WHO cảnh báo có tới 1/4 dân số thế giới có thể sẽ gặp các vấn đề về thính giác vào năm 2050.
Báo cáo toàn cầu đầu tiên về thính giác của WHO cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như nhiễm trùng, bệnh tật, dị tật bẩm sinh, phơi nhiễm tiếng ồn và lối sống. Theo báo cáo, 20% người dân trên toàn thế giới hiện có vấn đề về thính giác. Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo, số người bị ảnh hưởng về thính lực có thể tăng hơn 1,5 lần trong 3 thập kỷ tới, lên 2,5 tỷ người, so với 1,6 tỷ người vào năm 2019.
Trong số 2,5 tỷ người bị ảnh hưởng về thính lực vào năm 2050, 700 triệu người sẽ bị ảnh hượng nghiêm trọng, cần có các liệu pháp điều trị chuyên sâu, so với 430 triệu người vào năm 2019.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về thính giác là do người dân thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi có ít chuyên gia có khả năng điều trị các căn bệnh này. Có tới gần 80% người khiếm thính sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và hầu hết bệnh nhân không nhận được sự hỗ trợ y tế cần thiết. Báo cáo cho biết, ngay cả ở những nước giàu với cơ sở vật chất tốt hơn, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc cũng không được đồng đều.
Thực trạng thiếu kiến thức, thông tin của người dân và sự kỳ thị đối với người mắc bệnh về tai và suy giảm thính lực cũng ảnh hưởng đến việc bệnh nhân nhận được sự chăm sóc cần thiết.
Báo cáo đề xuất một gói biện pháp bao gồm các sáng kiến
y tế cộng đồng như giảm tiếng ồn trong không gian công cộng, tăng cường tiêm chủng các bệnh lý có thể gây mất thính lực như viêm màng não. Bên cạnh đó, báo cáo khuyến nghị thực hiện khám sàng lọc một cách có hệ thống nhằm phát hiện bệnh kịp thời vào những giai đoạn quan trọng. Báo cáo cho biết, 60% số ca khiếm thính ở trẻ em có thể được ngăn ngừa được.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong báo cáo: "Ước tính, cần khoảng 1.000 tỷ USD Mỹ mỗi năm để giải quyết tình trạng mất thính lực. Mặc dù gánh nặng tài chính là rất lớn nhưng điều không thể định lượng được là việc người dân bị mất đi khả năng giao tiếp, giáo dục và tương tác xã hội do tình trạng mất thính lực không được khắc phục".
Báo cáo toàn cầu đầu tiên về thính giác của WHO cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như nhiễm trùng, bệnh tật, dị tật bẩm sinh, phơi nhiễm tiếng ồn và lối sống. Theo báo cáo, 20% người dân trên toàn thế giới hiện có vấn đề về thính giác. Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo, số người bị ảnh hưởng về thính lực có thể tăng hơn 1,5 lần trong 3 thập kỷ tới, lên 2,5 tỷ người, so với 1,6 tỷ người vào năm 2019.
Trong số 2,5 tỷ người bị ảnh hưởng về thính lực vào năm 2050, 700 triệu người sẽ bị ảnh hượng nghiêm trọng, cần có các liệu pháp điều trị chuyên sâu, so với 430 triệu người vào năm 2019.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về thính giác là do người dân thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi có ít chuyên gia có khả năng điều trị các căn bệnh này. Có tới gần 80% người khiếm thính sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và hầu hết bệnh nhân không nhận được sự hỗ trợ y tế cần thiết. Báo cáo cho biết, ngay cả ở những nước giàu với cơ sở vật chất tốt hơn, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc cũng không được đồng đều.
Thực trạng thiếu kiến thức, thông tin của người dân và sự kỳ thị đối với người mắc bệnh về tai và suy giảm thính lực cũng ảnh hưởng đến việc bệnh nhân nhận được sự chăm sóc cần thiết.
Báo cáo đề xuất một gói biện pháp bao gồm các sáng kiến
y tế cộng đồng như giảm tiếng ồn trong không gian công cộng, tăng cường tiêm chủng các bệnh lý có thể gây mất thính lực như viêm màng não. Bên cạnh đó, báo cáo khuyến nghị thực hiện khám sàng lọc một cách có hệ thống nhằm phát hiện bệnh kịp thời vào những giai đoạn quan trọng. Báo cáo cho biết, 60% số ca khiếm thính ở trẻ em có thể được ngăn ngừa được.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong báo cáo: "Ước tính, cần khoảng 1.000 tỷ USD Mỹ mỗi năm để giải quyết tình trạng mất thính lực. Mặc dù gánh nặng tài chính là rất lớn nhưng điều không thể định lượng được là việc người dân bị mất đi khả năng giao tiếp, giáo dục và tương tác xã hội do tình trạng mất thính lực không được khắc phục".