cpsmartyboy
Pearl
Vẫn còn khá nhiều điều mà chúng ta chưa thể biết về đại dịch Covid-19.
Trong suốt hai năm qua, chúng ta đã biết khá nhiều điều về virus SARS-CoV2 và cách chống dịch. Nhưng rõ ràng con người vẫn chưa thể biết tường tận về virus gây ra đại dịch lần này, khả năng bảo vệ của vắc-xin ra sao và nguồn gốc chính xác của Covid-19.
Vào tháng 12/2019, một nhóm người ở Vũ Hán, Trung Quốc bắt đầu có những triệu chứng bệnh lạ nghi là viêm phổi không rõ nguyên nhân. Sau đó họ được xác định là Covid-19 và hiện giờ dịch bệnh này đã có mặt trên khắp thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 280 triệu ca nhiễm và khoảng 5,4 triệu ca tử vong.
Kể từ đó, những tiến bộ chống lại SARS-CoV-2 ngày một nhiều và cũng đến rất nhanh chóng. Nhiều loại vắc xin có công hiệu tốt xuất hiện chỉ sau một năm, nhanh hơn nhiều so với thời gian phát triển thông thường từ 4 đến 10 năm. Pfizer mới đây đã Cơ quan dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đối với loại thuốc kháng virus có tên Paxlovid. Theo gã khổng lồ phẩm Mỹ, loại thuốc này có thể giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do COVID-19 lên tới 89%.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã khám phá ra nhiều điều về Covid-19 và hiện có thể nhanh chóng xác định các đột biến, giống như những đột biến được tìm thấy trong các biến thể Delta và Omicron.
Tuy nhiên hai năm trôi qua, Mỹ đã vượt mốc 800.000 ca tử vong do Covid-19 và hàng chục triệu ca nhập viện, trong khi đó các nhà khoa học vẫn đang vật lộn để trả lời một số câu hỏi lớn nhất.
Gigi Gronvall, một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins chia sẻ, tuổi tác chắc chắn là mối tương quan lớn nhất đối với các ca bệnh nặng. Nhưng đã có những người 29 tuổi chết, những trẻ em đã chết dù tất cả các dấu hiệu cho thấy họ đáng lẽ chỉ gặp những triệu chứng rất nhẹ.
Các nhà khoa học cũng đang cố gắng giải quyết vấn đề liên quan đến biến chứng của Covid-19 sau khi khỏi bệnh. Đó là một loạt các triệu chứng kéo dài, bao gồm mệt mỏi, khó thở, khó tập trung, lo lắng, trầm cảm và danh sách này sẽ còn tiếp tục thay đổi. Mặc dù vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được hé lộ.
Bob Wachter, chủ nhiệm khoa y tại Đại học California, San Francisco nhấn mạnh: “Sau hai năm, chúng tôi không hiểu nhiều về các triệu chứng hậu Covid-19 và không biết sự phổ biến của nó với chủng Omicron sau khi tiêm chủng. Đó vẫn là một khó khăn đối với hàng triệu người và là một mối lo lắng đối với tôi khi nghĩ về viễn cảnh bị nhiễm biến chủng omicron ở thể nhẹ.
Gronvall cho hay: “Trong khi một số triệu chứng chung như mất khứu giác và vị giác, ít xuất hiện hơn với Omicron, chúng ta không biết liệu những người có biến thể đó có bị Covid-19 kéo dài hay không”.
Theo CDC, mặc dù các nhà khoa học đã nghiên cứu vắc xin mRNA trong nhiều thập kỷ nhưng đây là lần đầu tiên chúng được thương mại hóa trước cho công chúng. Các nhà khoa học đang tiếp tục thu thập thông tin về mức độ hiệu quả của loại vắc-xin này và thời gian phát huy hiệu quả cao nhất của chúng trước khi suy giảm là bao lâu.
Gronvall chia sẻ: “Chúng tôi chắc chắn vẫn đang kiên trì tìm ra điều đó. Chúng tôi nhận thấy rằng, khả năng bảo vệ sẽ giảm đi sớm hơn 6 tháng và đó là lý do tại sao các nhà chức trách khuyến nghị tiêm mũi tăng cường vào tháng thứ 6 sau khi tiêm mũi gần nhất”.
Khi các biến thể mới như Omicron bắt đầu lây lan, nhiều người lo ngại không biết các mũi tiêm tăng cường có đủ bảo vệ chúng ta trong một thời gian dài hay không.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vắc xin Pfizer và Moderna kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa biến chủng chủng Omicron so với các biến thể Covid-19 trước đó. Các loại vắc xin khác, bao gồm cả loại của Johnson & Johnson, AstraZeneca và những loại được sản xuất tại Nga và Trung Quốc, thậm chí còn ít tác dụng hơn trong ngăn ngừa sự lây nhiễm của biến thể Omicron.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tại Trường Y Harvard xác nhận, những người được tiêm chủng đầy đủ ít có nguy cơ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong.
Gronvall nói: “Đó không phải là tình huống xấu nhất khi vắc-xin không đem lại hiệu quả phòng chống. Trong phòng thí nghiệm, vắc xin cung cấp ít khả năng bảo vệ hơn. Điều đó dường như đã xảy ra trong thực tế nhưng chúng tôi chưa thể đối chiếu trong thế giới thực”.
Theo WHO, Covid-19 đã biến đổi thành 5 "biến thể đáng lo ngại" chỉ trong vòng 2 năm qua. Mức độ lo ngại dựa trên mức độ nghiêm trọng, hiệu quả của các biện pháp đối phó y tế và khả năng lây lan từ người sang người của biến chủng mới.
Các biến thể alpha, beta và gamma đều bị hạ cấp xuống "các biến thể đang được theo dõi" vào tháng 9, trong khi Delta và Omicron vẫn được coi là các biến thể cần quan tâm. Mới đây các quan chức y tế liên bang Mỹ tuyên bố biến thể Omicron là chủng virus nổi trội ở Mỹ, chiếm gần 3/4 số ca nhiễm mới. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy tác động của omicron có thể ít nghiêm trọng hơn delta nhưng làm tăng gấp đôi tỷ lệ nhập viện so với chủng alpha ban đầu và cũng dễ lây lan hơn nhiều.
Các quan chức y tế cảnh báo đại dịch càng kéo dài và một bộ phận người dân vẫn chưa được tiêm chủng thì virus càng có nhiều thời gian để lây lan và đột biến. Trong khi các nhà nghiên cứu có thể nhanh chóng lập bản đồ và xác định các biến thể thì họ vẫn cần thời gian để xem mức độ nguy hiểm của một chủng virus mới thông qua việc thu thập dữ liệu về số lần nhập viện và tử vong.
Gronvall chia sẻ: “Chúng ta chưa giỏi trong việc xem xét các biến thể mới và dự đoán điều đó có ý nghĩa như thế nào trong thế giới thực. Chúng ta có những công cụ tốt hơn để đọc tài liệu di truyền và xác định khi nào các biến thể xuất hiện. Nhưng chúng tôi không thể đọc chúng như một cuốn sách”.
Theo nhiều nguồn, bao gồm cả một nghiên cứu vào tháng 6/2021 trên tạp chí Scientific Reports, ngôi chợ này cũng buôn bán cả các loài động vật ngoại lai làm vật nuôi và thức ăn, bao gồm lửng, nhím gai, cầy hương và nhím.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng SARS-CoV-2 bị phát tán từ phòng thí nghiệm. Đó có thể là một loại virus chưa từng được biết đến trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn về nguồn gốc của virus SARS-CoV2.
Những gì chúng ta biết cho tới năm thứ ba sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát là việc cần tiếp tục đeo khẩu trang và tiêm vắc-xin để ngăn nguy cơ nhiễm Covid-19.
Nguồn: Cnet
Vào tháng 12/2019, một nhóm người ở Vũ Hán, Trung Quốc bắt đầu có những triệu chứng bệnh lạ nghi là viêm phổi không rõ nguyên nhân. Sau đó họ được xác định là Covid-19 và hiện giờ dịch bệnh này đã có mặt trên khắp thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 280 triệu ca nhiễm và khoảng 5,4 triệu ca tử vong.
Kể từ đó, những tiến bộ chống lại SARS-CoV-2 ngày một nhiều và cũng đến rất nhanh chóng. Nhiều loại vắc xin có công hiệu tốt xuất hiện chỉ sau một năm, nhanh hơn nhiều so với thời gian phát triển thông thường từ 4 đến 10 năm. Pfizer mới đây đã Cơ quan dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đối với loại thuốc kháng virus có tên Paxlovid. Theo gã khổng lồ phẩm Mỹ, loại thuốc này có thể giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do COVID-19 lên tới 89%.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã khám phá ra nhiều điều về Covid-19 và hiện có thể nhanh chóng xác định các đột biến, giống như những đột biến được tìm thấy trong các biến thể Delta và Omicron.
Tuy nhiên hai năm trôi qua, Mỹ đã vượt mốc 800.000 ca tử vong do Covid-19 và hàng chục triệu ca nhập viện, trong khi đó các nhà khoa học vẫn đang vật lộn để trả lời một số câu hỏi lớn nhất.
Tại sao Covid-19 lại làm cho một số người bị bệnh nặng hơn và kéo dài hơn?
Chúng ta biết SARS-CoV2 gây ra các triệu chứng từ đau đầu, sốt, mất phương hướng đến buồn nôn, thậm chí mất vị giác hoặc khứu giác. Trong khi các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu những người có nhiều khả năng bị ảnh hưởng theo cách này nhưng họ vẫn đang thiếu câu trả lời về lý do tại sao một số người mắc bệnh nghiêm trọng, còn một số khác thì không.Gigi Gronvall, một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins chia sẻ, tuổi tác chắc chắn là mối tương quan lớn nhất đối với các ca bệnh nặng. Nhưng đã có những người 29 tuổi chết, những trẻ em đã chết dù tất cả các dấu hiệu cho thấy họ đáng lẽ chỉ gặp những triệu chứng rất nhẹ.
Bob Wachter, chủ nhiệm khoa y tại Đại học California, San Francisco nhấn mạnh: “Sau hai năm, chúng tôi không hiểu nhiều về các triệu chứng hậu Covid-19 và không biết sự phổ biến của nó với chủng Omicron sau khi tiêm chủng. Đó vẫn là một khó khăn đối với hàng triệu người và là một mối lo lắng đối với tôi khi nghĩ về viễn cảnh bị nhiễm biến chủng omicron ở thể nhẹ.
Gronvall cho hay: “Trong khi một số triệu chứng chung như mất khứu giác và vị giác, ít xuất hiện hơn với Omicron, chúng ta không biết liệu những người có biến thể đó có bị Covid-19 kéo dài hay không”.
Khả năng miễn dịch từ vắc-xin sẽ kéo dài bao lâu với các biến thể như Omicron?
Vắc xin Covid-19 đầu tiên được đưa vào sử dụng cách đây một năm ở Mỹ và hai loại hiệu quả nhất ở Mỹ là sản phẩm của Moderna và Pfizer/BioNTech. Vắc xin này sử dụng Messenger RNA (mRNA) để dạy các tế bào của con người cách tạo ra một loại protein để kích hoạt phản ứng miễn dịch với virus SARS-CoV2.Theo CDC, mặc dù các nhà khoa học đã nghiên cứu vắc xin mRNA trong nhiều thập kỷ nhưng đây là lần đầu tiên chúng được thương mại hóa trước cho công chúng. Các nhà khoa học đang tiếp tục thu thập thông tin về mức độ hiệu quả của loại vắc-xin này và thời gian phát huy hiệu quả cao nhất của chúng trước khi suy giảm là bao lâu.
Khi các biến thể mới như Omicron bắt đầu lây lan, nhiều người lo ngại không biết các mũi tiêm tăng cường có đủ bảo vệ chúng ta trong một thời gian dài hay không.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vắc xin Pfizer và Moderna kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa biến chủng chủng Omicron so với các biến thể Covid-19 trước đó. Các loại vắc xin khác, bao gồm cả loại của Johnson & Johnson, AstraZeneca và những loại được sản xuất tại Nga và Trung Quốc, thậm chí còn ít tác dụng hơn trong ngăn ngừa sự lây nhiễm của biến thể Omicron.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tại Trường Y Harvard xác nhận, những người được tiêm chủng đầy đủ ít có nguy cơ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong.
Gronvall nói: “Đó không phải là tình huống xấu nhất khi vắc-xin không đem lại hiệu quả phòng chống. Trong phòng thí nghiệm, vắc xin cung cấp ít khả năng bảo vệ hơn. Điều đó dường như đã xảy ra trong thực tế nhưng chúng tôi chưa thể đối chiếu trong thế giới thực”.
Sẽ có nhiều biến thể hơn như Delta và Omicron trong tương lai?
Virus liên tục đột biến. Theo CDC, đôi khi những đột biến này tạo ra các các chủng bệnh mới xuất hiện một cách nhanh chóng nhưng cũng biến mất một cách chóng vánh. Nhưng dù là biến thể nào đi chăng nữa, chúng cũng khá nguy hiểm vì có tốc độ lây nhiễm và rủi ro các ca bệnh nặng gia tăng.Theo WHO, Covid-19 đã biến đổi thành 5 "biến thể đáng lo ngại" chỉ trong vòng 2 năm qua. Mức độ lo ngại dựa trên mức độ nghiêm trọng, hiệu quả của các biện pháp đối phó y tế và khả năng lây lan từ người sang người của biến chủng mới.
Các quan chức y tế cảnh báo đại dịch càng kéo dài và một bộ phận người dân vẫn chưa được tiêm chủng thì virus càng có nhiều thời gian để lây lan và đột biến. Trong khi các nhà nghiên cứu có thể nhanh chóng lập bản đồ và xác định các biến thể thì họ vẫn cần thời gian để xem mức độ nguy hiểm của một chủng virus mới thông qua việc thu thập dữ liệu về số lần nhập viện và tử vong.
Gronvall chia sẻ: “Chúng ta chưa giỏi trong việc xem xét các biến thể mới và dự đoán điều đó có ý nghĩa như thế nào trong thế giới thực. Chúng ta có những công cụ tốt hơn để đọc tài liệu di truyền và xác định khi nào các biến thể xuất hiện. Nhưng chúng tôi không thể đọc chúng như một cuốn sách”.
Covid-19 đến từ đâu?
Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn Covid-19 đến từ đâu. Phần lớn các giả thuyết cho rằng, virus đã nhảy từ động vật sang người. Những ca bệnh nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận ở Vũ Hán. Đó là những người làm việc hoặc sống gần chợ buôn bán hải sản Huanan, một chợ ẩm thực ngoài trời chuyên bán thịt bò, gia cầm, cá và nông sản tươi sống.Theo nhiều nguồn, bao gồm cả một nghiên cứu vào tháng 6/2021 trên tạp chí Scientific Reports, ngôi chợ này cũng buôn bán cả các loài động vật ngoại lai làm vật nuôi và thức ăn, bao gồm lửng, nhím gai, cầy hương và nhím.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng SARS-CoV-2 bị phát tán từ phòng thí nghiệm. Đó có thể là một loại virus chưa từng được biết đến trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn về nguồn gốc của virus SARS-CoV2.
Những gì chúng ta biết cho tới năm thứ ba sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát là việc cần tiếp tục đeo khẩu trang và tiêm vắc-xin để ngăn nguy cơ nhiễm Covid-19.
Nguồn: Cnet