3 cách sử dụng CCCD gắn chip để xác minh thông tin cá nhân

Cục Cảnh sát QLHC về TTXH hướng dẫn tổ chức, cá nhân, thực hiện các phương thức sử dụng thông tin công dân thay cho xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Sau đây là những cách mà bạn có thể thực hiện bằng thẻ CCCD gắn chip.

1. Sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú

Khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014 quy định, CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác.
3 cách sử dụng CCCD gắn chip để xác minh thông tin cá nhân

2. Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD gắn chip

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QRCode (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QRCode trên thẻ CCCD. Các thông tin gồm: Số CCCD; số CMND 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp CCCD.

3. Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ CCCD

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chip trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH nghiên cứu kết hợp sản xuất.

>>>7 trường hợp này bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top