tích tụ và khiến mọi thứ ấm lên.

Trôi dạt cực

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/589824_7084...ce792cee21194b5bee2d8e175efc&width=1080[/IMG]
Sử dụng dữ liệu vệ tinh từ sứ mệnh GRACE của NASA, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy các cực quay của Trái đất đang dịch chuyển với tốc độ chóng mặt, nhanh hơn 17 lần kể từ năm 2000 so với chuyển động vào năm 1981.
Nguyên nhân là do băng biến mất ngày càng nhanh ở Greenland và Nam Cực, đi kèm theo đó là mất nước ngầm. Trái Đất đang không quay trên quỹ đạo bình thường, thay vào đó nó chao đảo bất thường theo thời gian và chuyển dịch cực Bắc trong hầu hết thế kỷ 20 (mũi tên màu xanh lá cây chỉ hướng chuyển dịch).

Lớp vỏ Trái Đất cũng dịch chuyển

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/524288_7084...1c2b027aba917a1aaf0d24333fde&width=1080[/IMG]
Nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay đã sử dụng dữ liệu vệ tinh và mô hình để xem xét băng tan tác động như thế nào đến vỏ Trái đất. Hãy tưởng tượng nếu muốn giữ tờ giấy không xê dịch lung tung bạn phải dùng cái chặn giấy, băng cũng có vai trò giống vậy nhưng trên quy mô toàn bộ hành tinh. Tuy nhiên, băng tan khiến lớp vỏ Trái Đất xê dịch ngang dọc khắp nơi. Dù chỉ vài milimet mỗi năm nhưng ai biết được vị trí ta đứng trong 10 hay 20 năm nữa sẽ là ở đâu.

“Cổng địa ngục” xuất hiện

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/589824_7084...815bd28ad7c2301baa93bf67535e&width=1080[/IMG]
Nhờ biến đổi khí hậu giờ đây chúng ta đã biết lối vào địa ngục nằm ở đâu. Các nhà khoa học ghi nhận ngày càng nhiều miệng núi lửa xuất hiện ở lãnh nguyên Siberia, nghi ngờ là do khí dễ nổ tích tụ trong lớp băng vĩnh cửu. Tại sao lại xuất hiện những túi khí như vậy? Nhiệt độ tăng làm tan các lớp băng vĩnh cửu giàu khí metan, sau một thời gian tích tụ sẽ tạo ra túi khí, quá tải thì phát nổ. Nó đe dọa trực tiếp đến khu vực Bắc Cực, nghiêm trọng hơn là túi khí chứa rất nhiều khí metan và CO2 - loại khí nhà kính - khi phát nổ sẽ tạo ra bẫy bức xạ làm hành tinh chúng ta nóng lên.

Cua đang hóa khổng lồ

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/589824_7084...eb59b32eabf7393aac6b477b9713&width=1080[/IMG]
Đây có lẽ là thứ duy nhất làm chúng ta cảm thấy biến đổi khí hậu không quá xấu. Một nghiên cứu từ Washington Post năm 2013 thí nghiệm trong một bể nước được bơm đầy khí CO2 với vài con cua và con hàu bơi lội. Mọi thứ rất hài hòa lúc đầu nhưng sau đó con cua như hóa điên, dùng càng cạy vỏ hàu và ăn ngấu nghiến chúng. Sự gia tăng của khí carbon đang khiến cua, tôm trở nên háu ăn và phát triển lớn hơn. Vì vậy, đây có lẽ là thời điểm khá tuyệt vời để thưởng thức cua khổng lồ.

Những con sóng ở Bắc Cực đang xáo trộn những đám mây

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/524288_7084...5da72ef2a2357ef91d1f31fd5f3d&width=1080[/IMG]
Bắc Cực không còn xa lạ với biến đổi khí hậu. Nó đang ấm lên nhanh gấp gần ba lần so với phần còn lại của thế giới. Bắc Cực của quá khứ đã chết rồi, việc mặt biển ít băng hơn có nghĩa là mặt nước thoáng hơn. Do đó, các con sóng cũng có không gian hoạt động lớn hơn, thậm chí chúng còn tác động đến cả mây trên trời. Những sinh thể có kích thước siêu nhỏ được sóng bắn lên trời, gặp nhiệt độ thấp đông lại thành những tinh thể băng li ti. Đó chỉ là một trong vô số những thứ mà người ở Bắc Cực phải lo.

Trọng lực cũng là nạn nhân của con người

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/917504_7084...d81fab3807923252cbbe696c0780&width=1080[/IMG]
Mất băng và cạn kiệt nguồn nước ngầm lại một lần nữa khiến điều này xảy ra. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thông qua sử dụng vệ tinh ESA và họ phát hiện mất băng ở Tây Nam Cực là nguyên nhân thay đổi trọng lực. Hình ảnh trên hiển thị các trọng lực dị thường.

Mặt Trăng góp phần khiến biến đổi khí hậu tồi tệ hơn

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/720896_7084...f9c4d0a4a76767a50edea1b7cdc7&width=1080[/IMG]
Dường như sợ mọi thứ chưa đủ phức tạp, một đại diện từ ngoài vũ trụ tên Mặt Trăng đang khiến chúng ta có thêm một vấn đề phải đối phó. Một bài báo đăng trên tạp chí Nature Climate Change năm nay cho thấy rằng chúng ta đang bước vào chu kỳ 18,6 năm âm lịch khiến các đại dương dâng cao. Kết hợp với biến đổi khí hậu, mực nước biển càng nâng mạnh mẽ hơn. Hậu quả là vào năm 2030 loài người sẽ đón thêm những trận lụt và bão dọc theo bờ biển Bắc Mỹ.

Băng rung chuyển nhiều hơn

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/917504_7084...f40ee8af6e89af9def9d5dfdba85&width=1080[/IMG]
Động đất có từ thế kỷ 20 và hiện nay chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của những trận động đất gây ra bởi quá trình di chuyển băng từ Alaska đến Nam Cực. Biến đổi khí hậu tác động từ sông băng trên núi đến thềm băng ở Nam Cực, chu kỳ đóng băng - tan băng mất ổn định hay sự sụp đổ của những khối băng cũng là nguyên nhân. Nghiên cứu về lĩnh vực này giúp dự đoán số phận của thềm băng cũng như tác động của biến đổi khí hậu.

Sông thay “màu áo”

[IMG alt="
10 tác động kỳ lạ của biến đổi khí hậu"]https://cdn.vnreview.vn/851968_7084...742f863a1a18457e9c4dc8ae6a9c&width=1080[/IMG]
Những con sông ở Mỹ không còn như trước đây. Ngoài việc bị tàn phá bởi hạn hán, các nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay cho thấy một phần ba số sông ở Hoa Kỳ đã đổi màu. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh từ năm 1984 đến 2018 để lập danh mục các con sông trên khắp đất nước với chiều dài hơn 2 km.
Kết quả cho thấy những thay đổi lớn đang diễn ra bao gồm dòng chảy nông nghiệp, hướng dòng chảy của sông cũng như nhiệt độ nước tăng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý việc con sông đổi màu không đồng nghĩa chúng đang suy thoái trước mắt chúng ta.
Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top