Cảnh giác với 3 loại thực phẩm tuy không ngọt nhưng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường rất cao.
Đái tháo đường là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo số liệu ước tính năm 2017 của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), cứ mỗi 6 giây trên thế giới sẽ có 1 người tử vong vì căn bệnh này.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết vẫn còn rất nhiều người hiểu sai về căn bệnh đáng sợ này. Trong đó phổ biến nhất là kiến thức về các biến chứng của đái tháo đường và nguyên nhân gây bệnh.
Không ít người cho rằng chỉ khi ăn đồ ăn có vị ngọt, có nhiều đường mới gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường, thực chất điều này là sai. Có 3 loại thực phẩm không ngọt nhưng là 1 trong những nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường mà bạn nên hạn chế ăn, bao gồm:
1. Tinh bột hoặc ngũ cốc tinh chế
Trong quá trình sản xuất các loại ngũ cốc tinh chế, phần lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein trong hạt ngũ cốc bị mất đi. Kết quả là các loại ngũ cốc tinh chế có chỉ số đường huyết cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Tinh bột được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều phân tử đường và chúng được gọi là carbohydrate phức tạp. Đặc biệt là các loại tinh bột tinh chế càng khiến bạn dễ bị đái tháo đường hơn. Phổ biến như bánh mì trắng, bánh quy, gạo trắng, mì trắng, và bất cứ thứ gì làm bằng bột mì trắng như bún, miến, bánh bao…
Tinh bột tinh chế gây ảnh hưởng tới kiểm soát lượng đường trong máu. Khi ăn các loại thực phẩm này, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, sản xuất insulin ở tuyến tụy và việc hấp thụ đường sẽ giảm làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh đái tháo đường.
2. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến để phục vụ nhu cầu của con người trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, dù bận rộn đến mấy, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều để tránh nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Còn với bệnh nhân đái tháo đường, tốt nhất là nên tránh xa nếu không muốn tự cắt ngắn tuổi thọ của mình.
Các loại thực phẩm đã qua chế biến như giăm bông, xúc xích, thịt xông khói, thịt lợn muối và thịt bò bắp... chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và nhiều loại hóa chất có hại cùng các thành phần khác. Tuy rằng tiện lợi và ngon miệng nhưng nó dẫn đến bệnh béo phì, đái tháo đường, gout, ung thư và nhiều bệnh tật nguy hiểm khác.
Đặc biệt, ăn nhiều loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, nam khoa ở cả nam và nữ. Thậm chí còn tăng khả năng vô sinh, sảy thai và dị tật, biến chứng thai kỳ nếu ăn thường xuyên.
3. Thịt và chế phẩm sữa giàu chất béo
Các loại thịt và sản phẩm từ sữa giàu chất béo là nguồn cung cấp dồi dào chất béo bão hòa, đây là 1 loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim.
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày. Họ cho rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng gây bệnh đái tháo đường.
Những loại thịt chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm thịt bò thăn, cừu, nội tạng động vật, sườn lợn, thịt gia cầm sẫm màu, gà rán và các loại chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, các loại thịt nguội. Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo bao gồm sữa nguyên kem, kem sữa béo, kem tươi, bơ và pho mát…
Để cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, cần kết hợp một lượng vừa phải các nguồn chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống hàng ngày, ví dụ như các loại hạt và dầu ô liu.
Theo Suckhoedoisong
Đái tháo đường là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo số liệu ước tính năm 2017 của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), cứ mỗi 6 giây trên thế giới sẽ có 1 người tử vong vì căn bệnh này.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết vẫn còn rất nhiều người hiểu sai về căn bệnh đáng sợ này. Trong đó phổ biến nhất là kiến thức về các biến chứng của đái tháo đường và nguyên nhân gây bệnh.
Không ít người cho rằng chỉ khi ăn đồ ăn có vị ngọt, có nhiều đường mới gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường, thực chất điều này là sai. Có 3 loại thực phẩm không ngọt nhưng là 1 trong những nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường mà bạn nên hạn chế ăn, bao gồm:
1. Tinh bột hoặc ngũ cốc tinh chế
Trong quá trình sản xuất các loại ngũ cốc tinh chế, phần lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein trong hạt ngũ cốc bị mất đi. Kết quả là các loại ngũ cốc tinh chế có chỉ số đường huyết cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Tinh bột tinh chế gây ảnh hưởng tới kiểm soát lượng đường trong máu. Khi ăn các loại thực phẩm này, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, sản xuất insulin ở tuyến tụy và việc hấp thụ đường sẽ giảm làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh đái tháo đường.
2. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến để phục vụ nhu cầu của con người trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, dù bận rộn đến mấy, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều để tránh nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Còn với bệnh nhân đái tháo đường, tốt nhất là nên tránh xa nếu không muốn tự cắt ngắn tuổi thọ của mình.
Đặc biệt, ăn nhiều loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, nam khoa ở cả nam và nữ. Thậm chí còn tăng khả năng vô sinh, sảy thai và dị tật, biến chứng thai kỳ nếu ăn thường xuyên.
3. Thịt và chế phẩm sữa giàu chất béo
Các loại thịt và sản phẩm từ sữa giàu chất béo là nguồn cung cấp dồi dào chất béo bão hòa, đây là 1 loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim.
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày. Họ cho rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng gây bệnh đái tháo đường.
Để cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, cần kết hợp một lượng vừa phải các nguồn chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống hàng ngày, ví dụ như các loại hạt và dầu ô liu.
Theo Suckhoedoisong