4 thảm họa công nghệ lớn nhất năm 2022: bài học từ những thất bại

2022 quả là một năm "thảm họa" trong giới công nghệ trên toàn cầu với những sự kiện đầy bất ngờ, từ những thương vụ chuyển nhượng hàng chục tỷ đô, đến những làn sóng sa thải trên quy mô lớn...và như chúng ta vẫn thường nói, những thảm họa và sự thất bại luôn mang đến những bài học "để đời", hãy điểm lại những sự kiện này để xem chúng ta học được những gì?

1. Hỗn loạn ở Twitter sau khi Elon Musk lên làm chủ

4 thảm họa công nghệ lớn nhất năm 2022: bài học từ những thất bại
Hàng nghìn nhân viên Twitter bị sa thải sau khi Elon Musk lên làm chủ
Những cái tên lớn như Facebook, Instagram, YouTube và TikTok đều đã trải qua những thách thức lớn trong vài năm qua, từ những vướng mắc riêng tư đến những tranh cãi chính trị hay những lo ngại về quyền dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, sự kiện chuyển nhượng Twitter cho Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk mới là một "cơn địa chấn".
Musk hoàn tất việc mua lại mạng xã hội này với giá 44 tỷ đô la vào ngày 27 tháng 10, và một tháng sau đó là những "cuộc thảm sát" liên tục và có lẽ như nhiều người vẫn nói "những điều xấu nhất" không muốn xảy ra cũng đã xảy ra rồi. Musk đã sa thải một nửa số nhân viên (khoảng 3.700) ở Twitter rồi sau đó lại thuê lại một số người trong số họ khi nhận ra cần phải có ai đó tiếp tục duy trì hoạt động.
Musk cũng không hề giấu diếm tình hình kinh doanh của công ty, yêu cầu nhân viên cần phải chăm chỉ, chịu khổ hơn nữa. Những áp đặt khó tính của ông chủ mới khiến cho 1.200 kỹ sư và nhân viên chủ chốt khác phải rời bỏ công ty. Musk còn cảnh báo công ty có thể phá sản bất cứ lúc nào.

2. Sự sụp đổ của tiền điện tử khiến nhiều người choáng váng

4 thảm họa công nghệ lớn nhất năm 2022: bài học từ những thất bại
Đó cũng là lời nhắc nhở cho những nhà đầu tư rằng kiếm tiền chưa bao giờ là dễ dàng cả. Vào đầu năm nay, chúng ta vẫn còn mơ hồ về khái niệm NFT - tài sản ảo. Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đang "bay cao" và FTX vẫn chưa phải là một cái tên quen thuộc.
Tuy nhiên, trong tháng vừa rồi, sàn giao dịch tiền điện tử tập trung hàng đầu FTX đã "toang" thực sự khi đối thủ Binance từ bỏ kế hoạch mua lại nó. Chỉ trong 2 ngày, Sam Bankman-Fried, CEO sàn FTX, từ tỷ phú tiền điện tử phải đối mặt với khoản nợ hàng tỷ đô.
Các cuộc điều tra lớn đã diễn ra sau đó và người ta đã phát hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản và những rủi ro cuối cùng đã đến giới hạn cuối cùng. Tiền điện tử đã kết thúc giống như cách mà nó đã bắt đầu. Đó cũng là một lời nhắc nhở rằng đã là cái gì "ảo" thì đều không được đảm bảo, bất chấp sự thăng hoa của nó trong vài năm qua.

3. Mark Zuckerberg đang quá hão huyền về Metaverse

4 thảm họa công nghệ lớn nhất năm 2022: bài học từ những thất bại
Metaverse có thể sẽ là thế giới tương lai, nhưng bây giờ thì chưa. Cách đây hơn 1 năm, Facebook đã hợp đầu tư lớn vào Metaverse và đổi tên thành Meta để chiều lòng CEO Mark Zuckerberg đối với nền tảng ảo mới, bất chấp những tranh cãi và những gánh nặng mà công ty đang phải gánh chịu.
Trên thực tế có một thời gian Meta đã rất khởi sắc và những xu hướng ăn theo nó đã được hưởng lợi, chẳng hạn như việc bán các sản phẩm dùng cho thế giới ảo. Có lẽ nó cũng trùng hợp với giai đoạn nhân loại đang đối mặt với đại dịch, phải khóa cửa ở nhà và lúc đó thực tế ảo trở nên hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên "đường dài mới biết ngựa hay", càng ngày Metaverse càng cho thấy nó đã không thành công như mong đợi và Meta đã thấm dần được nỗi đau. Khoản đầu tư khổng lồ không thành công trong tình hình hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi của công ty đang chững lại trong một nền kinh tế suy yếu. Kết quả là Meta phải cắt giảm 11.000 nhân viên, tương đương 13% tổng lực lượng lao động.

4. Sự "chết yểu" của những sản phẩm nổi tiếng

4 thảm họa công nghệ lớn nhất năm 2022: bài học từ những thất bại
Google Stadia ra mắt cách đây hai năm với mục tiêu được cho là nhằm định nghĩa lại cách chúng ta chơi game. Nhưng Google đã nhanh chóng cho nó "nghỉ hưu non". Trên thực tế thì dịch vụ này chạy khá ổn, đặc biệt là khi các game thủ quan tâm nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch nhưng nó đã gặp những trục trặc kỹ thuật cốt yếu, lại thêm không được phía Google quan tâm đầu tư.
Spotify's Car Thing cũng là một sản phẩm khác có số phận ngắn ngủi, đó là một phụ kiện dùng cho ô tô được ra mắt vào năm 2021 nhưng mãi đến tháng 2 đầu năm 2022 mới được tung ra thị trường. Nhưng chỉ 5 tháng sau đó, sản phẩm này có doanh số bán hàng thấp do chịu ảnh hưởng từ phía Spotify.
Hay Amazon Glow là sự kết hợp giữa máy tính bảng và máy chiếu được thiết kế để kết nối trẻ em với người thân, số phận không khá hơn Car Thing là bao, chỉ tồn tại đúng 6 tháng rồi "chết yểu".

>>>iPhone sẽ dùng chip sản xuất từ nhà máy tỷ đô ở Mỹ từ năm 2024
Nguồn Cnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top